SỰ kiện nam kỳ khởi nghĩa diễn ra như thế NÀO ?



tải về 18.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích18.28 Kb.
#13002
Kỷ niệm 74 năm Khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940 - 23-11-2014)

-----------------------------------------------------------


SỰ KIỆN NAM KỲ KHỞI NGHĨA DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã được bắt đầu chuẩn bị từ tháng 7-1940 trong một Hội nghị mở rộng của Xứ ủy Nam Kỳ tổ chức tại xã Long Hưng, Mỹ Tho. Hội nghị đã thông qua “Đề cương chuẩn bị khởi nghĩa Nam Kỳ” của Thường vụ Xứ ủy. Hội nghị cũng đã tính cả phương án khi khởi nghĩa nếu không lấy được Sài Gòn thì sẽ rút về Cần Thơ, lấy đó làm căn cứ địa cách mạng.

Từ ngày 6 đến 9 tháng 11 năm 1940, tại làng Đình Bảng, Bắc Ninh, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp thảo luận và quyết định hai vấn đề lớn cấp bách:


  1. Phát triển ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

  2. Hoãn ngay cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh…

Sau khi quyết định một số biện pháp duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, Hội nghị nghe đồng chí Phan Đăng Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, báo cáo tình hình miền Nam và đề nghị cho lệnh khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương phân tích tình hình thế giới, trong nước và đánh giá phong trào quần chúng ở miền Nam lúc này chưa có đủ điều kiện bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Thực tế tình hình khách quan và chủ quan hồi đó đòi hỏi phải hoãn ngay cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Đồng chí Phan Đăng Lưu được giao trách nhiệm truyền đạt chủ trương này của Trung ương Đảng cho Xứ ủy Nam Kỳ.

Lịch sử đã khẳng định: Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1940 là sự lựa chọn sáng suốt. Rõ ràng, nghị quyết lần này là sự phát triển có tính kế tục tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939. Kinh nghiệm cho thấy, không nắm vững kẻ thù, không đánh giá đúng tình hình, nhất là không chuẩn bị tốt về tổ chức lực lượng quần chúng thì khởi nghĩa khó mà giành được thắng lợi.

Ngày 22-11-1940, đồng chí Phan Đăng Lưu mới vô tới Sài Gòn. Mọi việc đã được bàn tính, ngày giờ phát động khởi nghĩa đã được quyết định và lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ đã được truyền đạt đến các địa phương, và tình thế lúc ấy không có cách nào hoãn lại được. Song rủi thay, vì có kẻ chui vào hàng ngũ cách mạng, cho nên kế hoạch khởi nghĩa bị lộ. Ngay từ sáng 22-11-1940, thực dân Pháp bí mật đối phó lại bằng cách điều quân cùng đại bác, súng máy, xe thiết giáp đến án ngữ các nơi trọng yếu. Chúng đặt súng trong Khám lớn và các cơ quan của Pháp. Nguy hiểm hơn là binh sĩ địch người Việt Nam đóng tại Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ đều bị Pháp lột vũ khí và giam cầm nghiêm ngặt, có lính lê dương canh gác. Chúng đã làm tê liệt lực lượng quan trọng này. Rồi ngay tối 22-11-1940, Bí thư Xử ủy Nam Kỳ và nhiều đồng chí khác bị bắt.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn bùng nổ vào ngày 23-11-1940. Hầu hết các tỉnh miền Nam, lực lượng cách mạng nổi dậy chiến đấu rất quyết liệt. Phong trào quần chúng phát triển khắp nơi, sôi nổi nhất là ở Mỹ Tho, Vũng Liêm và một số vùng thuộc Chợ Lớn - Gia Định. Cờ đỏ sao vàng tung bay trước trụ sở của cơ quan cách mạng. Chính quyền của địch ở nhiều xã và quận hoang mang, tan rã. Nhiều tên quan lại và mật thám Pháp nộp súng đầu hàng cách mạng.

Theo kế hoạch, chung quanh Sài Gòn và các khu vực Hóc Môn, Bà Điểm, nghĩa quân có cướp được một số đồn bốt của địch, nhưng không thể tiến vào Sài Gòn vị bị địch chặn đánh ác liệt. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nghĩa quân chiếm được nhiều căn cứ của địch. Tại Mỹ Tho, trừ tỉnh lỵ ra, các vùng nông thôn đều nằm trong tay nghĩa quân, và nhiều xã ở huyện Hóc Môn, Cai Lậy, Vũng Liêm, vùng Đồng Tháp, chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập và bắt đầu tiến hành cải cách dân chủ.

Thực dân Pháp mang xe thiết giáp cùng máy bay, đại bác, súng máy đánh lại quyết liệt, nghĩa quân chiến đấu vô cùng anh dũng.

Sau khi tiêu diệt xong nghĩa quân, thực dân Pháp mở chiến dịch khủng bố rất ác liệt. Nhiều làng xóm bị tiêu hủy. Những vùng chung quanh Sài Gòn như Hóc Môn, Bà Điểm chỉ còn là đống tro. Tại Sài Gòn, chúng bắt nhiều người tới mức mà các nhà lao không đủ chứa, phải đưa vào giam tại Nhà máy Ba Son, nhốt trong các tàu hỏng. Gần 6.000 người bị bắt và bị giết. Theo thông báo chính trị của Thống đốc Nam Kỳ, số 73-CP, tháng 12-1940, thì số người bị chúng bắt từ ngày 23-11 đến hết tháng 12-1940 như sau: khu liên tỉnh Gia Định 903 người; khu liên tỉnh Mỹ Tho 2.901 người; khu liên tỉnh Cần Thơ 1.729 người. Đó là chưa kể số người bị chúng bắt sau khi quân khởi nghĩa đánh chiếm Hòn Khoai (Bạc Liêu)…

Hy sinh của đồng bào và chiến sĩ ta rất to lớn. Phấn lớn các đồng chí lãnh đạo của Trung ương, Xứ ủy Nam Kỳ, Tỉnh ủy nhiều tỉnh bị bắt và hy sinh. Các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí lãnh đạo khác bị địch xử bắn.

Trước tình hình đó, lực lượng nghĩa quân còn lại rút về khu Trương Mít ở Thủ Dầu Một và Bình Hòa nằm trong vùng Đồng Tháp và rừng U Minh để củng cố, tập hợp lực lượng và chờ thời cơ mới.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tuy thất bại, nhưng Đảng ta đã rút ra nhiều bài học quý, vì đó là một cuộc diễn tập đấu tranh vũ trang giành chính quyền, thiết thực góp phần cho quá trình chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

Cũng như sau cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp không đè bẹp được tinh thần phản kháng của nhân dân ta, càng không thể chấm dứt được những cuộc bùng nổ cách mạng diễn ra mãnh liệt hơn.

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (1941) khẳng định thời cơ giải phóng dân tộc sẽ đến khi cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa phát xít quốc tế gây ra thất bại và quyết định chuẩn bị lực lượng tiến hành tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Chưa đầy 5 năm sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Sài Gòn và Nam Bộ đã cùng cả nước tổng nổi dậy lật đổ ách thống trị phản động do chủ nghĩa quân phiệt dựng lên, đưa Cách mạng Tháng Tám 1945 đến thắng lợi oanh liệt, thành lập chính quyền nhân dân trong cả nước, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.

Nếu như cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng thứ nhất thì cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là đỉnh cao của cao trào cách mạng thứ hai, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam.



Nguyễn Xuyến





Каталог: Document
Document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
Document -> THỦ TƯỚng chính phủ
Document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
Document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
Document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
Document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
Document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 18.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương