QuyếT ĐỊnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định 106/2005/QĐ-ttg ngày 16-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ



tải về 45.12 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích45.12 Kb.
#11310

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH

––––––––


Sè: 1789/Q§-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

–––––––––––––––––––––––––

Hoµ B×nh, ngµy 06 th¸ng 8 n¨m 2007




QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định 106/2005/QĐ-TTg ngày 16-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010;

Xét đề nghị của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh tại Tờ trình số 24/TTr-DSGĐ&TE ngày 03-5-2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình thực hiện Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010.

Điều 2. Giao Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình hành động trên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.


KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH


Qu¸ch ThÕ T¶n



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH

––––––––



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

–––––––––––––––––––––––




CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

thực hiện Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam

giai đoạn 2005 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số:1789/QĐ-UBND ngày 06/8/2007

của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình)

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), ấm no, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu 1: Củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình các dân tộc tỉnh Hoà Bình, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện qui mô gia đình ít con (Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con); thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi.

- Các chỉ tiêu toàn tỉnh cần đạt được đến năm 2011:

+ Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ đạt tiêu chuẩn văn hoá: 80% hộ gia đình; 90% đơn vị lực lượng vũ trang; 60% làng bản; 100% trường tiểu học; 80% khu dân cư tiên tiến.

+ Chỉ tiêu 2: Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con.

+ Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức về hôn nhân và gia đình lên 80%.

+ Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ người cao tuổi được con cháu, người thân trong gia đình phụng dưỡng lên 95%. Trường hợp người cao tuổi không còn ai chăm sóc thì được nhà nước và cộng đồng hỗ trợ nuôi dưỡng theo chính sách hiện hành.

+ Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ hộ gia đình thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lên 95%.

b) Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thực về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, tăng cường phòng ngừa và ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; phòng chống bạo lực gia đình; khuyến khích phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc anh em trong tỉnh, kiên quyết xoá bỏ các hủ tục tập quán lạc hậu, đặc biệt là trong hôn nhân và gia đình.

- Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được đến năm 2011:

+ Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ hộ gia đình được tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của gia đình trong sự phát triển chung của địa phương và đất nước đạt 100%.

+ Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tảo hôn của người dân thuộc các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, bình quân hàng năm từ 10 - 15%.

+ Chỉ tiêu 3: Giám tỷ lệ bạo lực trong gia đình, bình quân hàng năm từ 10 - 15%.

+ Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ gia đình bị các tệ nạn xã hội xâm nhập vào, bình quân hàng năm từ 10 - 15%.

c) Mục tiêu 3: Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập đặc biệt đối với các gia đình chính sách, gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

- Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2011:

+ Chỉ tiêu 1: Về cơ bản xoá hộ nghèo toàn tỉnh.

+ Chỉ tiêu 2: 100% gia đình hộ chính sách thoát nghèo, gia đình thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được nhà nước quan tâm tạo điều kiện nâng cao mức sống, có hạ tầng cơ sở khá, giao thông đi lại thuận tiện.

+ Chỉ tiêu 3: 100% hộ gia đình có nhà ở, giảm 50% nhà tạm (Tranh, tre...).

+ Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ gia đình thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận đầy đủ các dịch vụ văn hoá, y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội lên 90%.

+ Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh lên 85%.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Công tác lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21-02-2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng:

- Nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình.

- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em các cấp. Nâng cao năng lực cho cán bộ để đủ điều kiện thực hiện các mục tiêu về công tác gia đình.

- Thực hiện xã hội hoá công tác gia đình; tăng cường sự tham gia của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng gia đình, đặc biệt sự quan tâm tuyên truyền vận động của Uỷ ban Mặt trận các cấp và các tổ chức đoàn thể, của mỗi gia đình và mọi người dân.

2. Công tác tuyên truyền, vận động:

- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc xây dựng gia đình.

- Trang bị cho gia đình kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng ngừa sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào mỗi gia đình. Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh về xây dựng gia đình, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.

- Đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền giáo dục đối với từng dân tộc trong tỉnh nhằm xây dựng gia đình có qui mô phù hợp với phong tục tập quán và tạo sự bền vững trong gia đình.

3. Kinh tế gia đình:

- Có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế gia đình, như chính sách về vốn sản xuất kinh doanh, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tập trung hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vượt lên thoát nghèo.

- Lồng ghép các chương trình dự án như 135; 134; vùng hồ sông Đà để các hộ gia đình vùng này có điều kiện tăng thu nhập, ổn định đời sống và vươn lên khá giả.

4. Mạng lưới dịch vụ gia đình và cộng đồng:

- Phát triển các loại hình dịch vụ cho gia đình và cộng đồng, tạo mọi điều kiện cho các gia đình được tiếp cận với các kiến thức về pháp luật, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là nâng cao kiến thức về Dân số - Sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của từng gia đình.

- Tăng cường hệ thống dịch vụ tư vấn tại gia đình kể cả tư vấn miễn phí cho người nghèo và vùng đặc biệt khó khăn để nâng cao nhận thức mọi mặt, tạo điều kiện cho gia đình phát triển.

5. Thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi và trợ giúp xã hội:

- Thực hiện nghiêm túc các chính sách đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh.

- Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với gia đình gặp rủi ro, thiên tai, gia đình neo đơn, gia đình có người tàn tật, người nghèo.

6. Kinh phí thực hiện Chương trình hành động:

Hàng năm ngân sách nhà nước cấp tỉnh, huyện và cơ sở có hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu và đề án cụ thể của Chương trình hành động theo phân cấp ngân sách. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, các Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình hành động.

7. Các đề án cụ thể của Chương trình hành động:

- Đề án tuyên truyền giáo dục chuyển đổi hành vi giai đoạn 2007 - 2011.

- Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình giai đoạn 2007 - 2011.

- Đề án xây dựng điểm mô hình gia đình theo phong tục tập quán của từng dân tộc trong tỉnh.

- Đề án phòng chống bạo lực gia đình và phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình giai đoạn 2007 - 2011.

- Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình giai đoạn 2007 - 2011.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh:

- Phối hợp với các Sở: Tư pháp, Lao động -Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo,Y tế, Văn hoá Thông tin, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ban Dân tộc và Tôn giáo và các ban, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động.

- Căn cứ vào Chương trình hành động này, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực với điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh và các Sở, ngành liên quan đưa các chỉ tiêu của Chương trình hành động vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm.

3. Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hành động.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng hệ thống dịch vụ ở nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, chế biến và tiêu dùng để hỗ trợ cho các gia đình phát triển kinh tế gia đình.

5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp chỉ đạo lồng ghép các chương trình xoá đói giám nghèo, việc làm, thực hiện các chính sách và chế độ theo qui định; phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện đề án "Phòng chống bạo lực trong gia đình, phòng, chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình giai đoạn 2007 - 2011".

6. Sở Tư pháp thực hiện công tác trợ giúp pháp lý nói chung và đặc biệt là trợ giúp pháp lý cho các hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

7. Sở Văn hoá Thông tin chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, các Sở, ngành tăng cường tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật liên quan đến gia đình. Chỉ đạo xây dựng đạt các chỉ tiêu của Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư".

8. Ban Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai các chương trình, đề án thuộc vùng dân tộc thiểu số, vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn giúp đỡ các hộ gia đình phát triển bền vững.

9. Căn cứ vào Chương trình hành động này, các Sở, ngành: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trương; Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các Sở, ngành khác có liên quan tham gia thực hiện Chương trình hành động theo chức năng và nhiệm vụ đã được giao.

10. Căn cứ vào Chương trình hành động này, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đưa các mục tiêu về gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và ngắn hạn của địa phương; báo cáo định kỳ hàng năm các hoạt động thực hiện Chương trình hành động về Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.



11. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân tỉnh, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận tham gia triển khai và thực hiện Chương trình hành động trong phạm vi hoạt động của mình; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư".

Giao Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc việc triển khai Chương trình hành động. Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh ./.

tải về 45.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương