Ubnd huyệN ĐÔng triều phòng giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 56.39 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích56.39 Kb.
#26430


UBND HUYỆN ĐÔNG TRIỀU

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 850 / PGD&ĐT

V/v: Hướng dẫn đánh giá công tác

tổ chức quản lý và hoạt động TTHTCĐ



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Đông Triều, ngày 27 tháng 12 năm 2012


Kính gửi: Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn

trên địa bàn huyện.
Thực hiện Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc "Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn"; Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn;

Nhằm tăng cường tổ chức và quản lí hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ); Phòng GD&ĐT hướng dẫn thực hiện đánh giá công tác tổ chức quản lý và hoạt động TTHTCĐ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Triều như sau:


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ:

1. Mục đích:

1.1. Nhằm xác định mức độ đạt được trong công tác tổ chức quản lý và hoạt động của TTHTCĐ tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

1.2. Kết quả đánh giá góp phần giúp các TTHTCĐ có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục tồn tại, khó khăn, phấn đấu xây dựng và phát triển bền vững trung tâm (TT).

2. Yêu cầu:

2.1. Đánh giá khách quan, chính xác, công bằng, sát thực tiễn nhằm động viên tinh thần cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy nội lực của mỗi TTHTCĐ, thúc đẩy tinh thần cầu tiến trong hoạt động TT.

2.2. Từ việc công khai kết quả đánh giá công tác tổ chức quản lý và hoạt động TTHTCĐ, góp phần thúc đẩy, hoàn thiện hoạt động TT.

II. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ:

1. Căn cứ vào vị trí, chức năng của TTHTCĐ:

1.1. Hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thực hiện mục tiêu “Giáo dục cho mọi người” và “Xây dựng xã hội học tập”.

1.2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của TTHTCĐ trong việc nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết của người dân về các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,... ở địa phương.

2. Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn hoạt động của TTHTCĐ:

2.1. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của Ban quản lý trong công tác tổ chức và hoạt động TTHTCĐ.

2.2. Từng bước khắc phục, hạn chế những yếu kém về huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức hoạt động TTHTCĐ.

3. Căn cứ kết quả thực hiện các nội dung cụ thể:

3.1. Xây dựng cơ sở vật chất; quản lý, sử dụng thiết bị và tài chính:

- TT có văn phòng làm việc, nơi làm việc được bố trí thuận lợi cho công việc, có biển hiệu, các trang thiết bị phục vụ hoạt động; khai thác, sử dụng các trang thiết bị của TT cho các hoạt động; tận dụng được các cơ sở vật chất sẵn có trên địa bàn xã, thị trấn; thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính,...cho TT.

- Quản lý thu, chi các nguồn tài chính của TT theo đúng các quy định của Nhà nước; lập dự toán kinh phí cho TT hàng năm; huy động được các nguồn lực xã hội hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính,… cho TT.

3.2. Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của TT:

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của TT như: thực hiện công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; củng cố chất lượng các lớp phổ cập giáo dục; tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương; các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội; điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng; xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhóm đối tượng...

- Sáng tạo, linh hoạt xây dựng, tổ chức được các mô hình hoạt động có hiệu quả, thiết thực.

3.3. Công tác tổ chức và quản lý TT:



- Có Ban quản lý, các bộ phận giúp việc cho Ban quản lý TT và có phân công nhiệm vụ cụ thể; thiết lập được đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên…; có thực hiện công tác tham mưu đối với Đảng uỷ, UBND xã - thị trấn liên kết, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức hoạt động.

- Có nội quy hoạt động TT; thực hiện đầy đủ hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động TT; quản lý tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, học viên, các hoạt động giáo dục theo quy định; kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả hoạt động của TT.

- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên trong cộng đồng và huy động các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của TT.

III. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:

1. Định hướng và tiêu chí đánh giá:

1.1. Định hướng đánh giá:

Nội dung đánh giá bao gồm các điều kiện đảm bảo hiệu quả và chất lượng tổ chức và hoạt động TTHTCĐ. Nội dung đánh giá bao gồm các yếu tố khách quan (điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, báo cáo viên,…) và yếu tố chủ quan của TTHTCĐ (tính chủ động, tích cực, sáng tạo khắc phục hạn chế, khó khăn …). Do đó, ngoài đánh giá các yếu tố khách quan, phải đánh giá các yếu tố chủ quan liên quan đến việc thực hiện mục tiêu của TTHTCĐ.

1.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá:

Đánh giá theo 3 nội dung, các nội dung đánh giá như sau:

- Nội dung 1: Xây dựng cơ sở vật chất; quản lý, sử dụng thiết bị và tài chính.

- Nội dung 2: Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của TTHTCĐ.

- Nội dung 3: Công tác tổ chức và quản lý TTHTCĐ.

Các nội dung được cụ thể hoá thành các tiêu chí với thang điểm cụ thể (tại phụ lục đính kèm).

2. Phương pháp đánh giá đối với TTHTCĐ:

2.1. Thời gian và thành phần tham gia đánh giá:

- Cuối mỗi năm hoặc khi được cấp trên yêu cầu các TTHTCĐ tiến hành tự đánh giá. Ban Giám đốc tổ chức họp đánh giá TTHTCĐ với thành phần tham dự gồm: đại diện Cấp uỷ, UBND, ban, ngành, đoàn thể cấp xã - thị trấn và tất cả thành viên Ban quản lý, đại diện giáo viên, thủ quỹ, kế toán, đại diện Hội Khuyến học cấp xã - thị trấn, đại diện học viên của TTHTCĐ (chấm điểm theo thang điểm đính kèm). Sau đó báo cáo kết quả đánh giá TTHTCĐ cho Cấp ủy, UBND xã - thị trấn; Phòng GD&ĐT; Hội Khuyến học huyện.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá của các TTHTCĐ, Phòng GD&ĐT và Hội Khuyến học huyện phối hợp tổ chức đánh giá TTHTCĐ trên địa bàn huyện.

2.2. Cách đánh giá bằng điểm:

Cho điểm theo 3 nội dung, theo các kết quả cụ thể trong mỗi nội dung đạt được (từng phần, từng nội dung có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm). Tính tổng cộng điểm của 3 nội dung (cần làm tròn thành điểm số nguyên, điểm tối đa: 100 điểm).



Chú ý cách chấm điểm ở nội dung (ND) 2: ND 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 và 2.6: nếu TTHTCĐ mở được 01 lớp/01 chuyên đề/01 hoạt động thì chấm 2 điểm.

2.3. Căn cứ tổng số điểm đánh giá theo 3 nội dung nói trên, xếp loại các TTHTCĐ thành các mức sau đây:

a. Hiệu quả: 80 đến 100 điểm.

b. Khá hiệu quả: 65 đến dưới 80 điểm.

c. Trung bình: 50 đến dưới 65 điểm.

d. Chưa hiệu quả: dưới 50 điểm.



IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. TTHTCĐ:

- Căn cứ vào tiêu chí đánh giá, tổ chức xây dựng, phát triển, quản lý và tổ chức hoạt động TTHTCĐ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm từng bước duy trì phát triển bền vững TT.

- Cuối mỗi năm, TTHTCĐ tổ chức đánh giá hoạt động của mình; căn cứ vào kết quả đánh giá lập kế hoạch hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động TT.

- Biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc đối với công tác tổ chức và hoạt động TT.



2. Phòng GD&ĐT:

- Chỉ đạo các TTHTCĐ căn cứ vào các tiêu chí đánh giá để tổ chức quản lý và hoạt động TT.

- Cuối mỗi năm tổ chức đánh giá các TTHTCĐ trên địa bàn huyện; căn cứ vào kết quả đánh giá, chỉ đạo định hướng hoạt động cho TTHTCĐ cho những năm tiếp theo.

- Phòng GD&ĐT cấp giấy chứng nhận xếp loại cho TTHTCĐ (theo mẫu do Phòng GD&ĐT ban hành) và thông báo công khai kết quả đánh giá.


Trên đây là hướng dẫn thực hiện đánh giá công tác tổ chức quản lý và hoạt động TTHTCĐ xã, thị trấn từ năm học 2012-2013, Phòng GD&ĐT đề nghị các TTHTCĐ trên địa bàn huyện nghiên cứu và triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, các đơn vị báo cáo về Phòng GD&ĐT (qua bộ phận chuyên môn THCS) để được hướng dẫn./.


Nơi nhận:

- Huyện ủy- HĐND- UBND huyện (b/cáo);

- UBND, TTHTCĐ các xã, Thị trấn (t/ hiện);

- Hội khuyến học huyện ( phối hợp);

- Cổng TTĐT;

- Lưu.


TRƯỞNG PHÒNG

(Đã ký)

Lưu Xuân Giới



Phụ lục:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG

TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

(Kèm theo công văn số 850/PGD&ĐT ngày 27/12/2012 của Phòng GD&ĐT)
Nội dung 1: Xây dựng cơ sở vật chất; quản lý, sử dụng thiết bị và tài chính (Tối đa 20 điểm).

Kết quả cụ thể đạt được

Điểm tối đa

1.1. Có văn phòng làm việc của trung tâm, nơi làm việc được bố trí thuận lợi cho công việc; có biển hiệu trung tâm theo quy định.

2

1.2. Có bàn làm việc cho Ban Giám đốc; có tủ (kệ) sách; có máy tính; có bàn ghế dành cho hội họp, tiếp khách,…; có hệ thống âm thanh; có sách, báo tài liệu, học liệu; các trang thiết bị khác,…

4

1.3. Có khai thác, sử dụng các trang thiết bị của trung tâm cho các hoạt động; tận dụng được các cơ sở vật chất sẵn có trên địa bàn xã.

2

1.4. Thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính,...cho trung tâm.

2

1.5. Có nguồn kinh phí phục vụ hoạt động: ngân sách nhà nước hỗ trợ, huy động từ các nguồn khác (các chương trình, dự án; tài trợ của các cá nhân và tổ chức kinh tế - xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, các đoàn thể, học phí,…)

2

1.6. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài chính của trung tâm; quản lý thu, chi các nguồn tài chính của trung tâm theo đúng các quy định của Nhà nước.

2

1.7. Có lập dự toán kinh phí và được cấp có thẩm quyền phê duyệt mức ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho trung tâm hàng năm.

2

1.8. Xây dựng trung tâm “Thân thiện, xanh – sạch – đẹp”.

4

2. Nội dung 2: Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của trung tâm (tối đa được 60 điểm)

Kết quả cụ thể đạt được

Điểm tối đa

2.1. Tổ chức tuyên truyền về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm.

5

2.2. Tổ chức thực hiện công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; mở các lớp phổ cập giáo dục; mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; mở các lớp ngoại ngữ, tin học,…

8

2.3. Tổ chức các lớp tuyên truyền phổ biến về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật, khoa học và đời sống,…

8

2.4. Tổ chức các chuyên đề liên quan đến giáo dục sức khoẻ, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, dạy nghề,…

8

2.5. Liên kết, phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương.

8

2.6. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội.

8

2.7. Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng; xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

8

2.8. Năng động, tích cực, sáng tạo xây dựng, tổ chức được các mô hình hoạt động có hiệu quả, thiết thực.

5

2.9. Tổ chức quản lý và hoạt động trung tâm có tiến bộ, hiệu quả và chất lượng hơn so với lần đánh giá của năm trước.

2

3. Nội dung 3: Công tác tổ chức và quản lý trung tâm (tối đa được 20 điểm)

Kết quả cụ thể đạt được

Điểm tối đa

3.1. Có Quyết định thành lập trung tâm, bổ nhiệm Ban quản lý trung tâm, thành lập các bộ phận giúp việc cho Ban quản lý trung tâm, có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể của Ban quản lý và bộ phận giúp việc.

2

3.2. Thiết lập được đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên… của trung tâm.

2

3.3. Có nội quy hoạt động của trung tâm.

2

3.4. Có thực hiện đầy đủ hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động trung tâm.

2

3.5. Có thực hiện công tác tham mưu đối với Đảng uỷ, UBND cấp xã trong việc đầu tư xây dựng và phát triển trung tâm; trung tâm có văn bản liên kết, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức hoạt động.

2

3.6. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm.

2

3.7. Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, học viên, các hoạt động giáo dục theo quy định.

2

3.8. Tuyên truyền, vận động mọi thành viên trong cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của trung tâm.

2

3.9. Huy động được các nguồn lực trong và ngoài cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của trung tâm.

2

3.10. Kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả hoạt động của trung tâm với UBND cấp xã và các cơ quan quản lý cấp trên.

2


Tổng điểm: 100 điểm.

Xếp loại:

- Hiệu quả (Tốt): 80 đến 100 điểm.

- Khá hiệu quả (Khá): 65 đến dưới 80 điểm.

- Trung bình: 50 đến dưới 65 điểm.

- Chưa hiệu quả: dưới 50 điểm.

------------------------------


Mẫu giấy chứng nhận




UBND HUYỆN ĐÔNG TRIỀU

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




GIẤY CHỨNG NHẬN
Trung tâm học tập cộng đồng: ……………………………………

Năm: 20...

Đạt tổng số điểm: …… điểm.

Xếp loại: …………


Đông Triều, ngày … tháng … năm 20…

TRƯỞNG PHÒNG

Vào sổ cấp giấy chứng nhận

Ngày … tháng … năm 20…

Số: ……/20…






tải về 56.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương