THÀnh phần và diễn biến số LƯỢng sâu mọt hại kho bảo quản lạC Ở TỈnh nghệ an



tải về 216.23 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích216.23 Kb.
#35185

THÀNH PHẦN VÀ DIỄN BIẾN SỐ LƯỢNG SÂU MỌT

HẠI KHO BẢO QUẢN LẠC Ở TỈNH NGHỆ AN



Nguyễn Thị Thanh

Trường Đại học Vinh

Nguyễn Thị Hạnh

Chi cục kiểm dịch vùng VI

ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta, lạc có giá trị kinh tế cao, hàng năm, riêng mặt hàng này đã giúp nước ta thu về hàng trăm triệu USD. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng của chúng, lạc còn là cây được sử dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm tăng độ phì của đất và phát triển nông nghiệp bền vững.

Nghệ An được coi là vùng trồng lạc có truyền thống lâu đời ở nước ta. Hiện nay Nghệ An là địa phương có diện tích gieo trồng lạc lớn nhất trong cả nước (24,1 nghìn ha và sản lượng là 48,5 nghìn tấn) (Cục thống kê Nghệ An, 2014).



Tuy nhiên, công tác xuất khẩu lạc nhân của nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn trong đó sâu mọt hại là một trong những nguyên nhân làm giảm phẩm chất lạc nhân. Các loài sâu mọt trên lạc ngoài tác hại làm giảm khối lượng, phẩm chất,... còn tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, đặc biệt là nấm Aspergillus flavus sinh ra độc tố Aflatoxin rất nguy hiểm cho người và gia súc.

Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu sâu bệnh hại lạc và tổn thất do chúng gây ra (Nguyễn Thị Giáng Vân, 1991, 1996; Cục BVTV, 1996; Hoàng Trung, 1999; Trung tâm phân tích giám định và thí nghiệm kiểm dịch thực vật, 2002; Phòng Kiểm dịch thực vật trung ương, 2003,…). Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về thành phần và diễn biến số lượng của sâu mọt hại lạc bảo quản trong kho ở tỉnh Nghệ An – một trong ba vùng trồng lạc lớn nhất trong cả nước.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu, đối tượng nghiên cứu
















Lạc vỏ, lạc nhân bảo quản trong kho chuyên bảo quản lạc và kho không chuyên bảo quản ở Nghệ An.

Các loại côn trùng hại lạc bảo quản trong kho chuyên bảo quản lạc và kho không chuyên bảo quản lạc ở Nghệ An.


Phương pháp điều tra thành phần và mật độ sâu mọt hại trong kho bảo quản lạc




- Thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn ngành với lô hàng hạt xuất khẩu: Kiểm dịch thực vật phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh (10TCN 337 - 98).

- Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam về kiểm dịch thực vật (TCVN 01 - 141: 2013/BNNPTNT).


Thời gian nghiên cứu: Tháng 6 năm 2014 đến tháng 9 năm 2015.



Địa điểm nghiên cứu


- Địa điểm điều tra thành phần, thu thập mẫu được tiến hành ở 25 kho chuyên và 20 kho không chuyên bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ An.

- Địa điểm phân tích giám định mẫu được tiến hành tại phòng kỹ thuật Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng VI, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh.


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thành phần sâu mọt hại kho bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ An

Thành phần sâu mọt hại lạc trong kho không chuyên bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ An


Điều tra trên các kho không chuyên bảo quản lạc ở Nghệ An kết quả cho thấy thành phần sâu hại khá phong phú gồm 20 loài thuộc 13 họ của 02 bộ côn trùng. Trong đó bộ cánh cứng (Coleoptera) có 18 loài (chiếm 90%), bộ cánh vảy (Lepidoptera) chỉ ghi nhận được 2 loài (chiếm 10%) (Bảng 1).

Phần lớn các côn trùng có mặt và gây hại trên lạc ở những kho không chuyên dùng là từ các vật phẩm khác xếp chung trong kho. Có những mặt hàng như: Gạo, ngô, đậu đỗ,... nhất là thức ăn gia súc bị các côn trùng gây hại đã lây lan sang lạc rất nhanh. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất gây hại của các loài trong kho lạc, có thể phân các đối tượng gây hại này thành hai nhóm như sau:

Nhóm gây hại sơ cấp có 05 loài (chiếm 25%) gồm mọt cà phê (Aracerus fasciculatus De Geer), mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fabr.), mọt gạo (Sitophilus oryzae L.), mọt thóc Thái lan (Lophocateres pusillus Klug.) và mọt ngô (Sitophilus zeamais Motsch.). Trong đó có 2 loài rất phổ biến ở các kho nông sản là Sitophilus oryzae L. và Rhizopertha dominica Fabr.

Nhóm gây hại thứ cấp gồm 15 loài (chiếm 75%) trong đó có 02 loài thuộc giống Carpophilus Tribolium castaneumEphestia cautella gây hại trên lạc nhân, lạc vỏ và trên bao bì.



Bảng 1. Thành phần sâu mọt trong kho không chuyên bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ An năm 2015

Stt

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Họ

Bộ

Mức độ phổ biến

Nhóm

Hại thứ cấp

Hại sơ cấp

1

Mọt cà phê

Aracerus fasciculatus De Geer.

Anthribidae

Coleoptera

+




x

2

Mọt thuốc lá

Lasioderma serricorne Fabr.

Anobiidae

Coleoptera

+

x




3

Mọt đục hạt nhỏ

Rhizopertha dominica Fabr.

Bostrychidae

Coleoptera

+++




x

4

Mọt đậu đỏ

Callosobruchus maculatus L.

Bostrychidae

Coleoptera

++

x




5

Mọt râu dài

Cryptolestes sp.

Cucujidae

Coleoptera

+++

x




6

Mọt gạo

Sitophilus oryzae L.

Curaicionidae

Coleoptera

+++




x

7

Mọt thóc Thái Lan

Lophocateres pusillus Klug.

Lophocateridae

Coleoptera

++




x

8

Mọt thò đuôi

Carpophilus dimidiatus Fabr.

Nitidulidae

Coleoptera

+++

x




9

Mọt thò đuôi điểm vàng

Carpophilus hemipterus L.

Nitidulidae

Coleoptera

++

x




10

Mọt gạo dẹt

Ahasverus advena Wall.

Scarabaeidae

Coleoptera

++

x




11

Mọt răng cưa

Oryzaephilus surinamensis L.

Silvanidae

Coleoptera

++

x




12

Mọt đầu dài

Latheticus oryzae Waterhouse.

Tenebrionidae

Coleoptera

+

x




13

Mọt khuẩn đen to

Alphitobius diaperinus Pans.

Tenebrionidae

Coleoptera

++

x




14

Mọt khuẩn đen nhỏ

Alphitobius leavigatus Fabr.

Tenebrionidae

Coleoptera

++

x




15

Mọt mắt nhỏ

Patorus ratzeburgi Wissm.

Tenebrionidae

Coleoptera

+++

x




16

Mọt bột có rảnh

Palorus forvecolis Blair.

Tenebrionidae

Coleoptera

+

x




17

Mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum Fabr.

Tenebrionidae

Coleoptera

+++

x




18

Mọt ngô

Sitophilus zeamais Motsch.

Curculionidae

Coleoptera

++




x

19

Ngài gạo

Corcyra cephalonica S.

Galleriidae

Lepidoptera

+

x




20

Ngài bột điểm

Ephestia cautella Walker.

Pyralidae

Lepidoptera

++

x





Ghi chú: +++: Xut hin nhiu (f ≥ 70% số lần bắt gặp)

++ : Xuất hiện trung bình (35% < f <70% số lần bắt gặp)

+ : Xuất hiện ít ( f ≤ 35% số lần bắt gặp)

Trong số 20 loài sâu mọt ghi nhận được có đó có 6 loài xuất hiện nhiều gồm mọt đục hạt (Rhizopertha dominica Fabr.), mọt gạo (Sitophilus oryzae L.), mọt thò đuôi (Carpophilus dimidiatus Fabr.), mọt râu dài (Latheticus oryzae Waterhouse.), mọt mắt nhỏ (Patorus ratzeburgi Wissm.), mọt thóc đỏ (Tribolium castaneum Fabr.) thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera). Các loài có mức độ xuất hiện ít như mọt cà phê (Aracerus fasciculatusDe Geer.), mọt thuốc lá (Lasioderma serricorneFabr.), mọt đầu dài (Latheticus oryzae Waterhouse.), ngài gạo (Corcyra cephalonica S.),... các loài còn lại xuất hiện ở mức trung bình. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Giáng Vân (1996) cho thấy thành phần sâu mọt hại lạc trong kho bảo quản ở Nghệ An ít hơn so với các tỉnh thành khác.


Thành phần u mọt hại lạc ở kho chuyên bảo quản lạc tỉnh Nghệ An


Thành phần loài sâu mọt hại lạc trong kho chuyên bảo quản lạc ở Nghệ An thu thập được gồm 12 loài thuộc 09 họ của 02 bộ côn trùng trong đó có 10 loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) và 02 loài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera).

Mức độ xuất hiện của loài mọt gạo (Sitophilus oryzae L.), mọt thò đuôi (Carpophilus dimidiatus Fabr.), mọt râu dài (Cryptolestes sp.), mọt thóc đỏ (Tribolium castaneum Fabr.), mọt mắt nhỏ (Palorusratzeburgi Wissm.) nhiều. Trong số 12 loài sâu mọt xác định được có loài Ephestia cautella Walker gây hại phổ biến trên cả lạc nhân và lạc vỏ. So sánh với kết quả của Trung tâm phân tích giám định – Cục Bảo vệ Thực vật (2002), Hoàng Trung (1999) cho thấy thành phần sâu mọt hại lạc ở kho chuyên bảo quản lạc ở Nghệ An ít hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước.

Bảng 2. Thành phần sâu mọt trong kho chuyên bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ An năm 2015

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Họ

Bộ

Mức độ xuất hiện

1

Mọt thuốc lá

Lasioderma serricorne Fabr.

Anobiidae

Coleoptera

+

2

Mọt đục hạt nhỏ

Rhizopertha dominica Fabr.

Bostrychidae

Coleoptera

++

3

Mọt gạo

Sitophilus oryzae L.

Curaicionidae

Coleoptera

+++

4

Mọt râu dài

Cryptolestes sp.

Cucujidae

Coleoptera

+++

5

Mọt thò đuôi

Carpophilus dimidiatus Fabr.

Nitidulidae

Coleoptera

+++

6

Mọt thò đuôi điểm vàng

Carpophilus hemipterus L.

Nitidulidae

Coleoptera

++

7

Mọt răng cưa

Oryzaephilus surinamensis L.

Silvanidae

Coleoptera

++

8

Mọt thóc đỏ

Tribolium castaneum Fabr.

Tenebrionidae

Coleoptera

+++

9

Mọt đầu dài

Latheticus oryzae Waterhouse.

Tenebrionidae

Coleoptera

+

10

Mọt mắt nhỏ

Palorus ratzeburgi Wissm.

Tenebrionidae

Coleoptera

+++

11

Ngài bột điểm

Ephestia cautella Walker.

Pyralidae

Lepidoptera

+

12

Ngài gạo

Corcyra cephalonica S.

Galleriidae

Lepidoptera

+

Ghi chú: +++: Xut hin nhiu (f ≥ 70% số lần bắt gặp)

++: Xuất hiện trung bình (35% < f <70% số lần bắt gặp)

+: Xuất hiện ít ( f ≤ 35% số lần bắt gặp)

Diễn biến mật độ của một số loài sâu mọt chính hại lạc trong kho bảo quản ở Nghệ An năm 2014

Trong kho chuyên bảo quản lạc


Bảng 3. Diễn biến mật độ của một số loài sâu mọt hại chính trong kho chuyên bảo quản lạc năm 2014 ở tỉnh Nghệ An

Ngày điều tra

Mật độ (con/kg)

Mọt thò đuôi

Mọt gạo

Mọt thóc đỏ

Mọt râu dài

30/08

0,32

0,28

0,18

0,36

18/09

0,65

0,50

0,25

0,40

28/09

0,78

0,46

0,32

0,71

05/10

1,15

1,00

0,50

0,75

28/10

1,25

0,95

0,85

0,90

19/11

1,07

0,85

1,11

0,93

27/11

1,04

0,65

1,05

0,96

05/12

1,00

0,50

0,90

0,70

14/12

0,70

0,35

0,60

0,55

31/12

0,50

0,25

0,35

0,45

Trung bình

0,85 ± 0,09

0,58 ± 0,08

0,61 ± 0,11

0,67 ± 0,07

Trong suốt 10 đợt điều tra trong kho chuyên bảo quản lạc năm 2014 ở tỉnh Nghệ An mật độ của các loài có sự biến động và tăng dần theo từng đợt điều tra, sau đó giảm dần. Các loài gây hại trực tiếp trên lạc nhân hầu như chưa xuất hiện ở các kỳ điều tra vào tháng 8, 9. Vào tháng 10, 11 và đầu tháng 12 các loài sâu mọt xuất hiện nhiều hơn trong đó hai loài mọt thò đuôi và mọt thóc đỏ xuất hiện nhiều ở tất cả các điểm điều tra.

Đến cuối tháng 12 thì tần suất xuất hiện của các loài có xu hướng giảm dần ở tất cả các điểm điều tra với mật độ của mọt thò đuôi 0,50 con/kg; mọt gạo 0,25 kg/con; mọt thóc đỏ 0,35 con/kg và mọt râu dài 0,45 con/kg. Mật độ trung bình của mọt thò đuôi là 0,85 ± 0,09 con/kg, mật độ của mọt gạo là 0,58 ± 0,08 con/kg, mọt thóc đỏ 0,61 ± 0,11 con/kg, mọt râu dài 0,67 ± 0,07 con/kg. Như vậy, trong các kho chuyên bảo quản lạc ở Nghệ An, các loài sâu mọt hại chính trên lạc nhân có mật độ thấp và chủ yếu xuất hiện vào tháng 10, 11 và đầu tháng 12.



Bảng 4. Diễn biến mật độ của một số loài sâu mọt hại chính trong kho không chuyên bảo quản lạc năm 2014 ở tỉnh Nghệ An

Ngày điều tra

Mật độ (con/kg)

Mọt thò đuôi

Mọt gạo

Mọt thóc đỏ

Mọt râu dài

30/08

2,18

1,18

0,59

2,03

18/09

2,83

1,50

0,93

1,90

28/09

3,60

2,26

1,00

2,40

05/10

3,57

2,42

1,38

2,53

28/10

4,00

2,37

1,58

3,20

19/11

4,50

2,77

3,13

3,72

27/11

5,50

4,85

3,55

4,30

05/12

4,75

4,50

2,90

3,90

14/12

4,35

3,05

2,75

3,30

31/12

4,00

2,90

2,55

3,15

Trung bình

3,92 ± 0,30

2,76 ± 0,37

2,03 ± 0,33

3,04 ± 0,25

Mật độ của các loài sâu mọt hại lạc ở kho không chuyên bảo quản lạc cao hơn so với kho chuyên bảo quản lạc. Mật độ trung bình của mọt thò đuôi là 3,92 ± 0,30 con/kg, mọt gạo là 2,76 ± 0,37 con/kg, mọt thóc đỏ 2,03 ± 0,33 con/kg, mọt râu dài 3,04 ± 0,25 con/kg. Mật độ sâu mọt ở kho không chuyên bảo quản lạc tương đối thấp vào tháng 8 và đầu tháng 9, từ cuối tháng 9 đến tháng 12 mật độ của chúng tăng cao do ngoài bảo quản lạc loại hình kho này còn bảo quản nhiều mặt hàng khác là nguồn thức ăn cho sâu mọt nên mật độ của chúng giảm không đáng kể vào tháng 12. Trong khi đó ở loại hình kho chuyên bảo quản lạc sau khi mặt hàng lạc được xuất khẩu thì trong kho này thường để trống rỗng nên sâu mọt không còn thức ăn hoặc còn rất ít, chính vì vậy mà mật độ của chúng giảm mạnh vào tháng 12.

KẾT LUẬN


(1). Thành phần sâu mọt hại trong các kho không chuyên bảo quản lạc ở tỉnh Nghệ An có 20 loài, trong đó có 18 loài thuộc bộ Coleoptera, 02 loài thuộc bộ Lepidoptera. Ở kho chuyên bảo quản lạc đã ghi nhận được 12 loài, trong đó có 10 loài thuộc bộ Coleoptera và 02 loài thuộc bộ Lepidoptera. Có 3 loài xuất hiện nhiều là: Carpophilus dimidiatus Fabr., Sitophilus oryzae L. và Tribolium castaneum Fabr.

(2). Điều tra từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014 cho thấy mật độ trung bình của mọt thò đuôi, mọt gạo, mọt thóc đỏ và mọt râu dài ở kho không chuyên bảo quản lạc cao hơn nhiều so với kho chuyên bảo quản lạc. Mật độ của chúng thấp vào tháng 8, tháng 9 và tăng cao vào tháng 10, 11 và đầu tháng 12 sau đó giảm dần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Tiêu chuẩn Việt Nam: Phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật (TCVN 01 - 141: 2013/BNNPTNT).

2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Tiêu chuẩn ngành: Kiểm dịch thực vật phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh (10TCN 337-89).

3. Cục bảo vệ thực vật (1996), Kiểm dịch thực vật cơ sở lý luận và thực tiễn, NXB Nông nghiệp.

4. Cục thống kê Nghệ An (2014). Niên giám thống kê năm 2014 tỉnh Nghệ An.

5. Phòng Kiểm dịch thực vật Trung ương (2003), “Thành phần côn trùng hại kho ở Việt Nam (1996 – 2000). NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 260 – 269.

6. Hoàng Trung (1999), Nghiên cứu thành phần côn trùng kho 9 tỉnh miền bắc Việt Nam và mức độ kháng thuốc phosphine, DDVP của 3 loài gây hại chính, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam.

7. Trung tâm phân tích giám định và thí nghiệm kiểm dịch thực vật (2002), Báo cáo đề tài điều tra thành phần côn trùng kho ở Việt Nam. Cục bảo vệ thực vật, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Giáng Vân (1991), “Thành phần côn trùng trên hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam từ 1960 - 1990”, Báo cáo khoa học tại hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 1.

9. Nguyễn Thị Giáng Vân (1996), “Thành phần côn trùng kho ở Việt Nam”, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Cục bảo vệ thực vật.


  • Phản biện: GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh – Học viện Nông nghiệp Việt Nam



SPECIES COMPOSITION AND DENSITY DEVELOPMENTS OF PESTS IN PEANUT’S STORAGE WAREHOUSE IN NGHE AN PROVINCE

Nguyen Thi Thanh

Vinh University

Nguyen Thi Hanh

Sub quarantine zone VI

SUMMARY

The paper presented a list of pest observed peanuts storage in amateur warehouse in Nghe An province during 2014 - 2015. A total of 20 pest insects species belonging to 2 orders were revealed in peanut’s amateurish storage warehouse, of those there were 18 species belonging Coleoptera, 02 species belonging Lepidoptera order. In peanut’s specialized storage warehouse there were 12 pest insects species include 10 species belonging Coleoptera and 02 species belonging Lepidoptera order. There were 3 species more popular included Carpophilus dimidiatus Fabr., Sitophilus oryzae L. and Tribolium castaneum Fabr.

Observation from August to December, 2014 showed that the density average of Carpophilus dimidiatus Fabr., Sitophilus oryzae L., Tribolium castaneum Fabr. and Cryptolestes sp. in peanut’s amateurish storage warehouse higher than peanut’s specialized storage warehouse. Their density was low in August, September and increased in October, November and early December.

Keywords: Pest, peanut, storage warehouse, Nghe An.




Каталог: DATA -> upload
upload -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
upload -> Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá
upload -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
upload -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
upload -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
upload -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
upload -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039

tải về 216.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương