Thực trạng và giải pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học viên các trường sĩ quan quân đội Nguyễn Viết Tiến



tải về 294.98 Kb.
Chế độ xem pdf
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu01.09.2022
Kích294.98 Kb.
#53053
  1   2   3   4   5   6   7
Thực trạng và giải pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học viên các trường sĩ quan quân đội 1424752
KINH TẾ VI MÔ


49
Số 24 tháng 12/2019
Nguyễn Viết Tiến
Thực trạng và giải pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền 
thống cho học viên các trường sĩ quan quân đội
Nguyễn Viết Tiến
Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng
124 Ngô Quyền, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Email: nguyenviettien1972hy@gmail.com
1. Đặt vấn đề
Truyền thống không phải là một cái gì có sẵn, nảy sinh 
trong một thời gian ngắn, mà là những chuẩn mực, quy tắc 
ứng xử, thói quen được hình thành từ lâu đời trong nếp 
nghĩ, lối sống, hành động của dân tộc và được truyền lại 
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có rất nhiều quan niệm 
khác nhau về truyền thống: Từ điển tiếng Việt phổ thông 
định nghĩa: “Truyền thống: thói quen hình thành đã lâu đời 
trong đời sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này 
qua thế hệ khác” [1, tr.1034]. Theo tác giả Trần Văn Giàu: 
“Mỗi dân tộc đều có truyền thống của mình, không dân tộc 
nào không có. Truyền thống là những đức tính hay những 
thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kì lịch sử và hiện 
có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có 
thể tiêu cực… Truyền thống có cái tốt, có cái xấu. Tốt như 
truyền thống lên ngựa cầm gươm, xuống ngựa cầm bút của 
các tướng sĩ Việt Nam; Xấu như mê tín đồng bóng, như 
ngó thiển cận trong lũy tre làng” [2, tr.50]. Từ điển Hán - 
Việt của Đào Duy Anh định nghĩa: “Truyền thống: Đời nọ 
truyền xuống đời kia”[3, tr.1076]. Như vậy, “truyền thống” 
là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một cộng 
đồng, được hình thành trong lịch sử, trong môi trường sinh 
thái và nhân văn nhất định, trở nên ổn định nhưng không 
vĩnh cửu, có thể được định chế hóa bằng luật hay bằng lệ 
(phong tục tập quán) và được trao truyền từ thế hệ này sang 
thế hệ khác; Có thể gọi là sự di truyền văn hóa bên cạnh sự 
di truyền sinh vật về thể xác - để đảm bảo tính thống nhất 
của một cộng đồng trong lịch sử. Như vậy, giáo dục (GD) 
giá trị văn hóa truyền thống (GTVHTT) là sự tuyển chọn 
những truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực và tiêu 
biểu. Trong các GTVHTT có cái biến đổi nhanh, có cái bị 
đứt gẫy và cũng có cái bền vững trường tồn.
GD GTVHTT là đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam, 
nhằm lưu giữ, bảo tồn những giá trị tốt đẹp của cộng đồng 
các dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước bốn 
nghìn năm qua. Học xưa để hiểu nay, học cũ để làm mới 
vừa là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, vừa là vấn đề cấp 
bách. Trong lĩnh vực quân sự, cùng với công tác GD chính 
trị, GD GTVHTT có vai trò rất quan trọng, là yêu cầu khách 
quan trong tổng thể quá trình xây dựng Quân đội nhân dân 
Việt Nam “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước 
hiện đại”, trước hết là xây dựng Quân đội vững mạnh về 
chính trị, tạo cơ sở giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng 
trong quân đội.
GD GTVHTT cho học viên các trường sĩ quan quân đội 
có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn tạo nên sức 
mạnh chính trị, tinh thần, nhân tố bảo đảm cho đội ngũ học 
viên hoàn thiện nhân cách người cán bộ trong quân đội. 
Có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng trong sáng, có 
lối sống trong sạch, lành mạnh, có niềm tin tuyệt đối vào 
Đảng, có tinh thần trách nhiệm cao trong đấu tranh chống 
các quan điểm sai trái, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa 
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm 
của Đảng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

tải về 294.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương