Tiền Xích Bích Phú Tô Thức



tải về 1.72 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.72 Mb.
#38602
  1   2   3   4   5   6
Tiền Xích Bích Phú – Tô Thức

前赤壁賦-蘇軾

qián chì bì fù - su shì

Nguyễn Quốc Bảo soạn
Tô Thức 蘇軾 su shì , giản thể viết 苏轼 (1037-1101), tự Tử Chiêm 子瞻 zi zhan, hiệu Đông Pha cư sĩ 東坡居士 dong bo ju shì, quê ở Mi Châu, nay là huyện Mi san1, tỉnh Tứ Xuyên, đồng hương với những danh tài nổi tiếng như Đỗ Phủ, Lý Bạch,…Tô Tử là một trong Tám Đệ Nhất Đại gia đời Đường Tống2, phụ thân Tô Tuân 蘇洵 su xún cùng em trai Tô Triệt 蘇轍 su chè cũng là hai văn hào nổi tiếng, nên thường gọi là Tam Tô 三苏 san su 3.

Ông là một nhà Đại Văn học, Thư họa và Họa gia nổi tiếng thời Bắc Tống (người đời thường gọi là Tô Đông Pha), Kì thi, từ, phú, tán văn, thư pháp và hội họa đều là những thành tựu cực cao toàn tài trong thiên niên lịch sử Văn học Tàu, nghệ thuật của họ Tô được công nhận như đã đạt đến mức Tối Kiệt của một Đệ nhất Văn học Đại gia: Tán văn sánh với Âu Dương Tu 歐陽修 ou yáng xiu nên được gọi là Âu Tô 歐蘇 ou su, Thi sánh với Hoàng Đình Kiên 黃庭堅 huáng tíng jian nên gọi là Tô Hoàng 蘇黃 su huáng, Từ sánh với Tân Khí Tật 辛棄疾 xin qì jí nên gọi là Tô Tân 蘇辛 su xin, thư pháp liệt vào bực Bốn Đại Thư Pháp Gia đời Bắc Tống «Tô, Hoàng, Mễ, Thái 蘇黃米蔡 su, huáng, mĭ, cài», Hội họa đã làm căn bản cho Hồ Châu Họa phái 湖州畫派 hú zhou huà pài sau này. Tô Thức từ nhỏ đã tỏ ra thông mẫn và ham học, hai mươi mốt tuổi đỗ Tiến sĩ, sớm được bổ nhậm Hàn Lâm học sĩ kiêm Thị độc4, Long đồ các học sĩ rồi thăng Binh bộ thượng thư; sau đó thì sự nghiệp bị trắc trở; nguyên do bị Tạ Cảnh Ôn vu hãm, nên bị biếm5 về Hàng Châu để xét xử. Năm bốn mươi ba tuổi, lại phát sinh án lý «Ô đài Thi án 烏臺詩案 wu tái shi àn», ông bị tù và giáng chức xuống làm quan ở Hoàng Châu. Thời gian ở đây ông đã trước tác Thừa thiên tự dạ du, Đông pha, Huệ sùng xuân giang hiểu cảnh, đương thời là những tác phẩm nổi tiếng. Qua triều Tống Thần Tông, tể tướng Vương An Thạch cải cách thay đổi phép tắc, Tô Thức dâng sớ phê bình tân pháp, nên lại nhập ngục, rồi lại bị biếm đi nhậm chức những địa danh xa xôi như Hàng Châu, Mật Châu, Từ châu, Hoàng Châu, Huệ Châu, và cả Quỳnh Châu là nơi hẻo lánh trên đảo Hải Nam. Triều Tống Huy Tông, Tô Thức được ân xá trở về Bắc, lâm bệnh ở Thường Châu rồi mất, thọ sáu mươi sáu tuổi.
Lúc tại chức ở Hoàng Châu, Tô Thức cất nhà ở Đông Pha (sườn đồi phía Đông, do đó có danh Tô Đông Pha cư sĩ). Hai bài Tiền và Hậu Xích Bích Phú đều được trước tác ở đây. Xích Bích là tên một trận địa nổi tiếng, thuộc huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc phía Nam sông Dương Tử, nơi mà năm Kiến An 13 (DL 208), Tào Tháo từ Giang Lăng đuổi đánh Lưu Bị, rồi Tháo bị khốn quẫn và đại bại bởi Chu Du, tướng Đông Ngô Tôn Quyền, dùng hỏa công đốt hết chiến thuyền. Bờ sông bị lửa đốt cháy đỏ nên có tên Xích Bích (Sườn Núi Đỏ).
Hoàng Châu nơi Tô Tử bị đày, bây giờ là huyện Hoàng Cương (tỉnh Hồ Bắc), cũng có một dãy núi đỏ, cũng có tên là Xích Bích, nhưng không phải Xích Bích ở huyện Gia Ngư tỉnh Hồ Bắc. Tô Tử du thuyền tại đây, thấy trùng tên, liên nghĩ đến trận chiến Xích Bích ngày xưa, cao hứng làm nên Bài Phú để luận thiên hạ sự, luận anh hùng và ký thác tâm sự.


Thư Họa Tiền Hậu Xích Bích Phú của Chúc Vĩnh Minh 祝永明

Zhu Yunming (1460–1526) Bảo tàng viện Thượng Hải
Tôi không am tường về các thể Thi Phú. Chỉ biết Phú là một thể văn biền ngẫu, cấu trúc phức tạp, dùng nhiều trợ ngữ và phá ngữ, như trong Tiền Xích Bích Phú. Tự điển viết Phú: giản thể viết: bộ bối, bèi (gt:), nghĩa là dãi bày. Dãi bày vào thơ gọi là Phú thi, văn xuôi biền ngẫu đối nhau có vần gọi là Phú. Đọc trên Võng lạc, thấy thể Phú có từ thời Tiên Tần bên Tàu với những bài nổi tiếng Cao Đường Phú, Thần Nữ Phú của Tống Ngọc. Thời Hán triều, thể Phú thịnh hành nhất với nhiều tác giả như Giả Nghị, Tư Mã Tương Như, Dương Hùng, Đông Phương Sóc, Trương Hành... Thời Kiến An, Tào Thực viết Lạc thần phú, một áng văn chương tuyệt phẩm. Cổ nhân có câu Hán Phú Đường Thi, Tống Từ Nguyên Khúc. Việt Nam tiếp thụ và cải biến văn học Tàu, nên tất nhiên có tác phẩm viết bằng thể Phú ; sử sách chép Văn Tế Cá Sấu của Hàn Thuyên, di sản văn chương chữ Nôm thế kỷ 15 và 16 có chép Quần Hiền Phú Tập (1457 triều Lê Nhân Tông); nhưng tất cả đều thất lạc. Lúc còn đi học tôi thích đọc Trương Hán Siêu đời Trần (Ông làm quan trải bốn triều vua: Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông), với bài Bạch Đằng Giang Phú viết bằng Hán tự, diễn Nôm có bản của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và Bùi Văn Nguyên. Thời Lê mạt, giữa thế kỷ 18, trong văn chương Nôm có thấy Ngã Ba Hạc Phú (Nguyễn Lân), Quách Tử Nghi Phú (Nguyễn Hữu Chỉnh). Sau này, thể Phú thịnh hành, có rất nhiều bài nổi tiếng như Tụng Tây hồ của Nguyễn Huy Lượng đời Lê mạt Tây sơn, Chiến Tụng Tây hồ của Phạm Thái đời Nguyễn sơ, Hàn nho Phong vị Phú của Nguyễn Công Trứ, Tài tử đa cùng Phú của Cao Bá Quát, Thầy Đồ Dạy Học và Hỏng Thi của Trần Tế Xương, vân vân. Văn Tế cũng là thể Phú Đường luật, những bài nổi danh: Tế Trận Vong Tướng Sĩ của Nguyễn Văn Thành và Tế Võ Tánh và Ngô Tòng Châu của Đặng Đức Siêu, Văn tế Nghĩa sĩ Cần Guộc của Nguyễn Ðình Chiểu.

***
Phần tiếp của bài viết có thêm Diễn Nghĩa, Diễn Nôm, Diễn Anh Ngữ và chép lại Xích Bích Hoài Cổ của Đỗ Mục và Vịnh Tiền Xích Bích của Nguyễn Công Trứ. Lúc xưa, cũng như các học sinh khác, tôi đọc bài « Dịch Tiền Xích Bích Phú » của Phan Kế Bính, tuy không rành Hán văn nhiều, nhưng hỏi thân phụ dăm ba chữ, rồi cảm thấy bài dịch không sát với Nguyên tác, lại có phần thiếu sót mà sau này Nguyễn Hiến Lê đã chua thêm. Nay mạn phép tiền nhân, xin diễn nghĩa lại, lấy cái cảm hứng của kẻ hậu sinh để trả ơn tri ngộ.


tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương