Người Lái đò Sông Đà: “Chất Vàng Mười” Cả đời Người Nghệ Sĩ Tìm Kiếm


Mặt ghềnh Hát Loóng trái tính trái nết bắt đầu thể hiện sự hung hãn



tải về 18.64 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2023
Kích18.64 Kb.
#54612
1   2   3   4
Người Lái đò Sông Đà
THI THU PT DE MH-đề

Mặt ghềnh Hát Loóng trái tính trái nết bắt đầu thể hiện sự hung hãn


Mặt ghềnh Hát Loóng với những hình ảnh “nước, đá, sóng, gió” nối tiếp nhau, ngang ngược mà đòi nợ người lái đò. Với sự tài hoa trong cách vận dụng ngôn từ, đoạn văn này như cuốn xô tất cả giữa sự hung bạo, ác liệt của sông Đà.
“Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, câu văn không dài nhưng ngắt nhịp tạo cảm giác dồn dập, ào ạt đẩy tới. Động từ “xô” xuất hiện ba lần với những dấu phẩy liên tiếp trùng điệp, mặt ghềnh tạo nên những âm thanh va đập kinh hãi vang động kéo dài cả hàng cây số.
Sông Đà ghét người ta nhìn ngắm và xâm nhập, nó phòng thủ rồi đe dọa. Từng sự xô đẩy nối tiếp nhau, cái sau lại mạnh hơn cái trước, cái sau lại nhanh hơn cái trước, độc giả chưa kịp đứng vững đã bị đẩy đi giữa cuồn cuộn sức chuyển động khủng khiếp.
Sông Đà giờ đây như bạo tàn hẳn lên, từ láy “gùn ghè” và hành động trái tính trái nết “đòi nợ xuýt” ngang ngược như những tên côn đồ dù chẳng một ai thiếu nợ gì cả. Nó ngang ngược vô lý và làm khiếp sợ, kinh hãi bao con người đi ngang đây. 
Kết lại là lời cảnh báo cho những ai có ý định khi dễ con sông, họ rồi chắc chắn sẽ hối hận. Sự hung bạo đó là thật, con sông như kẻ cướp đi bao mạng sống mà không có giọt nước mắt hối hận nào.
Văn của Nguyễn Tuân không có sự nhập nhằng giữa hiện thực và ngôn từ, những con chữ không còn nằm im mà dường như được tài năng của ông đánh thức. Chúng trở thành thạch trận để cuốn độc giả vào cái không khí hoang dã nguy hiểm trên từng trang văn.

Chạm mặt với cái hút nước tàn bạo quãng Tà Mường Vát


Sự bạo liệt của sông Đà tiếp tục được đẩy lên cao trào khi độc giả phải chứng kiến cái hút nước trên sông như một con thủy quái hung tợn, nó đe dọa tinh thần những người qua đây bằng những âm thanh và hình ảnh đầy kinh hãi.
Cái hút nước được tác giả miêu tả ở cả hai góc nhìn, từ dưới phần đáy xoáy nhìn lên và từ bên trên bao quát xuống lòng sâu. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân vận dụng linh hoạt những kiến thức về điện ảnh để tái hiện sinh động sinh thể hung ác này.
Mở đầu là hình ảnh so sánh cái hút nước và giếng nước bê tông khổng lồ, sâu hoắm. Sau đó là âm thanh nhân hóa “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, lắm lúc lại “ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào”, tắc nghẽn nhưng đầy ghê rợn.
Nhà văn tiếp tục thành công trong việc khiến người đọc liên tưởng đến sự nguy hiểm chực chờ nhờ hàng loạt động từ mạnh như “lôi tuột xuống”, “vụt biến đi”, “dìm”, “tan xác”, cảm giác một đi không trở về của những thuyền bè đến gần cái hút nước này.
Uy lực của những “cái cống” xé tan bao thuyền bè đi qua được nhà văn đặc tả trong hình ảnh “thuyền trồng cây chuối rồi vụt biến đi, mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷu sông dưới”. Bè gỗ rừng lớn, chắc nhưng trước con thủy quái này cũng trở nên bất lực, nhỏ bé và yếu đuối.
Chưa dừng lại, Nguyễn Tuân đem liên tưởng táo bạo của mình mà dẫn dụ người đọc vào một trò chơi cảm giác mạnh với anh quay phim, cùng ngồi vào thuyền thúng và thả thuyền xuống hút nước sông Đà mà cảm nhận.
Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng xoay tít, cái máy lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem.”
Anh quay phim xoay tít theo cái xoáy nước, nước văng tung tóe và “khối pha lê xanh như vỡ tan ụp vào cả người quay phim và cả người đang xem” để rồi mở ra một cảm giác chân thật hơn bao giờ hết, họ phải căng mình giữ thăng bằng trong sự sợ hãi tột độ.
Hình ảnh so sánh sáng tạo “ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn” phần nào thể hiện sự không cân sức giữa con người và thực thể thiên nhiên này.
Nhà văn vận dụng kiến thức xây dựng trong việc miêu tả thành giếng “xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày”, ông khẳng định vẻ đẹp của cái hút nước cần một sự trải nghiệm mà không phải ai cũng dám buông mình để thử.
Đến đây, Nguyễn Tuân buộc phải thừa nhận sông Đà sống với “tâm thế kẻ thù số một” của những người lái đò, họ ngày đêm chiến đấu với con quái vật bạo tàn này, phải cẩn trọng từng bước để giành giật sự sống với thiên nhiên nơi đây.
tải về 18.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương