Quy chế TÒA Án quốc tế statute of the international court of justice


Điều 47. 1. Mỗi phiên họp xét xử đều ghi biên bản được Thư ký hay Chủ tịch ký.  2. Chỉ có biên bản đó mới là chính thức.  Điều 48



tải về 149.49 Kb.
Chế độ xem pdf
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu21.05.2024
Kích149.49 Kb.
#57702
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12
Quy chế TAQT
Luật quốc tịch 2008
Điều 47.
1. Mỗi phiên họp xét xử đều ghi biên bản được Thư ký hay Chủ tịch ký. 
2. Chỉ có biên bản đó mới là chính thức. 
Điều 48. Tòa án điều khiển hướng đi của vụ án, xác định hình thức và thời hạn mà trong đó mỗi bên cần phải trình bày hết lý lẽ của 
mình, và áp dụng mọi biện pháp có liên quan đến vụ việc thu thập chứng cứ. 
Điều 49. Thậm chí trước khi bắt đầu nghe vụ án, Tòa án có thể yêu cầu các đại diện đưa ra văn bản bất kỳ hay một sự giải thích, trong 
trường hợp từ chối phải lập biên bản. 
Điều 50. Tòa án trong thời gian bất kỳ có thể giao việc tiến hành điều tra hay giám định cho một người bất kỳ, cho đồng sự, cho 
phòng, ủy ban hay cho một tổ chức nào khác do mình lựa chọn. 
Điều 51. Trong khi nghe vụ án, tất cả các câu hỏi có liên quan đến vụ án được nêu ra cho các nhân chứng và các giám định viên phải 
theo đúng các điều kiện đã được Tòa án quy định trong Quy chế đã được nhắc tới trong điều 30. 
Điều 52. Sau khi đã thu thập chứng cứ, trong thời hạn đã được ấn định để làm việc đó. Tòa án có thể không nhận tất cả các chứng cứ 
giấy tờ và lời nói mà một trong các bên muốn đưa ra không có sự thỏa thuận của bên kia. 
Điều 53. 
1. Nếu một trong các bên không trình diện trước Tòa án không đưa ra lý lẽ của mình thì bên kia có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo 
hướng có lợi cho mình. 
2. Trước khi xác nhận lời thỉnh cầu đó, Tòa án có nhiệm vụ phải biết rõ không phải sự cần thiết của vụ án đối với Tòa án, theo các 
điều 36 và 37, mà cần phải thấy rõ là yêu sách đó có đủ cơ sở thực tế và pháp lý hay không. 
Điều 54. 
1. Khi các đại diện, các luật sư, trạng sư dưới sự chủ trì của Tòa án, trình bày xong lời giải thích của mình về vụ án, Chủ tịch tuyên bố 
là đã nghe hết. 
2. Tòa án sẽ nghỉ để thảo luận quyết định. 
3. Phần nghị án của Tòa án được tiến hành bằng các phiên họp không công khai và được giữ bí mật. 
Điều 55. 
1. Tất cả các vấn đề được quyết định bằng đại đa số số phiếu của Thẩm phán có mặt. 
2. Trong trường hợp ngang bằng số phiếu thì phiếu của Chủ tịch hay Thẩm phán thay thế Chủ tịch có giá trị quyết định. 
Điều 56. 
1. Trong phán quyết cần phải đưa vào những ý kiến mà trên cơ sở đó ra phán quyết. 
2. Phán quyết ghi tên các thẩm phán là những người thông qua phán quyết đó. 
Điều 57. Nếu trong phán quyết từng phần hay toàn phần không biểu thị được ý kiến nhất trí của các Thẩm phán thì mỗi Thẩm phán có 
quyền nêu ý kiến riêng của mình. 


Điều 58. Phán quyết được Chủ tịch và Thư ký Tòa án ký. Nó được đọc trong các phiên họp công khai của Tòa án sau khi thông báo 
chính thức cho các đại diện các bên. 

tải về 149.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương