TrưỜng đẠi học luật thành phố HỒ chí minh khoa luật dân sự LỚp dân sự 44A1 buổi thảo luận thứ nhấT: khái quát về quyền sở HỮu trí tuệ



tải về 2.74 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu04.12.2023
Kích2.74 Mb.
#55866
1   2   3   4
BTTuần-1-Nhóm-3-DS44A1-Luật-SHTT

Theo thống kê, số lượng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam là khá nhiều so với các quốc gia trên thế giới. Theo bạn, vì sao có hiện tượng này?

Thứ nhất, một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng còn chưa sâu rộng, chưa kịp thời, không thường xuyên; việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan còn hạn chế; hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Trong khi nhận thức của người tiêu dùng tại Việt Nam chưa thật sự đầy đủ. Họ thường không quan tâm đến việc sản phẩm đó có là kết quả của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không. Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng thường có khuynh hướng muốn dùng miễn phí tất cả các sản phẩm sở hữu trí tuệ hơn là phải trả phí. Điều này thường xuất hiện nhiều ở lĩnh vực phim ảnh. Và dưới thời đại Internet phát triển vượt bậc thì các thủ đoạn càng khó bị phát hiện hơn nữa. Mà năng lực và số nhân lực các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này còn hạn chế.
Thứ hai, về mặt người chủ sở hữu. Theo thống kê, số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tăng từ 7 - 15% mỗi năm. Mặc dù đã cải thiện, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế bởi số lượng doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép đăng ký kinh doanh thường dao động ở mức 500.000 - 600.000 hàng năm. Nhưng số văn bằng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp ra từ 2005 đến nay chưa đến 300.000 văn bằng, trong đó chưa kể đến nhiều doanh nghiệp lĩnh vực dược có đến 100-200 nhãn hiệu. Điều này cho thấy có nhiều doanh nghiệp có nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều đó thể hiện rằng các chủ thể vẫn chưa thực sự ý thức được vai trò quan trong quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của mình.
Thứ ba, về mặt hình phạt. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được xử phạt bằng các hình phạt hành chính, dân sự, hình sự. Tuy nhiên các biện pháp hành chính thường được sử dụng nhiều nhất. Theo ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), trong 3 biện pháp (dân sự, hành chính, hình sự) được áp dụng thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta, biện pháp hành chính chiếm vai trò chủ đạo. Các chế tài dân sự hoặc hình sự rất ít được áp dụng và không phát huy được hiệu quả. Thực trạng "quá thiên về hành chính" này dẫn tới hậu quả là quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền chưa được bảo vệ thỏa đáng, hiệu quả của công tác thực thi quyền còn thấp. Đồng thời việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều vấn đề. Chúng ta có một hệ thống thực thi rất nhiều các cơ quan nhưng đây cũng là nhược điểm khi quá nhiều đầu mối dẫn đến doanh nghiệp không biết phải trông cậy vào đâu. Mặt khác, tâm lý của các chủ quyền sở hữu trí tuệ là cá nhân hay doanh nghiệp rất ngại ra tòa. Do đó, họ chủ yếu dựa vào các cơ quan thực thi hành chính nhà nước thực hiện các biện pháp hành chính để thực thi quyền của mình”. Như vậy thì các chủ thể bị xâm phạm sở hữu trí tuệ thường có xu hướng làm ngơ, mặc cho mình bị xâm phạm hơn là kiện cáo ra Toà. Và đó cũng là một trong những lý do số lượng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam là khá nhiều.
Đó là các lý do chủ yếu dẫn đến hiện tượng số lượng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam là khá nhiều so với các quốc gia trên thế giới. Rõ ràng nước ta cần phải cố gắng hơn nữa trong việc cải thiện các vấn đề xoay quanh quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế với các quốc gia phát triển và coi trọng quyền sở hữu trí tuệ.

  1. Đề xuất những giải pháp hạn chế hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ nhất, cần cụ thể hơn các quy định về nguyên tắc bảo hộ nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch trong bảo hộ và thực thi quyền SHTT và cần đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền: (i) Tiếp cận hồ sơ một cách đầy đủ và thuận lợi; Được thông báo đầy đủ căn cứ pháp lý tại các quyết định của cơ quan chức năng trong quá trình xác lập và thực thi quyền SHTT; (iii) được trao cơ hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, về việc đăng ký, xác lập các quyền sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký quyền tác giả nên được ghi nhận là thủ tục bắt buộc để xác lập quyền đối với một số loại tác phẩm mà nhu cầu khai thác thương mại cao và thường ẩn chứa những tranh chấp, theo đó, thủ tục đăng ký có thể là cơ chế đăng ký thông báo và theo hình thức online. Bởi lẽ, hiện nay, việc chia sẻ các thông tin diễn ra vô cùng nhanh chóng và việc sử dụng các tác phẩm đã có để tạo ra các tác phẩm, công trình mới là rất phổ biến. Điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nên việc đăng ký quyền tác giả của các chủ thể khi tạo ra tác phẩm sẽ tạo ra chứng cứ cho Tòa án giải quyết các tranh chấp này. Do vậy, cần bổ sung cơ chế xác lập quyền và bảo hộ quyền đối với các ý tưởng kinh doanh gắn với các giải pháp kỹ thuật ngay cả trước khi chủ thể nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế. Các ý tưởng này có thể được đăng ký tạm thời, để các chủ thể có thể yên tâm triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh của mình đối với các giải pháp đó mà không phải lo sợ có người khác sử dụng mất. Đây cũng là lẽ công bằng và bảo đảm cho việc cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
Thứ ba, nâng cao vai trò của Tòa án trong việc xử lý những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cần có một Tòa án chuyên biệt. Tòa án là một trong những cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thế nhưng thực tế ở Việt Nam lại rất hạn chế. Nhìn chung là do những nguyên nhân như thời gian giải quyết mất nhiều thời gian, các biện pháp khẩn cấp vẫn chưa kịp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, nguyên đơn đi kiện phải tự chứng minh quyền sở hữu... Vì thế, những biện pháp khác vẫn được các chủ thể ưu tiên lựa chọn khi họ phát hiện ra hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế. Để nâng cao vai trò của Tòa án thì cần yêu tố như sự nhận thức của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khi lựa chọn khởi kiện tại Tòa án; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Tòa án được nâng cao trong lĩnh vực này; nghĩa vụ phải chứng minh của nguyên đơn cần thay đổi để hợp lý hơn... Vì những lý do trên chúng ta cần phải cho ra đời một Tòa án chuyên về sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, nâng cao ý thức của người tiêu dùng. Việc phòng chống những hành vi xâm phạm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà còn cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Người tiêu dùng chính là thị trường tiêu thụ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và đồng thời cũng chính là nguồn nhu cầu gián tiếp tạo lên những hành vi vi phạm đó. Vì lẽ đó cần tuyên truyền và định hướng tiêu dùng nhằm để thị trường tự bảo vệ mình bằng cách “tẩy chay” đối với hàng giả, hàng nhái mà cụ thể là hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu không có nhu cầu ắt cung sẽ giảm và hoàn toàn bị triệt tiêu.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

tải về 2.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương