Quy chế TÒA Án quốc tế statute of the international court of justice



tải về 149.49 Kb.
Chế độ xem pdf
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2024
Kích149.49 Kb.
#57702
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
Quy chế TAQT
Luật quốc tịch 2008


QUY CHẾ TÒA ÁN QUỐC TẾ 
STATUTE OF THE INTERNATIONAL COURT OF JUSTICE 
Điều 1. Tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, được tổ chức và 
hoạt động theo đúng các nghị quyết dưới đây của bản quy chế này. 
Chương 1. 
TỔ CHỨC TÒA ÁN 
Điều 2. Tòa án có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, không căn cứ quốc tịch, trong số những người có 
phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn 
trong lĩnh vực luật quốc tế. 
Điều 3. 
1. Tòa án được cấu tạo gồm 15 người, trong đó không thể có 2 công dân của cùng một quốc gia. 
2. Người có thể được xem xét để đưa vào thành phần của Tòa án, như công dân của một quốc gia, được coi là công dân của chính 
quốc gia đó, mà ở quốc gia ấy công dân này thường xuyên sử dụng các quyền công dân và các quyền chính trị của mình. 
Điều 4. 
1. Các ủy viên Tòa án được Đại hội đồng và Hội đồng bảo an lựa chọn trong số những người có tên trong danh sách theo đề nghị của 
các tiểu ban dân tộc của Pháp viện thường trực quốc tế phù hợp với những nguyên tắc dưới đây. 
2. Đối với các thành viên Liên hợp quốc không có đại diện trong Pháp viện Quốc tế thì các ứng cử viên do các tiểu ban dân tộc được 
các chính phủ của họ ủy quyền đưa ra, phải tuân thủ các điều kiện đã được điều 44 Công ước Lahay năm 1907 về việc giải quyết bằng 
phương pháp hòa bình các cuộc xung đột quốc tế quy định đối với các thành viên của Pháp viện thường trực quốc tế. 
3. Những điều kiện mà trong đó các quốc gia thành viên của quy chế này, nhưng lại không phải là thành viên của Liên hiệp quốc, có 
thể tham gia vào việc lựa chọn thành viên của Tòa án, được Đại hội đồng, nếu không có một điều ước đặc biệt, quy định theo sự giới 
thiệu của Hội đồng bảo an. 
Điều 5. 
1. Ít nhất là trong vòng 3 tháng, trước khi bầu cử Tổng thư ký liên hiệp quốc gửi cho các ủy viên Pháp viện thường trực quốc tế của 
các quốc gia thành viên của quy chế này và cho các ủy viên của các tiểu ban dân tộc được chỉ định theo điểm 2 của điều 1 văn bản đề 
nghị để mỗi một tiểu ban dân tộc, trong khoảng thời hạn quy định, đưa ra những ứng cử viên có thể nhận nhiệm vụ của ủy viên Tòa 
án. 
2. Không một tiểu ban nào được đưa ra quá 4 ứng cử viên, trong đó không quá 2 ứng viên có cùng quốc tịch của một quốc gia được 
tiểu ban đại diện. Số lượng ứng cử viên được tiểu ban đưa ra trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được vượt quá 2 lần số ghế bầu. 
Điều 6. Điều cần thiết là mỗi tiểu ban trước khi đưa ra các ứng cử viên, phải hỏi ý kiến các cơ quan xét xử cao nhất, các khoa luật, các 
trường Cao đẳng tư pháp và các viện Hàn lâm của các quốc gia đó cũng như các phân viện của các viện Hàn lâm quốc tế chuyên 
nghiên cứu về luật. 
Điều 7. 
1. Tổng thư ký Liên hiệp quốc lập danh sách theo thứ tự ABC tất cả những người được đề cử, trừ những trường hợp đã nói ở điểm 2 
của Điều 12, chỉ được bầu những người có tên trong danh sách đó. 
2. Tổng thư ký trình bản danh sách lên Đại hội đồng và Hội đồng bảo an. 

tải về 149.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương