TrưỜng đẠi học luật thành phố HỒ chí minh khoa luật dân sự LỚp dân sự 44A1 buổi thảo luận thứ nhấT: khái quát về quyền sở HỮu trí tuệ



tải về 2.74 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu04.12.2023
Kích2.74 Mb.
#55866
1   2   3   4
BTTuần-1-Nhóm-3-DS44A1-Luật-SHTT

Quyền sở hữu trí tuệ có những đối tượng nào? Cho ví dụ minh hoạ mỗi đối tượng.

Theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) quy định các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả, nhóm quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

  1. Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

  2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

  3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

  4. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả:

  5. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019: Tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học, gồm:

  6. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Ví dụ: Tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh; Sách chuyên khảo “Luật biển” của tác giả Ngô Hữu Phước…

  7. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác. Ví dụ: Bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng vào ngày 5/1/1960…

  8. Tác phẩm báo chí. Ví dụ: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp về “Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng Điều 129 Bộ luật Dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức” của tác giả Tưởng Duy Lượng; Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 21 (421) “Hợp đồng chuyển nhượng quyến sử dụng đất” của tác giả Tạ Thị Thuỳ Trang…

  9. Tác phẩm âm nhạc. Ví dụ: Bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung có quyền tác giả đối với bài hát. Do đó, bài hát “Nhật ký của mẹ” là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả…

  10. Tác phẩm sân khấu. Ví dụ: Kịch “Người mẹ ma” của tác giả Xuyên Lâm và đạo diễn Thái Hòa…

  11. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); Ví dụ: Phim “Chung một dòng sông” của hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân; Loạt phim điện ảnh “Lật mặt” do Lý Hải làm đạo điễn…

  12. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Ví dụ: Bức hoạ sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” với tác giả là hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí…

  13. Tác phẩm nhiếp ảnh. Ví dụ: Tác phẩm “Đánh cá ở rừng ngập mặn” (Fishing in mangrove forest) của nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung; “Cầu siêu” của Bùi Phú Khánh, “Phật tử” và “Gặt cỏ” của Khánh Phan, “Phơi cá” và “Thăm lưới trên Biển Hồ” của Nguyễn Tấn Tuấn, “Đánh cá” của Nguyễn Phước Hoài, “Hoa biển” của Vũ Ngọc Tuấn…

  14. Tác phẩm kiến trúc. Ví dụ: Công trình tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh xây dựng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An do kiến trúc sư Đỗ Như Cẩn và các giáo viên trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh sáng tác…

  15. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học. Ví dụ: Luận án tiến sĩ luật học “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Minh Hùng (2010)…

  16. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Ví dụ: sử thi Đam San, truyện cổ tích Tấm Cám, Ca trù,…

  17. Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Ví dụ: phần mềm Bkav của CEO Nguyễn Tử Quảng cùng đội ngũ phát triển đến từ Đại học Bách Khoa Hà Nội; game “FlappyBird” của Nguyễn Hà Đông, Mạng xã hội “Tamtay.vn” do người Việt thiết kế và lập trình thuộc Công ty Cổ phần Tầm Tay; Mạng xã hội “Zing Me” được VNG thành lập; Mạng xã hội “Zalo” do VNG sáng lập…

  18. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) là: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn (Khoản 8 Điều 4 Luật SHTT).

  19. Dịch là việc chuyển nội dung tác phẩm này sang ngôn ngữ khác. Ví dụ: Tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” được dịch từ tác phẩm gốc là “The Adventures of Huckleberry Finn”…

  20. Phóng tác là việc phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nội dung làm cho nó mang một sắc thái mới. Ví dụ: Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ được phóng tác từ một câu chuyện cổ được lưu truyền trong dân gian. Phim “Lục Vân Tiên” được phóng tác từ tác phẩm “Lục Vân Tiên” là một tác phẩm truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu.

  21. Cải biên là việc sáng tạo ra tác phẩm từ một tác phẩm đã có nhưng có sự thay đổi về nội dung hay hình thức thể hiện, cũng như thêm vào các yếu tố mới so với tác phẩm gốc. Ví dụ: Tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa” của nhà văn Hồ Biểu Chánh được cải biên từ tác phẩm Les misérables của nhà văn Victor Hugo. Trong điện ảnh, có rất nhiều tác phẩm cải biên thành công và để lại nhiều ấn tượng tốt cho khán giả như: “Bố Già” (The Godfather), “Nhà tù Shawshank” (The Shawshank Redemption), "Forrest Gump", "Hồ sơ điệp viên Bourne" (The Bourne Identity), “Cuốn theo chiều gió” (Gone with the Wind), “Bệnh nhân người Anh” (The English Patient)...

  22. Chuyển thể là việc chuyển từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác. Ví dụ: Bộ phim Chí Phèo - Làng Vũ Đại ngày ấy được chuyển thể từ tác phẩm truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.

  23. Biên soạn là việc tạo ra tác phẩm trên cơ sở thu thập, chọn lọc nhiều tài liệu liên quan để biên tập, viết lại theo chủ đề nhất định, có thể bình luận, đánh giá. Ví dụ: tác phẩm “Biên niên hoạt động văn học hội nhà văn Việt Nam” của Trần Thiện Khanh, Lại Nguyên Ân và Đoàn Ánh Dương.

  24. Chú giải là việc giải thích, làm rõ nghĩa của một số nội dung trong tác phẩm khác.

  25. Tuyển chọn là việc chọn lọc ra một số tác phẩm trong nhiều tác phẩm theo một số nhất định. Ví dụ: “Đường cách mệnh” là tác phẩm tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

  26. Đối tượng được bảo hộ quyền liên quan theo Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019):

  27. Cuộc biểu diễn.

  28. Bản ghi âm, ghi hình

  29. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Ví dụ: Ca sỹ Hồng Nhung xin phép tác giả (hoặc mua) ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” để trình diễn trên sân khấu thì ca sỹ Hồng Nhung là người có quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của mình.

  1. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm 7 đối tượng: Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu, Bí mật kinh doanh, Tên thương mại (từ khoản 12 đến khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019):

  2. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Ví dụ: “Công Nghệ Nano Làm Sạch Nước” tác giả là Thạc sĩ Nguyễn Thành Đông và kỹ sư Hoàng Diệu Hưng đã sáng chế; “Xe lăn điều khiển thông qua ý nghĩ của con người” là 1 phát minh khoa học của GS.TS.Hùng Nguyễn; “Phát minh giúp người già không cần đeo kính” là công trình của Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ; Phát minh ra “bộ tiết kiệm xăng cho xe máy” là một phát minh của anh Đặng Hoàng Sơn;…

  3. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của chiếc xe ôtô, xe máy hoặc hình dáng thể hiện của bao bì của một sản phẩm sẽ được gọi là kiểu dáng công nghiệp như: Hình dáng của chai nước Lavie, hình dáng của chai kinh Pepsi hình dáng của xe Honda Lead, xe BMV...

  4. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.

  5. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

  6. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Ví dụ: Nhãn hiệu Coca cola, Sam sung,..

  7. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ năm 2006. Cơ quan sở hữu: Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên. Thương hiệu “Chè Thái Nguyên” cũng đã được bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan; Nhãn hiệu tập thể “Xoài Cao Lãnh” được bảo hộ năm 2012. Cơ quan sở hữu: Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh…

  8. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao – Do người tiêu dung bình chọn” cho Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP Hồ Chí Minh; Nhãn hiệu ISO 9000 được công nhận trên tòan thế giới, nhãn hiệu ISO 9002 là nhãn hiệu chứng nhận được Việt Nam công nhận…

  9. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Ví dụ: Nhãn hiệu liên kết của tập đoàn VinGroup: VinGroup, VinHomes, VincomRetail, VinDS, VinPearl, VinMec, VinpearlDiscovery, VinpearlGolf; Unilever Việt Nam có logo công ty riêng và họ sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho từng dòng sản phẩm của công ty: Dầu gội Sunsilk, dầu gội Clear, sữa tắm Dove, kem đánh răng P/s, Closeup,…; Vinamilk sản xuất nhiều sản phẩm: Proby (Sữa chua), Susu (Sữa chua), Vfresh (Nước giải khát), GoldSoy (Sữa đậu nành),… thì Proby, Susu, Vfresh, GoldSoy sẽ là các nhãn hiệu đại diện cho sản phẩm của Vinamilk.

  10. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ: Một số nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới: Adidas, Nike,… nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như “Vingroup”, “Vinhomes”, “Vinmec”, “Vinpearl”, “Chè Thái Nguyên”,…

  11. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Ví dụ: Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thủy Hưng Phát, Công ty thương mại tổng hợp Sơn Anh, Công ty gốm sứ Minh Long; Công ty rượu bia Hà Nội, Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội, Công ty bia Sài Gòn, Công ty bánh kẹo Hải Châu, Công ty sữa Mộc Châu; Công ty TNHH Nhật Linh, Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, Công ty cổ phần FPT…; Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên thương mại là Vinamilk... Tên viết tắt : VIETTINBANK, AGRIBANK, VINATEX, VINACONEX...

  12. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” (Hòa Bình) cho sản phẩm cam quả, Chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm; Chỉ dẫn địa lý “Mộc Châu” cho sản phẩm chè Shan tuyết; Chỉ dẫn địa lý “Thanh Hà” cho sản phẩm quả vải thiều, Chè Thái Nguyên, lụa Vạn Phúc, Gốm Bát Tràng, bưởi Phúc Trạch, chè Tân Cương,…

  13. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Ví dụ: Công thức chế biến đố uống mang tên Coca Cola là một bí mật kinh doanh của công ty Coca Cola,…

  14. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Gồm 2 đối tượng chính là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

  15. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.

  16. Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.

Ví dụ: Giống cây trồng mới đối với giống OM8 với chủ sở hữu: Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long và tác giả: Trần Như Ngọc và đồng tác giả Phạm Thu Dung, Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Trần Ngọc Thạch; Giống lúa Nếp thơm Ngọc Lam chủ sở hữu là Công ty Cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam; Giống cây trồng Hương thanh 10 với chủ sở hữu là Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Hồng Đức và tác giả: Nguyễn Thị Lan và đồng tác giả Vũ Thị Hà…


  1. tải về 2.74 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương