UỶ ban nhân dân tỉnh kon tum số: 30/bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 214.19 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích214.19 Kb.
#30429
  1   2   3

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH KON TUM

Số: 30/BC-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Kon Tum, ngày 09 tháng 3 năm 2011


BÁO CÁO

Tổng kết tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh

nhiệm kỳ 2004-2011


Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; thực hiện Thông báo số 05/TB-HĐND ngày 24-02-2011 của Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh báo cáo tổng kết tổ chức và hoạt động của nhiệm kỳ 2004-2011 như sau:


Phần I

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

1. Số lượng, cơ cấu, chất lượng thành viên UBND tỉnh

Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và quy định của Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01-4-2004 của Chính phủ, số lượng thành viên UBND tỉnh Kon Tum có 9 người, gồm: Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 4 ủy viên với cơ cấu: Nữ 01 người (11,11%); dân tộc thiểu số 01 người (11,11%); dưới 45 tuổi 01 người (11,11%), từ 45-55 tuổi 07 người (77,78%), trên 55 tuổi 01 người (11,11%). Trình độ học vấn: Phổ thông trung học 9/9 (100%); chuyên môn: Đại học 7 (77,78%), Tiến sỹ 2 (22,22%); cao cấp lý luận chính trị 9/9 (100%).



2. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04-02-2008 của Chính phủ quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND tỉnh đã xây dựng và thực hiện Đề án sáp nhập, giải thể và chuyển chức năng, tổ chức của một số cơ quan chuyên môn trực thuộc. Sau khi sắp xếp, tổng số các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh là 19 cơ quan (17 cơ quan theo thống nhất chung (1), 02 cơ quan theo đặc thù riêng của tỉnh là Sở Ngoại vụ và Ban Dân tộc tỉnh).



3. Đánh giá kết quả đạt được

- Số lượng, chất lượng của thành viên UBND tỉnh đảm bảo đúng quy định, có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành ... đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh sau khi hợp nhất, sáp nhập, giải thể và chuyển chức năng đã ổn định về tổ chức, hoạt động có hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, điều hành và giải quyết công việc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sắp xếp theo quy định của Chính phủ đã có ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức và công tác quy hoạch, bố trí cán bộ, công chức tại địa phương.

- Đối với việc xác định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức:

+ Đối với cơ quan hành chính nhà nước: Sau khi sắp xếp, UBND tỉnh đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức thuộc thẩm quyền theo hướng thực hiện chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, khắc phục một bước tình trạng chồng chéo, hạn chế đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành.

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Căn cứ quy định của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh đã quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với đặc điểm tình hình và nhiệm vụ của địa phương; ban hành Kế hoạch chuyển đổi đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05-9-2005 của Chính phủ; chỉ đạo cơ quan tài chính các cấp tiến hành kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.

- Đối với Hội ở địa phương: UBND tỉnh đồng ý chủ trương thành lập 51 hội quần chúng và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các hội theo đúng quy định của pháp luật (thủ tục thành lập, đại hội, phê duyệt kết quả đại hội...). Qua kiểm tra, các hội đều chấp hành đúng Điều lệ, tuân thủ pháp luật, song hiệu quả hoạt động chưa cao.
Phần II

HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

I. Công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh

UBND tỉnh đã xây dựng Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003(2). Đồng thời, xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch và chương trình công tác hàng năm để chỉ đạo thực hiện.

Trong hoạt động, UBND tỉnh chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Tỉnh uỷ; thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nghị quyết của HĐND tỉnh(3); phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, các ban của HĐND tỉnh. Với nhiệm vụ và quyền hạn được giao, UBND tỉnh đã phối hợp tốt với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu Quốc hội tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát và cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời theo quy định.

UBND tỉnh có chương trình, kế hoạch công tác, phân công trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, quy định thời gian hoàn thành nhiệm vụ; tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm đối với những vấn đề lớn, quan trọng, đồng thời xử lý nhanh nhạy các vấn đề có tính cấp bách của địa phương; giảm tối thiểu các ban chỉ đạo, hội đồng tư vấn nhằm tăng trách nhiệm của cơ quan tham mưu(4).

Đồng thời, thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương(5). Đã phối hợp trong việc vận động nhân dân, hội viên đồng thuận và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương; chỉ đạo cơ quan hành chính nhà nước các cấp tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động theo đúng quy định. Bên cạnh đó, UBND tỉnh và UB MTTQVN tỉnh đã tích cực phối hợp trong việc thực hiện các mặt công tác: Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh, tiếp xúc cử tri và trả lời kiến nghị của công dân, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, xét đặc xá, đối ngoại nhân dân và công tác giám định, phản biện xã hội.

II. Kết quả hoạt động của UBND tỉnh

1. Trên lĩnh vực kinh tế

1.1 Công tác quy hoạch, kế hoạch (Biểu 03)

Từ đầu nhiệm kỳ 2004-2011, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh giai đoạn 1999-2010, làm cơ sở để lập Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 trình HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐND ngày 14-7-2006.

Kết thúc giai đoạn quy hoạch 1999-2010 và kế hoạch 2006-2010, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc lập quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2020 đồng bộ với quy hoạch tổng thể vùng Tây Nguyên, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025 trình HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐND ngày 05-4-2010 và đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

UBND tỉnh đã cho chủ trương lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của 07 huyện, thành phố giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025 và rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của 02 huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông; chỉ đạo lập, trình duyệt theo đúng quy định hiện hành các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 25/2006/QĐ-UBND ngày 05-01-2006 về giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng. Từ đó, công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị có chuyển biến tích cực, tạo cơ sở xây dựng, phát triển đô thị đồng bộ và bền vững. Đối với nông thôn, trong nhiệm kỳ đã lập quy hoạch 85/547 điểm dân cư nông thôn của 81 xã, đạt 15,5%(6).

Đã xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh giai đoạn 2011-2015. Hằng năm, xây dựng và trình HĐND tỉnh thông qua kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh theo đúng quy định.

Nhìn chung, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn của tỉnh được lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện trong thời gian qua là một trong những công cụ chủ yếu, quan trọng, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

1.2 Tham gia xây dựng các chương trình, dự án của bộ, ngành trung ương

Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư có mục tiêu của Trung ương(7); phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc triển khai các dự án của trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh(8). Qua đó, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.3 Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách địa phương, trích lập quỹ dự trữ tài chính

Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 được áp dụng từ năm ngân sách 2004 gắn với năm đầu của nhiệm kỳ 2004-2011(9). UBND tỉnh đã tập trung tối đa cho công tác lập, điều hành thực hiện dự toán thu chi ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt các kết quả sau:

- Về thu ngân sách địa phương:

+ Hàng năm, trình HĐND tỉnh giao tăng thu cao hơn mức hướng dẫn của Trung ương, cụ thể mức tăng bình quân cả giai đoạn là 12,8%(10); chủ động rà soát các nhiệm vụ chưa thực hiện chuyển nguồn cân đối dự toán chi để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ, chính sách được HĐND tỉnh ban hành.

+ Tập trung khai thác nguồn thu mới, trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế tạm thời thu tiền giao quyền sử dụng rừng, thu lệ phí bãi gỗ nhập khẩu; thống nhất kê khai thu thuế VAT Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đăk Tô với tỉnh Quảng Ngãi; rà soát, ban hành các loại phí và lệ phí phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập của nhân dân trên địa bàn, đến nay đã trình ban hành hầu hết các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh (gồm 26 loại phí và 16 lệ phí).

+ Đẩy mạnh phân cấp nguồn thu cho cấp huyện nhằm khuyến khích các huyện, thành phố chủ động khai thác các nguồn thu trên địa bàn; tăng cường các biện pháp thúc đẩy, điều hành nhiệm vụ thu ngân sách… mức độ hoàn thành dự toán hàng năm đạt khá cao, bình quân mỗi năm vượt 16,8%.

+ Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, tích cực thu nợ đọng thuế và ngăn ngừa thất thoát nguồn thu trên địa bàn.

+ Kiến nghị Trung ương phân cấp bổ sung thu thuế VAT từ các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn từ năm 2009(11), đã giúp địa phương có nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010.

+ Tích cực làm việc với Trung ương để tăng số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, bình quân cả giai đoạn 2004-2010 có tốc độ tăng hàng năm là 32,8%. Từ năm 2009, hàng năm kiến nghị Trung ương để lại số tăng thu phải trích tạo nguồn làm lương để địa phương bố trí các nhiệm vụ chi còn khó khăn.

- Về chi ngân sách địa phương:

+ UBND tỉnh luôn quán triệt trên cơ sở khả năng nguồn lực ngân sách đã bố trí, sắp xếp lại nhiệm vụ chi cho phù hợp, ưu tiên những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính đột phá; dành nguồn lực ngân sách để phát triển vùng khó khăn, vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện các chính sách được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.

+ Phân cấp mạnh mẽ nhiệm vụ chi cho các huyện, thành phố; đẩy mạnh giao quyền tự chủ theo Nghị định số 43/NĐ-CP của Chính phủ. Sử dụng dự phòng ngân sách ưu tiên cho việc xử lý khắc phục thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết… theo đúng quy định hiện hành.

+ Tăng cường công tác theo dõi, rà soát để điều chuyển nhiệm vụ chi, hạn chế dần kinh phí chuyển nguồn sang ngân sách năm sau, nhất là kinh phí chi đầu tư.

- Thực hiện tốt công tác quyết toán và kiểm toán ngân sách. Qua kiểm toán và thanh tra ngân sách theo quyết định của Trung ương, công tác chấp hành quy định về điều hành ngân sách của tỉnh thực hiện tương đối tốt, không có sai sót lớn.

- UBND tỉnh trình HĐND tỉnh trích lập quỹ dự trữ tài chính đúng quy định. Số dư quỹ dự trữ tài chính đến năm 2010 là 64,079 tỷ đồng.

1.4 Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương

- Giai đoạn 2005-2006: UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phân cấp nguồn vốn XDCB tập trung và nguồn thu tiền sử dụng đất cho cấp huyện để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương(12).

- Giai đoạn 2007-2010: Thực hiện Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12-9-2006 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND ngày 11-12-2006 về định mức phân bổ và phân cấp ngân sách tỉnh giai đoạn 2007-2010. Hàng năm UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phân cấp vốn ĐTPT trong cân đối ngân sách cho cấp huyện và tiền thu sử dụng đất để lại(13).

- Giai đoạn 2011-2015: Thực hiện Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ngày 30-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 19/2010/NQ-HĐND ngày 16-12-2010 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phân cấp ngân sách tỉnh giai đoạn 2011-2015; trên cơ sở đó, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân cấp vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách cho các huyện, thành phố và tiền thu sử dụng đất để lại.

1.5 Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại địa phương.

- Đã hợp nhất, sát nhập các lâm trường, công ty nhà nước thuộc tỉnh chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP. Đến nay, có 11 công ty TNHH một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu với tổng mức vốn điều lệ là 130,18 tỷ đồng.

- Đến cuối năm 2010, có 16/17 DNNN chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đạt 94,11%(14); đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại 6 Công ty cổ phần từ UBND tỉnh về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước với số vốn chuyển giao là 6,622 tỷ đồng.

- UBND tỉnh thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại địa phương theo Luật đất đai và các quy định của Chính phủ thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết định giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...

2. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và đất đai

2.1 Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; các chương trình khuyến nông, khuyến lâm; phát triển sản xuất và bảo vệ cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch, đề án đã được duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo và kiểm tra thực hiện, kết quả đạt được như sau:

- Về nông nghiệp, diện tích lúa cả năm tăng từ 22.380 ha năm 2004 lên 23.764 ha năm 2009, tương ứng sản lượng tăng từ 69.651 tấn lên 77.681 tấn(15). Cuối năm 2010: diện tích sắn 37.190 ha, tăng 12.918 ha so với năm 2004; diện tích mía là 1.898 ha; diện tích cà phê đạt 11.668 ha, sản lượng 21.166 tấn; diện tích cao su 43.847 ha, sản lượng 43.847 tấn; trâu, bò đạt 95.142 con.

Cơ cấu cây trồng từng bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, trên cơ sở khai thác lợi thế của từng địa phương, chú trọng sản xuất những sản phẩm theo nhu cầu thị trường, tăng nhanh diện tích các loại cây trồng có ưu thế như cao su, cà phê, ngô lai, sắn cao sản...

Gắn với thực hiện quy hoạch, kế hoạch, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các chương trình khuyến nông, kiểm tra sản xuất, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y. Hình thành nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế, tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất sản lượng cây trồng và vật nuôi.

Nhiều dịch bệnh nguy hiểm, phát sinh gây hại trên cây trồng sớm được phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả như bệnh “chổi rồng” trên cây sắn, bệnh than hại mía, bệnh rụng lá cao su. Đồng thời, tập trung thực hiện các biện pháp chủ động ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

- Về lâm nghiệp, đã trồng mới 1.808,4 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, 13.298 ha rừng sản xuất. Khoanh nuôi phục hồi 10.151,4 ha; giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 29.893,6 ha cho 1.456 hộ gia đình, nâng diện tích giao đất, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp đến cuối năm 2010 đạt 597.801 ha, chiếm 80%. Rừng và đất rừng được xác lập và quản lý thống nhất đến tiểu khu, khoảnh, có giám sát theo dõi diễn biến hàng năm và kiểm kê định kỳ.

Từ năm 2005, tỉnh không khai thác gỗ rừng tự nhiên, gỗ khai thác để giải phóng mặt bằng thực hiện công trình, dự án 112.945 m3 chính phẩm, 18.746 m3 tận dụng, 11.084 ster củi; khai thác rừng trồng 70.711 m3, tỉa thưa rừng trồng 45.442 m3.

- Về thuỷ sản, đến cuối năm 2010 diện tích ao, hồ chứa nuôi trồng thuỷ sản 1.340 ha. Sản lượng nuôi trồng 1.835 tấn, đạt 139% mục tiêu giai đoạn 2005-2015. Đã phát triển một số mô hình nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế như: Cá Bống tượng ở Đăk Tô, Baba ở Sa Thầy, cá Lăng ở Đăk Hà, cá Tầm, cá Hồi ở Kon Plông.

2.2 Xây dựng, khai thác, quản lý, bảo vệ các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý, bảo vệ các công trình phòng, chống lũ lụt; chỉ đạo và huy động lực lượng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt trên địa bàn tỉnh.

- UBND tỉnh phê duyệt Dự án tổng quan Rà soát quy hoạch thủy lợi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010 và đến 2015(16), với mục tiêu tu sửa, nâng cấp 273 công trình và xây dựng mới 204 công trình XDCB và tiểu thuỷ nông(17). Từ năm 2007 đến nay, đã xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp và kiên cố hóa kênh mương được 289 công trình, tổng mức đầu tư khoảng 914,59 tỷ đồng.

- Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và hồ chứa trên địa bàn tỉnh có bước phát triển đáng kể, ý thức của người dân được nâng cao, cán bộ quản lý tích luỹ nhiều kinh nghiệm, từng bước hình thành mô hình quản lý khai thác chung, góp phần nâng cao đời sống của người dân sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo.

- UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 2002/KH-UBND ngày 02-10-2008 về thực hiện chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2008-2015; và Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 10-7-2009 về quy chế báo cáo trong công tác phòng chống lũ bão trên địa bàn tỉnh; Quyết định 47/QĐ-UBND ngày 12-01-2010 về quy trình khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh phối hợp với các lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.

2.3 Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, giải quyết các tranh chấp đất đai; thanh tra việc quản lý, sử dụng đất.

- Đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của tỉnh; lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đối với 9/9 huyện, thành phố, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2002-2010 đối với huyện Kon Rẫy; lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cho 97/97 xã, phường, thị trấn. Trong quá trình thực hiện, đã kịp thời điều chỉnh quy hoạch để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đang lập quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 để trình HĐND tỉnh.

- UBND tỉnh đã thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đối với 1.167 hồ sơ/83.311 ha(18); cấp giấy chứng nhận QSDĐ khoảng 66% diện tích; hoàn thành kiểm kê sử dụng đất năm 2010 (19). Đã rà soát diện tích đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng, diện tích lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, chuyển nhượng, cho thuê trái phép để chấn chỉnh. Việc giải quyết các tranh chấp về đất đai được thực hiện thường xuyên, trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.

2.4 Khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Đã triển khai Dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt, lập bản đồ chuyên môn về tài nguyên nước mặt tỷ lệ 1/100.000; khoan khai thác nước dưới đất, xây dựng trạm bơm và hệ thống bể chứa phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân một số xã; điều tra, đánh giá hàm lượng asen trong nước sinh hoạt trên địa bàn. Cấp 19 giấy phép và kiểm tra việc thực hiện thăm dò, khai thác nước dưới đất, khai thác sử dụng nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất.

3. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

3.1 Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

UBND tỉnh chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao. Bám sát cơ sở nắm bắt khó khăn, vướng mắc và có giải pháp tháo gỡ kịp thời để đẩy mạnh sản xuất. Thống nhất chủ trương đầu tư thủy điện vừa và nhỏ, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản… với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 lên đến 3.346 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (giá 1994) đạt 5.930 tỷ đồng, tăng bình quân 22,5%/năm. Trong cơ cấu ngành, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là chế biến nông - lâm sản, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh.

3.2 Thực hiện các chương trình, dự án phát triển công nghiệp; xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các ngành, nghề, làng nghề; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện: Đề án phát triển công nghiệp bền vững giai đoạn 2003-2005, tính đến 2010; Chính sách hỗ trợ phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh; Đề án khôi phục phát triển nghề và làng nghề, khu sản xuất tập trung giai đoạn 2005-2010, tính đến 2015; Di dời các lò gạch ngói thủ công trong nội thị xã ra vùng ven; Đề án huy động các nguồn lực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2007-2010, có tính đến 2015.

- Theo quy hoạch, tỉnh đang đầu tư và kêu gọi đầu tư các Khu công nghiệp Sao Mai 150 ha, Hòa Bình 59 ha (giai đoạn 1) và giai đoạn 2 với 70 ha, Đăk Tô 150 ha. Các cụm công nghiệp Đăk La (Đăk Hà) 101 ha, Cụm công nghiệp làng nghề Plei Kần (Ngọc Hồi) 10 ha, Cụm công nghiệp dịch vụ 24/4 (Đăk Tô) 25 ha đang được đầu tư xây dựng. Đã quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu sản xuất tập trung: Gạch ngói tại Hoà Bình 90 ha, tại Km8 (Vinh Quang) 50 ha, tại Đak Blà 10 ha và Khu sản xuất tập trung thị trấn Đăk Hà 10,65 ha.

- Hình thành mạng lưới chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và một số công trình thủy điện trên địa bàn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế tỉnh (20).

4. Lĩnh vực giao thông vận tải

4.1 Chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh phù hợp với tổng sơ đồ phát triển và quy hoạch chương trình giao thông vận tải của Trung ương.

Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh đã được phê duyệt phù hợp với sơ đồ phát triển và quy hoạch giao thông của cả nước, đã phục vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước và xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Kết quả thực hiện đạt được như sau:

Các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 24, 14, 14C; tỉnh lộ 676, đường Đăk Tả-Ngọc Linh, đường Nam Quảng Nam, đường Đăk Côi-Đăk Pxi... đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Nhiều tuyến đường được mở mới như Ngọc Hoàng-Măng Bút-Tu Mơ Rông-Ngọc Linh, đường cứu hộ cứu nạn vùng mưa lũ từ Km27 tỉnh lộ 678 đến đường Hồ Chí Minh… các đường huyện, đường đô thị, liên xã, liên thôn được nâng cấp, mở rộng. Bộ Quốc phòng đang thi công 653 km đường tuần tra biên giới và 50,2 km đường Đông Trường Sơn, dự kiến hoàn thành vào năm 2013.

Với kết quả đó, Kon Tum có mạng lưới giao thông phát triển và phân bố khá hợp lý với 2.919 km đường các loại; 100% xã đã có đường ôtô đến trung tâm. Việc phát triển giao thông vận tải trong thời gian qua cơ bản đúng mục tiêu Quy hoạch.

4.2 Tổ chức quản lý công trình giao thông đô thị, đường bộ và đường thuỷ nội địa ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Quản lý hạ tầng giao thông trong thời gian qua nhìn chung đã thực hiện tốt, phát triển mạng lưới giao thông phù hợp quy hoạch và theo đúng phân cấp quản lý. Giao thông vận tải trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do nguồn vốn bảo dưỡng thường xuyên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế nên một số tuyến đường đã xuống cấp, vào mùa mưa đi lại khó khăn.

4.3 Việc kiểm tra, giám định kỹ thuật an toàn các loại phương tiện cơ giới đường bộ, đường thuỷ nội địa; kiểm tra, cấp giấy phép lưu hành xe, các phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa và giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

4.4 UBND tỉnh chỉ đạo thường xuyên thanh tra, kiểm tra, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đã lập biên bản buộc tháo dỡ 467 trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ; thống kê vi phạm hành lang an toàn đường bộ theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27-12-2007 của Thủ tướng Chính phủ 5.186 trường hợp. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ, in phát trên 10.000 tờ rơi về an toàn giao thông phục vụ công tác tuyên truyền.

5. Trong lĩnh vực xây dựng, quản lý và phát triển đô thị

5.1 Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị; quản lý quy hoạch xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh.

- Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đã được phê duyệt năm 1999 là cơ sở để hình thành và phát triển hệ thống đô thị trong thời gian qua. Hiện nay, UBND tỉnh đang điều chỉnh quy hoạch, chuẩn bị trình HĐND tỉnh trước khi tổ chức thực hiện. Ngoài ra, UBND tỉnh đang phối hợp với Bộ Xây dựng lập quy hoạch vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và đô thị Kon Plông, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tại các đô thị trên địa bàn tỉnh đã phủ kín quy hoạch chung, trong quá trình thực hiện, việc rà soát, điều chỉnh cho phù hợp đã được giải quyết kịp thời. Trên cơ sở quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị toàn tỉnh đã phủ khoảng 65%.

- Trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt, UBND cấp huyện đã từng bước triển khai đầu tư các công trình công cộng, hạ tầng kỷ thuật theo quy hoạch. Công tác cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng có tiến bộ, thủ tục hành chính và thời gian giảm từ 30%-50% so với quy định, quản lý xây dựng được tăng cường.

5.2 Quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu đô thị, điểm dân cư nông thôn; quản lý việc thực hiện các chính sách về nhà ở, đất ở; quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước do Chính phủ giao.

- Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng đô thị, điểm dân cư nông thôn của tỉnh từng bước được đầu tư xây dựng. Các công trình giao thông, công viên, cây xanh, điện, nước sinh hoạt, chợ được đầu tư đáng kể, đáp ứng nhu cầu cơ bản của xã hội và yêu cầu thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội. Công tác chỉnh trang đô thị được chú trọng, bộ mặt các đô thị trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi.

- UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt Luật Nhà ở; xây dựng Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 chuẩn bị trình HĐND tỉnh; cơ bản hoàn thành Chương trình 134, 167 của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

- Tổ chức quản lý, bố trí sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước; ban hành bảng giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 07-12-2010 của UBND tỉnh.

5.3 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quản lý việc khai thác và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Quản lý vật liệu xây dựng được thực hiện theo đúng Nghị định 124/2007/NĐ-CP ngày 31-7-2007 của Chính phủ và Thông tư 11/2007/TT-BXD ngày 11-12-2007 của Bộ Xây dựng. UBND tỉnh đang điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 để phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh và các quy hoạch ngành, lĩnh vực, phục vụ công tác quản lý khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn.

6. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch

6.1 Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ; hướng dẫn, sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ trên địa bàn.

UBND tỉnh đã chỉ đạo lập và phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới xăng dầu, cửa hàng thương mại xã. Các quy hoạch trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đã phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước và phát triển ngành. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa giai đoạn 2004-2010 đạt 12.085 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm trên 35%, hoạt động thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân.

6.2 Chỉ đạo quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá bất hợp lý và gian lận thương mại góp phần bình ổn thị trường, giữ gìn môi trường kinh doanh lành mạnh. Chỉ đạo các lực lượng phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh trong hoạt động thương mại, dịch vụ.

6.3 Phát triển du lịch.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước và thu hút đầu tư phát triển du lịch vào địa bàn. Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có hơn 43 cơ sở lưu trú du lịch với trên 800 phòng và 1.800 giường(21); đã xác định 71 điểm du lịch về văn hoá, lịch sử, 10 điểm du lịch tham quan về lịch sử cách mạng và 21 điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Khu du lịch sinh thái Măng Đen đã được đưa vào danh mục 31 khu vực có tiềm năng phát triển khu du lịch tổng hợp quốc gia cần tập trung đầu tư giai đoạn 2011-2015.

Cùng với việc phát triển mạng lưới, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy tắc về an toàn, vệ sinh trong hoạt động du lịch để nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút du khách đến địa bàn.

7. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

7.1 Quản lý nhà nước đối với các loại hình trường, lớp được giao trên địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh; cho phép thành lập các trường ngoài công lập theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh đã phân cấp cho các huyện, thành phố quản lý toàn diện về biên chế, cơ sở vật chất, kinh phí đối với bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý toàn diện các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, các Trường thực hành sư phạm, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp và dạy nghề, Trung tâm tin học-ngoại ngữ; Trường trung cấp nghề, Cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trường trung học Y tế thuộc Sở Y tế. Đối với Trường cao đẳng sư phạm, Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tổng hợp do UBND tỉnh quản lý.

Công tác đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, ngoài việc chuẩn hoá đội ngũ theo quy định, hàng năm có xem xét, cử đi đào tạo nâng cao.

Việc thành lập các trường ngoài công lập được thực hiện theo đúng quy định, đã hình thành một số trường mầm non tư thục, đáp ứng nhu cầu trên địa bàn. Mạng lưới, quy mô trường lớp phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

7.2 Quản lý và kiểm tra việc thực hiện về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và việc cấp văn bằng; thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.

Đội ngũ giáo viên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên ở vùng khó khăn. Hầu hết giáo viên trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Các kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, không có sai sót và sự cố bất thường. Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông liên tục tăng. Công tác quản lý và cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã tư vấn, thúc đẩy các cơ sở giáo dục đổi mới quản lý và từng bước nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời đã khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong quản lý nhà trường, quản lý dạy và học, nhất là việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục thể thao

Quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, văn học nghệ thuật được triển khai thực đúng quy định, tạo điều kiện phát triển, gắn kết chặt chẽ và phục vụ hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phục dựng (18 lễ hội); hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm đầu tư, tạo môi trường văn hoá lành mạnh và phong phú phục vụ nhân dân trên địa bàn. Khảo sát, thống kê 57 di tích văn hoá, khai quật 14 nghìn hiện vật khảo cổ, có 17 di tích được xếp hạng quản lý. Toàn tỉnh có 530/730 làng đồng bào DTTS có nhà rông, lưu giữ 1.800 bộ cồng chiêng.

Việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động thể dục thể thao được thực hiện thường xuyên, đạt kết quả tốt. Hàng năm tham gia khoảng 30 giải thi đấu quốc gia và khu vực; tổ chức được 25-35 giải cấp tỉnh(22) và nhiều giải thể thao cấp huyện và cơ sở. Phong trào thể dục-thể thao toàn tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, có trên 20% số người, hơn 15% số gia đình tập luyện thể thao thường xuyên; có 94,36% nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất, 60% trường học thân thiện duy trì hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa... tạo phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trở thành cuộc vận động quần chúng, có sức lan toả và ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Đến cuối năm 2010, có 68.179 / 100.672 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, đạt 68% số hộ toàn tỉnh; 408/831 làng, tổ dân phố văn hoá, đạt 50% và có 639 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơ quan văn hoá.

Hoạt động thông tin tuyên truyền, báo chí, xuất bản đi vào nề nếp, có tác dụng tốt trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Biên soạn, biên dịch và xuất bản hàng trăm sách sử thi dân tộc Ba nar, Xơ đăng, nghiên cứu và đã xuất bản 25 đầu sách văn hoá các loại.

9. Trong lĩnh vực y tế và xã hội:

9.1 Quản lý hoạt động của các đơn vị y tế thuộc tỉnh và cấp giấy phép hành nghề y, dược tư nhân.

- Mạng lưới ngành Y tế từng bước được kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu quả(23). Phòng y tế các huyện, thành phố được thành lập đã ổn định về tổ chức, bộ máy, nhân lực và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

- Xét cấp Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề Y, Dược tư nhân cho các cơ sở đủ điều kiện theo đúng quy định hiện hành. Số cơ sở hành nghề Y, Dược tư nhân được cấp mới, đổi, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề từ năm 2004-2010 là 233 cơ sở, gồm: Hành nghề Y, Y học cổ truyền tư nhân 92 cơ sở; hành nghề kinh doanh thuốc 141 cơ sở(24).

9.2 Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát, không có dịch bệnh lớn xảy ra; chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng nâng lên, nhiều kỹ thuật y học tiên tiến giúp cho công tác chẩn đoán, điều trị được đưa vào áp dụng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh; thực hiện cải cách hành chính, sửa đổi lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm phiền hà cho người bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh.

- Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em nay là Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình phối hợp với Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tổ chức các đội dịch vụ lưu động cung cấp các gói dịch vụ đến người dân các xã vùng sâu, vùng xa thông qua các đợt Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn. Kết quả tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 18,5%0, giảm 3%0 so với năm 2004; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2010 là 24,12%, giảm 8,9% so với năm 2004.

9.3 Phòng, chống các dịch bệnh ở địa phương.

UBND tỉnh chỉ đạo Ngành Y tế thường xuyên giám sát dịch tễ, phát hiện kịp thời các biểu hiện ban đầu của dịch và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả ngay tại cơ sở; xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng, khắc phục hậu quả về y tế do thiên tai thảm hoạ gây ra; triển khai tốt các hoạt động phòng chống dịch cúm A (H5N1, H1N1) trên địa bàn.

9.4 Bảo vệ, chăm sóc người có công, đối tượng cứu trợ xã hội, bà mẹ và trẻ em.

UBND tỉnh thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26-6-2006 của Chính phủ và các quy định khác về người có công. Hoàn thành nâng cấp và mở rộng Nghĩa trang liệt sỹ Ngọc Hồi để tiếp nhận quy tập mộ liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong chiến tranh ở Lào và Campuchia; xây dựng và sửa chữa, nâng cấp 11 nghĩa trang liệt sỹ, 17 nhà bia ghi tên liệt sỹ. Xây dựng mới 343 nhà tình nghĩa, sửa chữa 293 nhà ở cho đối tượng người có công; vận động tham gia đóng góp xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" các cấp trên địa bàn tỉnh được 6.824 triệu đồng.

Đã ban hành Quyết định 31/2006/QĐ-UBND, Quyết định 49/2007/QĐ-UBND, Quyết định 24/2010/QĐ-UBND về trợ cấp xã hội đối với các đối tượng thuộc diện cứu trợ, có gần 90% đối tượng được hưởng trợ cấp cứu trợ thường xuyên hàng năm. Chính sách bảo trợ xã hội đã kết hợp với chương trình giảm nghèo, góp phần ổn định đời sống, giảm bớt khó khăn cho hơn 5.000 hộ nghèo. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em trên địa bàn tỉnh.

9.5 Thực hiện kế hoạch, biện pháp về sử dụng lao động và giải quyết các quan hệ lao động, việc làm.

Tranh thủ nguồn vốn mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, lồng ghép với các chương trình, dự án khác trên địa bàn để đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động của địa phương. Kiểm tra và xử lý đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động không có hợp đồng lao động, không thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật.



tải về 214.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương