TrưỜng đẠi học luật thành phố HỒ chí minh khoa luật dân sự LỚp dân sự 44A1 buổi thảo luận thứ nhấT: khái quát về quyền sở HỮu trí tuệ



tải về 2.74 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu04.12.2023
Kích2.74 Mb.
#55866
  1   2   3   4
BTTuần-1-Nhóm-3-DS44A1-Luật-SHTT


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
LỚP DÂN SỰ 44A1



BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT:
KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bộ môn: Luật Sở hữu trí tu
Giảng viên: Nguyễn Phương Thảo
Danh sách thành viên nhóm 3:


STT

HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN

MSSV

1

Đinh Thị Huyền Diệu (nhóm trưởng)

1953801012044

2

Nguyễn Tuấn Anh

1953801012013

3

Phạm Võ Hương Giang

1953801012055

4

Thiều Thanh Bội Giao

1953801012056

5

Lê Ninh Ngân Hà

1953801012057

6

Lương Mai Hân

1953801012063

7

Nguyễn Lê Xuân Hân

1953801012064

8

Đặng Thị Hằng

1953801012069

9

Bá Thị Thu Hiệp

1953801012077

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SHTT

Sở hữu trí tu

BLHS

Bộ luật Hình s


MỤC LỤC:


PHẦN A. Nội dung thảo luận tại lớp:

  1. Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trung gì so với các tài sản hữu hình?

Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình nên con người không có khả năng chiếm hữu về mặt vật lý như những tài sản hữu hình khác. Hiện nay, việc bảo hộ tài sản trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng vì nếu không bảo hộ tài sản trí tuệ thì sẽ có rất nhiều tác động mang tính tiêu cực ở các góc độ khác nhau đối với xã hội.
Một trong những lý do để bảo hộ tài sản trí tuệ là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng vì nếu không có các chính sách pháp luật bảo hộ tài sản trí tuệ thì nhiều cá nhân, tổ chức sẽ lợi dụng bán các mặt hàng giả mạo. Người tiêu dùng sẽ tìm cách mua hàng nhập khẩu, xách tay từ các kênh bán hàng không chính thống dẫn đến thất thu thuế do không quản lý được những kênh phân phối này. Đồng thời những nhà sản xuất chân chính trong nước không bán được hàng, nền kinh tế từ đó cũng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, khi một sản phẩm bị làm giả và được bán trên thị trường với giá rẻ hơn, chất lượng thấp hơn thì các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thật khó có thể kinh doanh một cách hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng, có thể dẫn tới giải thể hoặc phá sản do thua lỗ. Hàng giả làm cho thị trường mất đi sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp kinh doanh hàng thật.
Ngoài ra, bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy kinh doanh. Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo. Thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt. Cùng với đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất. Và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.
* Đặc trưng của quyền sở hữu trí tu
So với tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất mà con người có khả năng chiếm hữu về mặt vật lý thì quyền sở hữu trí tuệ mang 5 đặc trưng sau: sở hữu một tài sản vô hình, quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng, bảo hộ có chọn lọc, bảo hộ mang tính lãnh thổ và có thời hạn, một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau.
Đặc điểm thứ nhất, sở hữu một tài sản vô hình. Đây là đặc trưng mang tính quan trọng và đặc biệt của quyền SHTT. Theo đó, tài sản trí tuệ là tài sản vô hình, do đó con người không thể chiếm hữu về mặt vật lý mà chỉ có khả năng chiếm hữu về mặt vật lý với vật thể chứa đựng các tài sản đó. Việc xác định ai là chủ sở hữu quyền SHTT hoặc ai là tác giả của các quyền đó được xác định thông qua việc đăng ký bảo hộ quyền đối với tài sản trí tuệ.
Đặc điểm thứ hai, quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng. Đặc điểm này được thể hiện thông qua việc khi một sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra, bản thân sản phẩm đó vẫn chưa định hình được giá trị mà phải qua sử dụng, ứng dụng vào thực tế để xem xét được sản phẩm sáng tạo đem lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội để từ đó định hình được giá trị thực sự mà sản phẩm đem lại để có hướng phát triển và bảo hộ phù hợp.
Đặc điểm thứ ba, bảo hộ có chọn lọc. Theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì không phải mọi tài sản vô hình đều được bảo hộ vì với các đối tượng là tin tức thời sự đưa tin thuần túy; văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.; quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu thì không thuộc phạm vi bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ.
Đặc điểm thứ tư, bảo hộ mang tính lãnh thổ và có thời hạn. Đối với tính lãnh thổ được thể hiện ở việc bảo hộ có giới hạn nhất định, chỉ được bảo hộ trong phạm vi quốc gia, trừ trường hợp quốc gia có tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì khi đó phạm vi bảo hộ sẽ được mở rộng. Đối với tính có thời hạn thì pháp luật đặt ra thời hạn bảo hộ quyền SHTT, chẳng hạn tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định: “Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này”.
Đặc điểm thứ năm, một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Ví dụ, chiếc điện thoại Iphone 13, các chương trình phần mềm được cài đặt trong đó để điều khiển sự vận hành của máy được bảo hộ quyền tác giả. Kiểu dáng thẩm mỹ của chiếc điện thoại thường được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và thương hiệu được sử dụng để bán sản phẩm thường được bảo hộ nhãn hiệu.

  1. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã nêu ra chính sách: “Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tutrong quá trình hội nhập”. Bạn hiểu như thế nào về hai chính sách này?

Nội dung sửa đổi Luật SHTT về cơ bản sẽ tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn, trong đó chính sách: “Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập”. Nội dung trên có thể được hiểu như sau:
Thứ nhất, về chính sách “Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”. Việc bảo hộ một cách thỏa đáng và cân bằng là việc cân bằng giữa lợi ích của một bên là quyền lợi của chủ thể quyền và một bên là quyền sử dụng, quyền tiếp cận tri thức, công nghệ của xã hội. Phải thực hiện việc bảo hộ một cách thỏa đáng để tác giả của các sản phẩm sở hữu trí tuệ có thể thực hiện quyền của mình và hưởng lợi từ chính sản phẩm do quá trình lao động, sáng tạo của mình tạo ra. Cùng với đó cũng phải đảm bảo cho những tác phẩm này có thể cống hiến cho xã hội, để những người có nhu cầu có thể tìm kiếm và tiếp thu kiến thức. Có như vậy thì xã hội mới có thể ngày càng phát triển phát triển. Do vậy cần phải bảo hộ một cách cân bằng không thể bảo hộ đối với quyền của các tác giả một cách quá kỹ lưỡng mà dẫn đến việc xã hội không thể tiếp cận được đến sản phẩm sở hữu trí tuệ, mà cũng không thể chỉ quan tâm đến lợi ích của xã hội mà xem nhẹ quyền của chính tác giả tạo ra sản phẩm sở hữu trí tuệ điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy việc bảo hộ như thể nào được coi là thỏa đáng, cân bằng là điều cần phải được định hướng rõ ràng trong quy định của pháp luật.
Thứ hai, bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập. Theo quy định của pháp luật quốc tế việc một quốc gia tham gia ký kết một cam kết quốc tế và thực hiện việc một luật hóa là một vấn đề tất yếu. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ còn là nền tảng đưa hệ thống bảo hộ SHTT của Việt Nam đạt chuẩn mực theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (TRIPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như đáp ứng các nghĩa vụ theo cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới gần đây. Tuy nhiên, thực tiễn hơn 15 năm thi hành, cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy Luật Sở hữu trí tuệ còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định. Theo PGS. TS Nguyễn Thị An, Nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, trước bối cảnh mới với nhiều chuyển biến mạnh mẽ tác động đến mọi mặt của kinh tế - xã hội cũng như quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng. Đặc biệt là việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0,… thì việc sửa đổi Luật SHTT trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc sửa đổi cũng nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ; đảm bảo phù hợp với các văn bản trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là các quy định của Bộ luật Dân sự, pháp luật chuyên ngành; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Do vậy việc đảm bảo thi hành các quy định của các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên không chỉ phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế mà còn đảm bảo việc hội nhập quốc tế của Việt Nam.


  1. tải về 2.74 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương