PHẬt giáo với tập tục tín ngưỠng trong đỜi sống văn hóa nam bộ Thích Đồng Bổn



tải về 39.45 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích39.45 Kb.
#29737
PHẬT GIÁO 
VỚI TẬP TỤC TÍN NGƯỠNG
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NAM BỘ 
Thích Đồng Bổn *



Mô tả khái quát tâp tục tín ngưỡng dân gian mang màu sắc và ảnh hưởng Phật giáo của cư dân vùng đồng bằng Nam bộ là mục đích nghiên cứu của chúng tôi . Bài viết chỉ đề cập ảnh hưởng Phật giáo đối với tập tục phong hóa tín ngưỡng. Nếu có điều kiện tiếp tục về sau, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể hơn về ý nghĩa chức năng của từng thể loại tập tục. 

I. Vùng đất Nam bộ và Phật giáo
  
Nam bộ là vùng đất mới khai phá trên 300 năm nay. Người Việt tứ xứ đổ về đây không phải là cư dân sơ khai với tập tục tín ngưỡng “Totem” thời nguyên thủy mà đã tiếp xúc với nhiều truyền thống văn hóa khác nhau. Phong tục tập quán dân gian miền Nam chịu ảnh hưởng các tôn giáo, các nền văn hóa khác nhau tác động biến thái để hội nhập vào cái riêng ở vùng này trở thành văn hóa dân gian, không như  quan niệm chính thống về văn hóa dân gian là những tập tục có nguồn gốc từ tín ngưỡng nguyên thủy, ít chịu tác động bởi tôn giáo. Đặc điểm của phong tục văn hóa Nam bộ là như thế, từ bối cảnh lịch sử, ta thấy vùng đất này đã tiếp xúc với các tôn giáo như :

- Phật giáo nguyên thủy (của người Khơme bản địa)


- Phật giáo phát triển (từ người Việt miền ngoài và người Hoa đem tới)
- Nho giáo và Lão giáo (từ chế độ phong kiến và người Hoa du nhập)
- Thiên chúa giáo (người Pháp mang sang)
- Hồi giáo (của người Chăm có nguồn gốc từ Ninh Thuận và Mã Lai mang tới)

Người dân Nam bộ đã dung nạp, sàng lọc các sắc thái văn hóa đa dạng nói trên dựa vào nền tảng Phật giáo để biến thành nếp sinh hoạt tinh thần của mình . Đồng thời Phật giáo cũng đã biến đổi theo cho phù hợp với sinh hoạt dân gian để tồn tại và phát triển cùng vùng đất này. 



II. Sự tương tác giữa phong tục dân gian và Phật giáo

Qua một số tập tục tín ngưỡng tiêu biểu, ta có thể thấy rõ tư tưởng  Phật giáo thấm sâu vào cuộc sống, quan niệm và tâm lý người Nam bộ, trở thành một phần  vốn có trong truyền thống, trong bản chất của họ. Đổi lại, các nghi thức cúng tế trong Phật giáo Bắc truyền cũng đã dần dần thâm nhập vào các tập tục dân gian theo tín ngưỡng bản địa ấy, làm biến đổi từ mục đích đơn giản ban đầu để trở thành những tập tục có ý nghĩa, thăng hoa hơn, mang tính chất chuyển tải triết lí đạo Phật vào thực tế đời sống, tạo nên một bản sắc văn hóa tín ngưỡng của cư dân  Nam bộ.

Để dễ dàng nhận diện toàn bộ mảng sắc thái văn hóa dân gian và mảng mang màu sắc Phật giáo này, trong bài viết đầu tiên, chúng tôi đưa ra bản liệt kê phân chia theo nhóm  chủ đề, để quí vị có thể hình dung sau :

      Dân gian (tác động  <  > qua lại ) Phật giáo


 

1- Nhóm liên quan đến ông, bà, tổ tiên

1  . Lễ Trung Nguyên rằm tháng Bảy ( <  > ) Lễ Vu Lan, Lễ Báo Hiếu 


2  . Tục đốt vàng mã (   >   ) Tục hóa sớ, tiền vãng sanh
3  . Nghi Học trò lễ (   >   ) Nghi dâng lục cúng
4  . Nghi Thập khoa (   >   ) Nghi Trai đàn
5  . Nghi Đàn trình (   >   ) Nghi Đàn trình
6  . Tục cúng Bông hoa (   >   ) Tục cúng Bông hoa 
7  . Nghi cúng ông bà (   >   ) Nghi Cầu Siêu
8  . Nghi khai Xá  hạc (   >   ) Nghi khai Xá hạc

2- Nhóm liên quan đến người chết

9    . Lễ cúng Cô hồn (   < >  ) Lễ Chẩn tế


10  . Nghi Đề phan (    >   ) Nghi Tây qui
11  . Nghi cúng cơm (    >   ) Nghi cúng vong
12  . Nghi đám tang (    >   ) Nghi Dẫn lộ
13  . Nghi vớt vong (   >   ) Đàn Thủy lục
14  . Nghi vớt trùng (   >   ) Đàn giải oan 

3- Nhóm liên quan đến cá nhân và đời sống

15  . Tục cúng sao hạn (   >   ) Lễ cần an đầu năm


16  . Tục cúng Sóc Vọng (   >   ) Lễ Sám hối Kỳ an
17  . Tục Bố thí (   <   ) Tục Bố thí
18  . Tục phóng sanh (   <   ) Tục phóng sanh
19  . Tục ăn chay (   <   ) Tục ăn chay
20  . Nghi đám cưới (   >   ) Lễ Hằng thuận
21  . Tục hái lộc (   <   ) Tục hái lộc
22  . Tục cúng Tam tai (   >   ) Tục cúng Tam tai
23  . Tục xin Xâm (   >   ) Tục xin Xâm
24  . Tục coi ngày tốt xấu (   >   ) Tục coi ngày tốt xấu
    
4- Nhóm liên quan đến Phật trời, Thần thánh

25  . Lễ khai quang điểm nhãn (   >   ) Lễ An vị


26  . Lễ Thượng Nguyên rằm tháng Giêng (   >   ) Lễ Rằm tháng Giêng
27  . Lễ Hạ Nguyên rằm tháng Mười (   >   ) Lễ Rằm tháng Mười
28  . Lễ Rằm tháng Tư (   <   ) Lễ Phật Đản
29  . Tết Trung Thu (   >   ) Lễ cúng Trăng
30  . Lễ cúng Giao Thừa (  <  >  ) Lễ vía Di Lặc   

Phần liệt kê khái quát về các phong tục- nghi thức- hội lễ trên đây, chúng tôi dùng ký hiệu ( <  > ) để chỉ ảnh hưởng tương tác qua lại trong từng cặp đối chiếu với nhau, có tất cả 30 cặp cùng dàn trải trên 4 nhóm đối tượng đời sống tinh thần. Trong đó tập tục dân gian qua thời gian giao thoa đã trở những thành tập tục chịu ảnh hưởng Phật giáo nhiều hơn đựợc thấy qua 22 cặp (các số : 2-8, 10-16, 20, 22-27, 29 ) còn  từ Phật giáo ảnh hưởng vào phong hóa dân gian là 5 cặp (các số : 17-19, 21, 28) và có 3 cặp (các số : 1, 9, 30) là sự cùng tác động qua lại với nhau. 

Điểm nổi bật của vai trò Phật giáo trong tập tục phong hóa dân gian chính là khuynh hướng “dân tộc hóa” nghi lễ tập tục Phật giáo, có nghĩa là hòa quyện hình thức nghi lễ giữa đạo và đời, điển hình như ở một lễ trai đàn, lúc nào cũng theo nguyên tắc “trong chay, ngoài bội”, tức bên trong lễ thì tụng kinh cầu quốc thời dân an và siêu độ cô hồn tử sĩ, bên ngoài hội thì có sân khấu hát tuồng về tích Phật (thay cho trước đó là hát bội tuồng Tàu - theo lệ của triều đình phong kiến) do chính các nhà Sư đóng tuồng chứ không là nghệ sĩ nữa. Chính khuynh hướng “dân tộc hóa” này đã làm nhân dân thích thú vì họ không có bóng dáng chế độ phong kiến trong các mặt đời sống tinh thần ở vùng đất mới này.

Thay vì tiếp nhận những phong tục nguyên mẩu có nguồn gốc văn hóa từ nước ngoài có thể dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa, thì chính nhân dân đã tự nhận thức và lựa chọn Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo, bởi họ nhận thấy rằng tư tưởng Phật giáo không dựa vào bất cứ cái gì khác ngoài yếu tố con người. Phật giáo vốn dĩ không có cái riêng hay cái chung nhất, mà đặt cơ sở chính trong lòng con người để nhận thức thế giới và  các mối quan hệ, đồng thời triết lí Phật giáo không có biên giới cho ý thức hệ giai cấp, chính trị, dân tộc. . . Đó là điều kiện tốt nhất để góp phần cho phong tục tập quán dân gian trong đời sống văn hóa xã hội Nam bộ ngày một bền vững và tốt đẹp. (1)



III. Phân chia theo hệ thống thể loại

Trong bảng liệt kê sau đây, chúng tôi vừa phân chia theo thể loại, vừa thống kê riêng các tập tục truyền thống của Phật giáo hay các tập tục mang màu sắc Phật giáo  đã từng  và đang được sử dụng trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Qua đây, chúng ta nhận diện được mục đích ý nghĩa của từng tâp tục hội lễ trong Phật giáo, làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu nắm rõ để đánh giá và chọn lọc trong công tác định hướng hoạt động tôn giáo :



I . Các hội lễ  trong Phật giáo

1. Lễ rước Xuân (Vía Di Lặc)


2. Lễ Cầu Quốc thới dân an (Rằm tháng Giêng)
3. Đại lễ Phật Đản (Rằm tháng Tư)
4. Lễ Khai Hương (Kiết hạ)
5. Lễ Khai Kỳ (Truyền giới) 
6. Lễ Vu Lan Báo hiếu (Rằm tháng Bảy)
7. Lễ cúng Trăng (Trung Thu)
8. Lễ Rằm tháng Mười
9. Lễ Hội Giỗ Kỵ thường niên các chùa.
10. Lễ Vía chư Phật, Bồ Tát thường niên.

II. Các Tập tục trong Phật giáo

1. Tục Bố thí.


2. Tục Phóng sanh.
3. Tục ăn chay.
4. Tục cúng Sao giải Hạn. #
5. Tục xin Xâm, sủ quẻ. #
6. Tục cúng Tam Tai. #
7. Tục coi ngày tốt xấu. #
8. Tục đốt Sớ Điệp, tiền Vãng sanh. #
9. Tục Hành Hương. 
10. Tục cúng Sóc Vọng.
11. Tục Hái Lộc.
12. Tục cúng Bông hoa.

III. Các Nghi Lễ trong Phật Giáo

1. Nghi Tiến linh (cúng vong)


2. Nghi Đám tang (có nhiều nghi tiết)
3. Nghi Hằng thuận Quy y (đám cưới)
4. Nghi Thập Khoa (có nhiều nghi tiết) #
5. Nghi Trai Đàn (có nhiều nghi tiết)     
6. Nghi Đàn Trình. #
7. Nghi khai Xá hạc (chuyển tấu) # 
7. Nghi dâng Lục cúng.
8. Nghi vớt Trùng. #
9. Nghi vớt Vong. #
10. Nghi Tây qui (Đề phan) #
11. Nghi Chẩn tế Cô hồn.
12. Nghi Cầu an.
13. Nghi Cầu siêu.
14. Nghi an vị (Khai quang điểm nhãn) #

So với bảng trước ( có 30 mục được liệt kê)   thì bảng này có tổng số cao hơn  là 36 mục, số lượng nhiều hơn vì có thêm những tập tục thuần túy Phật giáo, không có tập tục dân gian làm đối trọng. Ký hiệu dấu ( # ) chỉ ra tập tục được đánh dấu đã lạc hậu, không còn phù hợp với thời hiện đại, ít nhiều mang màu sắc mê tín đị đoan không có lợi cho sự phát triển của xã hội Việt Nam lẫn trong tín ngưỡng tôn giáo, dễ gây nên ngộ nhận cho những người chưa biết về Phật giáo và phong hóa tập tục ở Nam bộ.



IV. Khuynh hướng xã hội hóa Phật giáo

Từ những điều kiện giao thoa cụ thể trên, ta có thể nhìn thấy các nhà Sư Phật giáo thời xưa đã chủ động trong vai trò  đưa tư tưởng Phật giáo hòa nhập vào đời sống văn hóa xã hội từ các khuynh hướng :

- Khuynh hướng “tự phát”, tức tiếp nhận các tập tục dân gian vốn đang sống mãnh liệt ngoài xã hội vào chùa để thu hút quần chúng đến với Phật giáo. Đồng thời, gắn các tập tục lễ nghi này vào sinh hoạt của nhà chùa như một bộ phận hữu cơ của dân gian,  như các tập tục : Cúng sao hạn, đốt vàng mã, đề phan, dâng lục cúng, cúng sóc vọng. . . .

- Khuynh hướng “đem đạo vào đời”, tức phổ cập hóa tư tưởng Phật giáo vào trong mọi sinh hoạt văn hóa xã hội của nhân dân thông qua các phong tục tập quán. Một số tập tục của dân gian hoặc tập tục lễ nghi mang nặng ảnh hưởng văn hóa tôn giáo của Trung Quốc đã được biến đổi thành ảnh hưởng Phật giáo có nét riêng của nhân dân Nam bộ, như là : ăn chay, bố thí, phóng sanh . . . .


    
- Khuynh hướng “lễ nhạc”, tức nghi thức cúng lễ bằng âm điệu nhạc khí dân gian với các nhạc khí sử dụng trong cửa chùa, do một giới Tăng lữ theo trường phái “ứng phó nghi lễ” cùng các đội “giạ nhạc cổ” dân gian thực hiện. Chính hình thức này đã hấp dẫn được quần chúng đến với phong hóa tín ngưỡng Phật giáo bởi sự đồng điệu của lễ nhạc Phật giáo với lễ nhạc dân tộc cùng hòa nhịp trong tập tục của địa phương, như các nghi : học trò lễ, đàn trình, chẩn tế cô hồn, dẫn lộ đám tang. . . . . .

o0o


Trong thời đại hiện nay, văn hóa tri thức của đa số người dân ở thế hệ mới đã được nâng lên tầm cao hơn, nghiên cứu này có thể sử dụng như một cơ sở đánh giá lại các tập tục, vừa để sàng lọc, loại bỏ những gì đã lạc hậu, mê tín dị đoan, vừa gìn giữ phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc tốt đẹp trong bối cảnh xã hội đặc thù của Nam bộ hiện nay.
 

Tháng 1 năm 2004

 
-------------

* Tiến sĩ sử học, tiến sĩ tôn giáo học tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Ủy viên ban văn hóa trung ương GHPGVN.

(1) Trích trong “ Những tập tục dân gian chịu ảnh hưởng Phật giáo đại thừa” luận văn tốt nghiệp cao học của tác giả, Viện KHXH tại Tp. HCM, năm 1991.

Nguồn:


Xem http://www.thuvienhoasen.org/taptuctinnguong.htm.


Phật giáo và Tập tục Nam bộ of

Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 39.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương