Người Lái đò Sông Đà: “Chất Vàng Mười” Cả đời Người Nghệ Sĩ Tìm Kiếm



tải về 18.64 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2023
Kích18.64 Kb.
#54612
  1   2   3   4
Người Lái đò Sông Đà
THI THU PT DE MH-đề

Người Lái đò Sông Đà: “Chất Vàng Mười” Cả đời Người Nghệ Sĩ Tìm Kiếm
Người lái đò sông Đà dường như đã thỏa mãn hết những cái đắc chí của nhà văn, được đi, được chiêm ngưỡng nét đẹp độc đáo của thiên nhiên Tây Bắc, được thưởng thức nét đẹp lao động bình dị, gần gũi lại nghệ thuật của ông Đò giang lão luyện.Cuối cùng là được đánh trận với những “con chữ óng ánh vàng ròng” để tái hiện lại tất cả trong tùy bút. Người lái đò sông Đà nổi lên như một tác phẩm tiêu biểu, đánh dấu chẳng đường mới trong cách nhìn của nhà văn trước và sau Cách mạng.
Một nét phong cách tài hoa độc đóa của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là một tác gia lớn trong nền văn học Việt Nam, ông thử sức với nhiều thể loại nhưng thành công và để lại nhiều tiếng vang nhất vẫn là tùy bút. Bản ngã của Nguyễn Tuân quá mức nổi bật, quá tương xứng với thể loại tự do tung hoành như tùy bút.
Nguyễn Tuân là một tác gia lớn trong nền văn học Việt Nam
Phong cách nghệ thuật của ông thâu tóm trong ba từ, ngông, tài hoa và uyên bác. Trước hay sau Cách mạng đều như thế, nếu có thay đổi thì là sự thay đổi trong cách nhìn, cách tiếp cận nhân vật mà thôi.
Nguyễn Tuân có ba là nhà nho tài giỏi, nhưng bất phùng thời. Sau đó, ông cũng bị ảnh hưởng và hay ảm đạm về thời cuộc bấy giờ. Ông đi tìm lại những điều xưa cũ, những vẻ đẹp “vang bóng một thời”, những phong tục, những nhân vật, cái thú vui lành mạnh, tao nhã để tưởng nhớ.
Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân mở ra con đường cho chính mình, ông ý thức được “chỉ có trường đời rộng rãi mới cho những bài học đắt giá về cuộc sống”. Người nghệ sĩ ấy lại đi nhưng với một tâm thế khác, một sự xâm nhập vào đời sống thường nhật, thưởng thức nét đẹp bình dị mà ông đã bỏ qua.
Tác phẩm Người lái đò sông Đà và lời đề từ đầy thú vị
Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà (1960), đây là thành tựu nghệ thuật đẹp đẽ của người nghệ sĩ tài hoa, phát hành sau một chuyến đi đầy hứng thú lên vùng Tây Bắc những năm 1958 – 1960.
Đích đến của chúng ta không phải là một vùng đất, mà là một cách nhìn mới.” – Henry Miller
“Chất vàng” vốn có của thiên nhiên Tây Bắc, nhất là dòng sông Đà khi lúc cá tính, lúc trữ tình đã níu chân người nghệ sĩ. Một kho báu khác lại đến từ niềm say mê lao động, bản lĩnh được tôi luyện của ông Đò giang và cho Nguyễn Tuân “cái say của rượu tối tân hôn”.

tải về 18.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương