Tiền Xích Bích Phú Tô Thức



tải về 1.72 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.72 Mb.
#38602
1   2   3   4   5   6
Diễn Nôm
Bài của TchyA & Bất Tiếu Bảo

Thu Nhâm Tuất ngày Rằm tháng bẩy

Khách lắm người hội với Tô Công

Thả thuyền một lá trên sông

Cuối dòng Xích Bích bình bồng ngao du
Gió hiu hắt sóng thu chẳng gợn

Nhấc chén quỳnh chúc bạn mua vui

Ngâm thơ Trăng Sáng mà chơi

Lấy chương Yểu Điệu lựa lời xướng ca


Non Đông bỗng gương Nga thấp thoáng

Lững lờ treo trong khoảng Đẩu Ngưu

Ngang sông sương trắng một mầu

Lừng lừng nước sáng soi cao tiếp trời


Thuyền một lá rong chơi đây đó

Bơi một vùng non nước bao la

Lồng lộng vui thú yên hà

Tựa là cỡi gió biết mà dừng đâu


Lâng lâng tựa bể sâu xa lánh

Chơ vơ như mọc cánh lên tiên

Thôi thì uống rượu liên miên

Mạn thuyền ta gõ hát liền hò khoan

Hát rằng : Lái quế (anh ơi) chèo lan

Vỗ bầu không sáng (mà để) theo làn nước trong

Bâng khuâng (tình bằng) lòng những hỏi lòng

Đợi người bạn ngọc (thế mấy) ngóng trông phương trời

Khách du bỗng có một người

Ống tiêu hòa lại theo lời xướng ca
Tiếng ai oán rên la rầu rĩ

Nhường quyến luyến van vỉ nhớ nhung

Ngân dài không dứt tơ trùng

Vẳng ra lại gợn, gợn xong lại rền


Rồng nhảy múa trong miền hang tối

Xụt sùi thương cùng nỗi góa chồng

Thoát nghe Tô Tử trạnh lòng

Ngồi ngay sửa áo khăn xong hỏi rằng


Cớ sao bỗng tự dưng buồn thế

Tình cảnh gì khá kể nghe xưa

Khách rằng: Trăng sáng sao thưa

Trời nam chim quạ ngẫn ngơ bay ào


Há chẳng phải thơ Tào mạnh Đức

Vũ Xương kia khu vực miền Tây

Đông thì Hán Khẩu này đây

Nước non tươi tốt cỏ cây xanh rì


Phải chăng đó trước vì Công Cẩn

Tào đã từng khốn quẩn đây không?

Thuận giòng trẩy xuống phía Đông

Phá Kinh Châu lại hạ vùng Giang Lăng


Thuyền ngàn dậm tràn sang tấp tới

Cờ ngất trời phất phới tung bay

Qua sông uống rượu vui vầy

Cất ngang một ngọn giáo dài ngâm thơ


Một đời cũng đã là dũng sĩ

Nay còn đâu dư khí anh hùng



Bầy choa6 câu bắn trên sông

Chơi cùng tôm cá bạn cùng hươu nai


Thuyền lá nhỏ thả chơi không bến

Rượu bầu còn chuốc chén khuyên mời

Phù du gửi đất gửi trời

Bể khơi dường hạt thóc thôi đó mà


Cuộc ngắn ngủi đời ta có ngán

Khen sông trôi vô hạn thì hên

Cắp Tiên bay bổng lên trên

Ôm ghì chị Nguyệt vẹn tuyền với trăng


Được như thế biết rằng chẳng có

Tiếng tiêu thừa gửi gió làm khuây

Tô rằng: trăng nước vơi đầy

Khách ôi có biết sự này từ xưa


Trăng tròn khuyết khi mờ khi sáng

Nước thấp cao khi giáng khi thăng

Thấp cao mặt nước vẫn bằng

Khuyết tròn trăng vẫn là trăng đó mà


Từ chỗ Biến mà ta quan sát

Trời đất cùng một chớp mắt thôi

Xét vòng Không Biến mà coi

Ta cùng trời đất cùng dài như nhau


Cớ sao lại khen dâu bể nhỉ

Ngẫm kỹ xem trên thế gian này

Giữa gầm trời rộng đất dầy

Vật nào mà chẳng có thầy chủ thương


Nếu không phải của thường ta có

Dẫu tơ hào tí xíu cũng không

Chỉ duy gió mát trên sông

Và trong khoảng núi trăng trong một vành


Tai nghe tiếng mắt hình dung sắc

Không ai cấm cứ lấy mà chơi

Dùng thì chẳng hết được rồi

Ấy kho vô tận của trời đất chung


Tôi với bác đều cùng một lứa

Cùng một lòng lấy đó làm vui

Khách nghe hớn hở tươi cười

Chén quỳnh rửa sạch lại mời chuốc nhau


Các thức nhắm trước sau hết sạch

Để mâm bàn chén tách ngổn ngang

Gối đầu cùng ngủ trong khoang

Li bì đâu biết sáng toang lúc nào.


Bài của Trương Ngọc Thạch


 

Thu Nhâm Tuất ngày rằm tháng bảy,

Tô Tử đi cùng khách dưới thuyền,

Núi Xích Bích cao vút bên trên,

Gió hiu nhẹ không lên gợn sóng,

Mời khách chén rượu nóng, ngâm liền

Bài Minh Nguyệt thuộc thiên Yểu Điệu.

 

Trên đỉnh núi Đông Sơn sừng sững,



Trăng lên dần lơ lửng tầng cao

Nằm ngay giữa hai sao Ngưu Đẩu.

Sương trắng tỏa ngang đầu nước sáng,

Nước với trời liên mạng vào nhau,

Thuyền lướt sóng nhẹ tựa cỏ lau,

Qua vạn khoảnh rộng sâu sông nước.

Mênh mông như trên không lướt gió,

Không biết đang đây đó nơi nao,

Nhẹ nhàng như sót lại ta nào,

Hóa thành lông bay vào tiên cảnh.

 

Nhắp chén rượu vui vui trong bụng,



Gõ mạn thuyền nổi hứng ca vang,

Ca rằng: "Thuyền quế, chèo lan,

Trên trời rực sáng dưới làn nước trong.

Mang mác nhẹ lòng tơ tưởng nhớ,

Ngóng mỹ nhân cách trở phương xa."

 

Khách hứng lấy tiêu ra hòa nhịp,



Tiếng tiêu nghe kịp đốt tâm can,

Như ai oán, như khóc, như than.

Âm mướt như tơ lan tuôn mãi,

Thuồng luồng nghe quằn quại trong hang,

Sụt sùi khóc, goá phụ trong khoang

Thương phận mình lang thang chiếc bóng.

 

Tô Tử buồn, sửa tà, ngồi thẳng,



Hỏi khách rằng: "Chẳng hiểu cớ sao

Tiêu âm bác thảm sầu quá đáng ?"

Khách đáp rằng: "Trăng sáng sao thưa,

Quạ về Nam, thơ Tào Mạnh Đức?

Tây Hạ Khẩu, Vũ Xương đông bắc,

Núi với sông uốn khúc vào nhau,

Cỏ cây xanh rực rỡ tươi mầu,

Chẳng phải đây khổ sầu Mạnh Đức

Bởi Chu Lang vây bức hay sao?

Trong khi đang đánh phá Kinh Châu,

Chiếm Giang Lăng, tuyến đầu đông tiến,

Thuyền ngàn dặm hiển hiện chặt sông,

Cờ trước gió mênh mông rợp khắp,

Rót chén rượu, tay cắp ngọn giáo,

Trổi ngâm lên mấy đạo vần thơ.

Anh hùng oanh liệt khi xưa

Nay đâu còn nữa âu là phận ta !

 

Thân đánh cá vào ra kiếm củi,



Bạn cùng hươu, nai, cá với tôm,

Ngồi lá thuyền sớm tối chiều hôm,

Nâng bầu rượu mời nhau lưng chén,

Gửi thân phận phù phiếm ở đời

Như hạt thóc biển khơi bát ngát,

Thương mảnh đời khoảnh khắc chóng qua,

Mong được làm sông xa vô tận,

Cặp tiên bay lên tận cõi trời,

Ôm trăng sáng sống đời vạn kiếp.

Biết không thể thốt nhiên có hết

Mượn tiếng tiêu gửi đến gió sương."

 

Tô Tử nghe như vậy tiếp luôn:



"Bác cũng biết Nước cùng Trăng chứ ?

Nước chảy miết không về chốn cũ,

Ta đi mãi chưa đủ đến nơi.

Tròn rồi khuyết, trăng thời vẫn thế,

Lấy cái Biến để ta quan sát

Trời đất này cũng như chớp mắt,

Lấy Bất Biến phân tìm sự thật

Ta thấy rõ sự vật vô biên,

Tại sao lại li ên miên thèm khát ?

Của trên đời ắt nhiên có chủ,

Không của ta, thủ giữ làm chi ?

Gió trên sông vi vu nghe tiếng,

Trăng khe núi chiếu sáng ta xem,

Tha hồ đem dùng hoài không hết.

Cùa trời đất hệt kho vô tận,

Là của chung, vận hưởng bác tôi.

 

Rót thêm rượu, khách cười thoải mái,



Đồ nhắm cạn, bừa bãi chén mâm,

Gối mạn thuyền, ngả lưng nằm xuống,

Chẳng biết trời chuyển hướng rạng đông.

Bài của Đào Nguyên Phổ

Năm Nhâm Tuất qua rằm tháng bảy,
Ông Tô công7 cùng mấy người quen,
Trên sông Xích Bích con thuyền,
Gió hiu hiu thổi, sóng êm êm dừng.
Cuộc mời khách tay nâng chén rượu,
Thơ Nguyệt minh Yểu điệu ngâm rền,
Non đông chợt thấy sáng lên,
Vầng trăng lơ lửng giữa chiền đẩu ngưu.
Móc ngang sông phau phau làn trắng,
Nước in trời loang loáng vẻ xanh,
Buông theo chiếc lá lênh đênh,
Ðè muôn đợt sóng mông mênh cõi ngoài.
Lồng lộng tựa lưng trời cỡi gió,
Mà biết rằng dừng đỗ nơi nao,
Nhởn nhơ thoát tục lên cao,
Hóa ra lông cánh bay vào cõi tiên.
Vui vẻ rượu nhắp liền mấy chén,
Gõ nhịp thuyền cất tiếng hát ran,
Hát rằng: “Chèo quế buồm lan,
Ðập tung ánh sáng, miết lên ngược dòng.
Xa thăm thẳm chạnh lòng tưởng nhớ,
Trông mỹ nhân cách trở phương trời.”
Khách liền thổi sáo họa bài,
Vo vo tiếng sáo như người khóc than.
Như mến tiếc căm hờn mọi nỗi,
Giọng ngân dài tựa mối tơ vương.
Hang sâu quằn quại thuồng luồng,
Thảm tình gái góa thuyền xuông sụt sùi.
Ông Tô xốc áo ngồi chỉnh chệ,
Hỏi khách sao buồn thế này ư?
Khách rằng: “Trăng sáng sao thưa,
Ðàn chim ô thước lững lờ về nam”.
Câu thơ ấy ai làm thủa trước,
Chẳng phải Tào Mạnh Ðức đó không?
Vũ Xương, Hạ Khẩu tây đông,
Nước non quanh quất mấy trùng xanh xanh.
Ấy chẳng phải Tào binh thuở nọ,
Bị Chu Lang đánh đổ đấy không?

Kinh Châu vừa mới phá xong,


Giang Lăng đạp đổ thuận sông xuôi thuyền.
Sông nghìn dặm chật liền tàu chiến,
Trời bốn phương che kín bóng cờ.
Giữa vời lọc rượu nhởn nhơ,
Quay ngang ngọn giáo ngâm thơ một bài.
Anh hùng nhất trên đời lừng lẫy,
Mà bây giờ nào thấy ở đâu,
Huống ta vớt củi buông câu,
Lứa đôi tôm cá, bạn bầu hươu nai.
Thuyền một lá vui chơi chèo chống,
Rượu lưng bầu êm giọng chuốc luôn.
Xác vờ gởi mặc kiền khôn,
Tẻo teo hạt thóc trong cồn bể xanh.
Thoáng một chốc kiếp sinh là mấy,
Khen con sông nước chảy khôn cùng.
Cắp tiên chơi chốn non Bồng,
Tay ôm chị nguyệt những mong trọn đời.
Biết không thể vật nài thế được,
Giọng buồn ngâm gởi trước gió bay.”
Ông Tô rằng: “Khách có hay,
Kìa kìa nước ấy trăng này đó không?
Nước kia vẫn xuôi dòng chảy xiết,
Mà chưa từng đi hết chút nao.
Trăng kia có lúc đầy hao,
Mà ta chưa thấy khi nào bớt thêm.
Cứ lúc biến mà xem trời đất,
Thì chẳng qua chớp mắt mà thôi.
Cứ khi không biến mà coi,
Thì ai ai cũng lâu dài như nhau.
Vả thử ngẫm trong bầu vũ trụ,
Có vật gì không chủ đâu mà.
Vật gì chẳng phải của ta,
Dẫu từ một mảy chớ hòa nhúng tay.
Chỉ trên nước hây hây gió thổi,
Với sườn non vòi vọi trăng treo,
Tai nghe văng vẳng tiếng reo,
Mắt trông thấp thoáng có nhiều vẻ tươi.
Mặc sức lấy nào ai dám giữ,
Tha hồ tiêu vẫn cứ chứa chan,
Của trời kho đụn vô vàn,
Mà đôi ta hãy chơi tràn là vui.
Khách mừng rỡ miệng cười tay rót,
Nhắm cạn rồi mâm bát ngổn ngang,
Kề lưng dựa gối trong khoang,
Quá say nào biết đã tang tảng ngày.

Bài của Quân Công Thị (*)



Năm Nhâm tuất mùa thu tháng bảy,
Mới qua rằm trăng hãy còn hin.
Ông Tô cùng khách dời thuyền.
Chơi nơi Xích Bích gần miền Kinh Châu.
Gió phảng phất dòng sâu sóng lặng,
Cất chén mời khách hẳn vui ưa;
Ngâm nga Nguyệt xuất thi xưa,
Liền câu yểu điệu cảnh giờ khéo in.
Phương đông thoắt trăng lên chóp núi,
Trong Đẩu, Ngưu noi dõi dần dà;
Sông trong, nước rạng bao la,
Ngang giăng móc trắng, là đà trời xanh.
Bồng một chiếc thích tình hứng cảnh,
Nước mênh mang muôn khoảnh xông pha;
Phới như cỡi gió bay qua,
Nương không lóng biết đâu là đến đâu.
Phơ phơ giống đời hầu có một,
Bỏ phàm trần cởi lốt lên tiên;
Chừng khi ấy dốc rượu liền,
Vui chi xiết gõ mạn thuyền ca xoang.
Trổi một khúc: "Thuyền lan, chèo quế,
"Vỗ trong ngần ngược vẻ rạng trôi;
Đăm đăm luống dạ ai hoài,
Mỹ nhân trông tưởng cách trời một phương."
Thổi tiêu sẵn có chàng đạo sĩ,
Nương lời ca rủ rỉ họa theo;
Cô cô loan phượng tiếng kêu,
Dở hờn, dở khóc, dở chiều, dở than!
Tiếng thừa thãi khoan khoan réo rắt,
Rõ ràng nghe chẳng dứt như tơ;
Đầm sâu giao lặn mưa kỳ
Thuyền không gái góa sầu bi lỡ đường.
Đông Pha lão nghe tường buồn bã,
Sửu bào ngồi hỏi gã thấp cao;
Hỏi rằng: "Do dĩ làm sao,
Tiệc vui thổi khúc tiêu tao lấy gì?
Khách dẫn thi: "Tinh hy nguyệt bạch,
Mạnh Đức ngâm Xích Bích phải không?
Xanh xanh đoái khắp tây đông,
Vũ Xương, Hạ Khẩu non sông tí mù.
Ấy chẳng phải đánh đua tài trí,
Nên Tào Man khốn bị Chu Lang;
Đương sơ Kinh địa phá tan,
Giang Lăng cũng đã tro tàn dòng xuôi.
Thuyền ngàn dặm nối đuôi giữa sóng,
Cờ muôn cơn rợp bóng trên không;
Rượu thi tới bến gác dòng,
Hùng tài tót thế gẫm không ai bì.
Đến giờ há còn chi đâu có?
Huống nữa là ngư nọ tiều kia.
Đòi ta bãi bạc, cồn le,
Vui vầy tôm cá, bạn bè hươu nai.
Lênh đênh vãi thuyền chài một lá,
Hê ha khuyên rượu lã vài hồ;
Dầm vàng gởi cái phù du,
Dự chi hốt thóc xô bồ biển thương.
Đời người gẫm thảm thương thấm thoắt,
Sông giang khen dài dặc không cùng;
Giày phi tiên cắp thung dung,
Ôm châu minh nguyệt muốn cùng dài lâu.
Liệu chẳng khá kíp cầu mà đặng,
Đem tiếng thừa phải nhắn gió đông".
Ông rằng: "Này khách biết không?
Mặt trăng phải tỏ, lòng sông phải dò.
Nước chảy mãi có mô trôi thẳng,
Trăng khuyết tròn trọn chẳng tiêu hao.
Hãy coi lẽ biến làm sao,
Lại coi chẳng biến thế nào thời hay.
Biến nháy mắt trời xoay đất trở,
Chẳng biến thời như rứa đeo tai;
Vật người chẳng hết còn hoài,
Có gì mà lại dong dài khong khen.
Vả lại xét trong nền Tạo hóa,
Các vật đều có gã chủ trương;
Dầu ta không có nõ màng
Mảy lông chớ đúng, muôn vàn kể chi.
Vui mặt nước những khi êm mát,
Cùng đầu non mấy lượt thanh tao.
Trăng thanh gió mát nghêu ngao,
Trăng non, gió nước dồi dào hòa hai.
Tiếng không hẹn lọt tai càng đớt
Sắc tình cờ vào mắt mà nên;
Mua vui nào phải tốn tiền
Tai dùng không chán, mắt nhìn không no.
Ấy tạo vật là kho vô tận
Ta cùng ngươi chỗ sẵn chơi chung".
Khách cười chi xiết mừng lòng,
Vội vàng rửa chén, rắp mong nghiêng bầu.
Cơm rượu thảy hồi lâu ráo xáo,
Chén bát đà lộn lạo ngửa nghiêng;
Cùng nhau chiếu gối trong thuyền,
Không dè trời đã rạng liền hướng đông.
(*) Quân công thị tức Hoằng Hóa Quận vương, Miên Triện, con thứ 66 của vua Minh Mạng. Minh Mạng Nguyễn Phúc Kiểu có 78 con trai, út là An Thành Vương Miên Lịch.

Diễn qua Anh Ngữ



Bài của Liu Shih Shun

Bài diễn ra tiếng Anh dùng ghi âm Hán tự Wade-Giles (WG), không dùng hanyun pinyin (py), thông dụng nên gọi là phổ thông hỏa, pǔtōnghuà. Có rất nhiều cách ghi âm: tỷ như EFEO là cách ghi âm của Ecole francaise d’Extreme-Orient, do Seraphin Couvreur tạo ra khoảng 1902 dùng bởi cộng đồng nói Pháp ngữ (francophonie) cho tới giữa thế kỷ 20. Cộng đồng Anh ngữ thì dùng Wade-Giles, người Tàu gọi là 威妥瑪拼音, Uy Thỏa mã bính âm wei tuǒ mă pin yin. Cách ghi âm này dựa trên thổ ngữ Mandarin Bắc Kinh do Thomas Wade xướng khởi khoảng giữa thế kỷ19, chính thức hóa bằng quyển Tự điển Chinese-English của Herbert Giles năm 1892. Hầu như các sách tiếng Anh viết về Tàu, đều dùng Wade-Giles suốt cả thế kỷ 20, bây giờ thì hầu hết thay thế bằng Bính âm, nhưng Đài loan vẫn còn dùng mã ghi âm WG này. Thí dụ năm Nhâm Tuất ở đây tác giả ghi thêm Emperor Shen-tsung of the Sung dynasty, 1068-1085, the fifth year of Yuan-feng (1078-1085) being 1082. Shen-tsung (WG), là Vua Thần Tông py sẽ viết là shénzong 神宗, đời (Bắc) Tống (WG: Sung; py: song; Tống triều 宋朝; pinyin: sòngcháo; Wade-Giles: Sung-Ch'ao), niên hiệu Nguyên Phong WG: Yuan-feng 元豐, py: Yuánfēng. Tôi không quen với WG, nên phần nhiều, khó nhận ra chữ. Đặc biệt Xích Bích, py: chìbì, WG viết Ch’ih-pi. Trên Võng, ít hay không thấy dùng WG nữa. Nay chép lại bài Diễn Anh ngữ này của Lưu Thế Thuận Líu Shì Shùn, tôi khá thích vì diễn sát với nguyên tác của Tô Tử dụng từ ngữ rất chính xác, nên nhân dịp tôi chua thêm những hán tự bằng Bính âm pinyin, bên cạnh các ghi âm Wade-Giles mà tác giả Liu Shih Shun8 dùng. Ở đây tác giả Tàu viết: Nhâm Tuất là năm thứ Năm niên hiệu Nguyên Phong triều Thần Tông, trong khi trong Cổ Văn Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê ghi: Nhâm Tuất tức là năm thứ tư niên hiệu Nguyên Phong, đời Tống Thần Tông (1082); năm đó Tô Thức 46 tuổi. Theo Âm Lịch thì rằm (ngày Giáp Ngọ) tháng Bẩy (Mậu Thân) năm Nhâm Tuất là ngày 11 tháng 08 năm 1082. Sử Sách cũng viết vua Thần Tông trị vì từ 1067 (không phải 1068) đến 1085, và niên hiệu Nguyên Phong khởi đầu năm 1078. Như vậy Nhâm Tuất 1082 là năm thứ Năm (5) của niên hiệu này. Tô Thức sinh năm 1037, năm 1082 ông 46 tuổi ta.

First Fù (1) on the Chìbì (Red Cliff) (2)


qián chì bì fù - su shì

(TR: LIU SHIH SHUN Líu Shì Shùn)

On the sixteenth of the seventh month, in the fifth year of Yuánfēng (Yuan-feng) (3), I took a trip by boat with some friends to the Chìbì (Ch'ih-pi). The wind was blowing gently; there was not a ripple on the water. I raised my cup and toasted my friends. We recited the poem from the Books of Songs on the 'Bright Moonlight,' containing the line on the sedate lady. Shortly after, the moon rose over the eastern mountain and hovered between the Dipper and Aquila. The white dew lay all over the river, and the light reflected in the water reached up to the sky. We let our small boat drift along over the vast expanse ahead of us. Now we seemed to float away, and, freed from this world, to take wing and become immortal.

In this mood, we drank happily and sang, beating out the rhythm with our fingers on the side of the boat:

        On a cassia boat, with orchid oars


        We struck the water, rowing up the river,
        As the moon shone over the waves. I long
        For the beauties on the other side of Heaven! (4)

Among my friends there was one who played the flute and who accompanied my song. The sound of the music was melancholy. Now it seemed complaining and yearning; now it seemed weeping and pleading. Even when the song was finished, its reverberations seemed not to die away but lingered on like an unbroken thread. Dragons hiding in the dark ravines would have been roused to dance, and widows languishing in their solitary boats would have been moved to tears.

Overcome by sadness, I adjusted my garment, sat up solemnly and asked my friends: Why is it that things are what they are? They replied as follows: The moon is bright and the stars are few. Crows and magpies fly southward. Was this not the poetry of cáo mèng dé (Ts'ao Meng-the) (5). Between xià kǒu (Hsiak'ou) (6) in the west and wŭ chang (Wuch'ang) (7) in the east interwined a host of gray mountains and rivers. Was this not the scene of his siege by Zhōu Yú (Chou Yü) (8)? When Cáo Cāo (Ts'ao Ts'ao) sailed down to jiang líng (Chiangling) (9) after overrunning jing zhou (Chingchou) (10) and followed the waters of the river eastward, his ships lined up the river for one thousand li (11), and his flags covered the sky. Looking out on the river, he drank copious draughts, and, as he grasped his spear, he composed poetry. He was a great hero in his time, but where is he now? Moreover, now that you and I are fishing and cutting wood on the brink of the river, fish and prawns are our companions, stags, and deer our friends. We row a flat leaf-like boat and drink with one another. We are like tiny insects in a vast world and mere specks in the deep, deep sea. We lament our ephemeral lives and admire the eternal Yangtze. To travel far and wide with roving immortals and embrace the moon till the end of times is something that cannot be achieved. In this certainty, we have left the reverberations of our music to mingle with the sobbing wind.

My friend, said I, do you know about the water and the moon? The former goes on and on, but it never comes to an end. The latter waxes and wanes, but it never decreases or
increases. If we see everything from its changing aspect, even heaven and earth cannot last for a twinkling of an eye. If we look at everything from its unchanging aspect, it and we can never end. What is there, then, to be admired? Furthermore, everything on earth has its owner. If a thing is not owned by us, we cannot lay hands on the tiniest part of it. Only the gentle breeze on the river and the bright moon over the mountains feast the ear with sound and the eye with color, and these we can take at perfect liberty and use without exhausting them. These are the unlimited reserves of the Creator, which you and I can enjoy together.

My friends were gratified and smiled. We washed our cups and resumed our drinking. When all the food was consumed and the cups and dishes were scattered around, we lay in complete disorder till dawn came up the east and took us unawares.




Notes


(1) Rhymed or partly rhymed prose.
(2) A mountain in Huangkang Hsien, Hupeh, intentionally or unintentionally confused with another of the same name, situated in Chiayu Hsien, where Ts'ao Ts'ao was disastously defeated by the combined forces of Shu and Wu during the Three Kingdoms period.
(3) Reign of emperor Shen-tsung of the Sung dynasty, 1068-1085, the fifth year of Yuan-feng (1078-1085) being 1082.
(4) The allusion was to high officials in the capital.
(5) Courtesy name of Ts'ao Ts'ao, the emperor of Wei, another one of the Three Kingdoms, who was one of the most active political figures in his time.
(6) Modern Hankow, a city in Hupeh Province.
(7) Wuch'ang Hsien, Hupeh.
(8) A famous general of the state of Wu.
(9) Chiangling Hsien, Hupeh.
(10) Prefecture in Hupeh.
(11) Each equivalent to one-third of a mile.

Vịnh tiền Xích Bích


Nguyễn Công Trứ (**)

Gió trăng chứa một thuyền đầy,


Của kho vô tận biết ngày nào vơi?
Ông Tô tử qua chơi Xích Bích
Một con thuyền với một túi thơ.
Gió hiu hiu mặt nước như tờ,
Trăng chênh chếch đầu non mới ló.
Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ
Buông chèo hoa len lỏi giữa sơn cương.
Ca rằng: quế trạo hề lan tương,
Kích không minh hề tố lưu quang,
Diểu diểu hề dư hoài
Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương
Người ỷ ca réo rắt khúc cung thương,
Tiếng tiêu lẫn tiếng ca vang mặt nước.
Sực nhớ kẻ cầm ngang giáo vịnh câu thơ thuở trước.
Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du
Đành hay trời đất dành cho
Hai kho phong nguyệt nghìn thu hãy còn.
Còn trời còn nước còn non.

(**) Bài Vịnh trên đây thật hay. Nhưng tôi nghĩ cái tự mãn của Nguyễn Công Trứ, khi công thành danh toại, vịnh chữ Nhàn hơi lố, dám ẩu tả (avoir le culot) trong bài hát nói Chữ Nhàn kể đến một thú thanh cao Tô Đông Pha, mà không kị cái uất ức của người bị biếm ở Hoàng Châu, gặp nhiều trở ngại trên đường công danh, khi viết Xích Bích Phú. Tôi ngạc nhiên là Cụ Trứ là người học rộng, sao không hiểu tâm sự của Tô Công.


Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm tuất
Để ông Tô riêng một thú thanh cao
Chữ nhàn là chữ làm sao?

Xích Bích Hoài Cổ - Đỗ Mục

赤壁懷古 杜牧


chì bì huái gŭ - dù mù

赤壁懷古-杜牧
折戟沉沙鐵未銷


自將磨洗認前朝
東風不與周郎便
銅雀春深鎖二喬
Xích Bích Hoài Cổ - Đỗ Mục
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều.
Đông phong bất dữ Chu Lang tiện,
Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều.
Diễn Nghĩa – Bất Tiếu Bảo
Kích gãy chìm trong cát sắt chửa tiêu

Bởi đem mài rửa nhận ngay triều đại trước

Gió Đông không kịp thuận tiện cho Chu Lang

Xuân thâm nghiêm đài Đồng Tước khóa hai Kiều


chì bì huái gŭ - dù mù
zhé jǐ chén shā tiĕ wèi xiao,

zì jiang mó xĭ rèn qián cháo.

dong feng bù yŭ zhou láng biàn,

tóng què chun shen suǒ èr qiáo.
Đỗ Mục (803-852) tự là Mục Chi , hiệu là Phàn Xuyên người huyện Vạn Niên , quận Kinh Triệu (tỉnh Thiểm tây). Năm 828 (đời Ðường Văn Tông), đã thi đậu tiến sĩ. Ðỗ Mục là tác giả bài A Phòng cung phú nổi tiếng. Có thanh danh ngang với Lý Thương Ẩn; người đương thời gọi hai ông là Lý Ðỗ; Ông còn được gọi là Tiểu Ðỗ để phân biệt với Ðỗ Phủ là Lão Ðỗ. Cũng như Bài Bạc Tần Hoài hay những bài thơ hay khác của Đỗ Mục, được nhiều người ưa chuộng, Xích Bích Hoài Cổ cũng được nhiều tác giả diễn Nôm, như Trần Trọng San, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố... Bản diễn của Tương Như khiến tôi có đôi phần hợp ý, câu 4 Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều lấy lại câu Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều đã được Nguyễn Du dùng, tuy chưa sát nghĩa lắm với nguyên tác.

Xích Bích Hoài Cổ


Cát vùi lưỡi kích còn trơ
Rửa mài nhận dấu triều xưa rõ ràng
Gió đông ví phụ Chu Lang
Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều
Nhị Kiều đây là Đại Kiều, vợ của Tôn Sách, và Tiểu Kiều, vợ của Chu Du. Khổng Minh khích Chu Du đánh Tào Tháo, có nói rằng: Tào Tháo thường nói xây đài Đồng Tước để khi chiếm được Đông Ngô, sẽ bắt Đại Kiều và Tiểu Kiều về ở đây để mua vui lúc tuổi già. Nền cũ đài Đồng Tước nay còn di tích ở huyện Lâm Chương, tỉnh Hà nam.
Chú thích:

Cố cư của ba Đại văn hào Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt ở tại thành phố Mi San tên cũ là Mi châu, cách kinh đô Thành Đô 成都 chéng dou khoảng 80km. Tại đây còn lại di tích lịch sử, nay là một trọng điểm văn vật bảo tàng, Tam Tô Từ 三苏祠, tỉnh Tứ Xuyên 四川 sì chuan. Thành đô cũng là quê quán của tiện nội, cách đây ít lâu lúc viếng thăm di tích, tôi được kể Cụ Tô là người sành ăn ngon, nấu nướng rất giỏi. Cụ thường phát minh và chế biến những món ăn mới lạ, hậu sinh có nói đến các món Đông Pha nhục 東坡肉 dong bo ròu và Đông Pha ngư 東坡鱼 dong bo yú. Lúc Cụ bị biếm, tại chức ở một quận lị nhỏ nhen như Quỳnh Châu trên đảo Hải Nam, Cụ tha hồ rảnh rỗi nghiên cứu và phát chế ra nhiều công thức đầy giá trị về nghệ thuật nấu nướng.

tải về 1.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương