Người Lái đò Sông Đà: “Chất Vàng Mười” Cả đời Người Nghệ Sĩ Tìm Kiếm


Sông Đà hung bạo chực chờ lấy mạng người lái đò



tải về 18.64 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2023
Kích18.64 Kb.
#54612
1   2   3   4
Người Lái đò Sông Đà
THI THU PT DE MH-đề
Sông Đà hung bạo chực chờ lấy mạng người lái đò
Đối với nhà văn ưa thích những cảm giác mạnh, ngòi bút của Nguyễn Tuân được tung hoành khi bắt gặp sự bạo liệt, hùng vĩ của sông Đà. Khả năng vận dụng ngôn từ điêu luyện cùng với những biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo được sử dụng triệt để.
Đá bờ sông mở ra những ấn tượng đầu tiên về sự hùng vĩ và hiểm trở của sông Đà
Ở đoạn văn này, Nguyễn Tuân cho độc giả cảm nhận bằng thị giác về độ cao, độ sâu triệt để hai bên bờ sông Đà, đồng thời trải nghiệm cảm giác chết nghẹn giữa cái hẹp nghẹt thở trong lòng sông.
Sự đa tài và điêu luyện của người nghệ sĩ uyên bác khi kết hợp vận dụng linh hoạt những kiến thức về điện ảnh và quân sự, đem lại cho chúng ta một cái nhìn sinh động khi quan sát cảnh bờ đá sông Đà ở đủ mọi góc nhìn.
Mở đầu là hình ảnh “đá dựng vách thành” khiến độc giả liên tưởng đến sự uy nghi, đồ sộ nơi những thành vách xa xưa, kiên cố và bao quanh những cung điện uy nghi của vua chúa. 
Nguyễn Tuân so sánh “cái yết hầu” chẹt lòng sông tạo cảm giác bóp nghẹt, dòng chảy như trôi vào miệng con thủy quái hung dữ giữa cung đường thẳng đứng, toàn đá sắc nhọn hai bên.
Không khí ở đây còn lạnh lẽo vô độ bởi “mặt nước đúng ngọ mới thấy mặt trời”, ý văn làm người đọc liên tưởng đến câu thơ “Nắng xuống trời lên sâu chót vót” trong bài Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận.
Câu thơ của thi sĩ kéo rộng không gian nhiều chiều, nắng càng lên, trời càng cao, lòng sông càng sâu. Với Nguyễn Tuân, ông tập trung vào ánh nắng đứng bóng và làm cho khoảng cách trên cao giãn ra, trong lòng sâu thì vẫn âm u tối hẹp.
Khi nắng đúng ngọ gay gắt, lúc ấy dưới lòng sâu mới cảm nhận được chút hơi ấm từ mặt trời. Ngoài khắc ấy ra, cảm giác xung quanh lòng sông đều u ám, ánh sáng bị triệt tiêu và chảy vào bóng tối.
Nhìn từ trên cao, quãng sông Đà cho ta cảm nhận được sự yên bình trên bề mặt vì độ hẹp “nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách”. Trái lại, nếu là người đứng từ dưới nhìn lên thì có bao nhiêu sợ hãi, hoảng loạn đều bộc lộ qua từng hình ảnh mà nhà văn sắp miêu tả.
“Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng cảm thấy lạnh”, cái lạnh không chỉ là nhiệt độ tự nhiên ở đáy lòng sông. Cái lạnh còn đến từ cảm giác rợn gáy như đang bị nhốt lại không thể thoát ra, lối thoát thì càng ngày càng bé cho đến khi bị đóng sầm lại.
Lấy hè ngõ làm lòng sông, gán cho vách đá như một tòa nhà cao tầng mà “ánh đèn tắt phụt”. Nguyễn Tuân thành công mang lại cho độc giả cái giật mình hoảng loạn vì hy vọng dường như đã bị bóng tối nơi sông Đà nuốt chửng.


tải về 18.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương