Module thcs 15



tải về 305.5 Kb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2022
Kích305.5 Kb.
#52148
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
BDTX module 15


B. MÃ MODULE 15 : Các yếu tổ ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học.
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung :
Giúp giáo viên THPT phân tích được các yếu tổ liên quan đến thực hiện kế hoạch dạy học để có biện pháp kiểm soát hiệu quả những yếu tổ này.
2. Mục tiêu cụ thể :
- Về kiến thức : Năng cao hiểu biết về các thành tổ của quá trình dạy học. Vai trò của việc thực hiện kế hoạch dạy học. Làm rõ các yếu tổ có ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học.
- Về kỹ năng : Xác định những ảnh hưởng của đối tượng và môi trường dạy học trong chương trình, tài liệu, phương tiện dạy học tới thực hiện kế hoạch dạy học. Phân tích những tình huống sư phạm trong thực hiện kế hoạch dạy học ở trường THPT.
- Về thái độ : Tích cực với việc xác định và kiểm soát những yếu tổ ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học nhằm năng cao chất lượng dạy học từng bộ môn ở trường THPT.
II. NỘI DUNG
Một đặc điểm rất cơ bản của giáo dục nhà trường là đuợc tiến hành có mục đích, có kế hoạch, dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Đấuốn dạy học đạt hiệu quả cao thì nhất thiết phải có sự chuẩn bị của người thầy giáo. Một trong những khâu chuẩn bị quan trọng là lập kế hoạch cho chuỗi bài mình sẽ dạy, cho từng bài dạy, trong đó dự kiến được một cách khá chắc chắn tiết học sẽ bất đầu ra sao, diễn biến và kết quả thế nào. Công tác chuẩn bị cho việc dạy học gọi là lập kế hoạch dạy học.
Như vậy, kế hoạch dạy học là bản chương trình công tác do giáo viên soạn thảo ra bao gồm toàn bộ công việc của thầy và trò trong suốt năm học, trong một học kì, đối với từng chuơng hoặc một tiết học trên lớp. Ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch dạy học là những yếu tổ liên quan đến đối tượng và môi trường dạy học trong chương trình, tài liệu, phương tiện dạy học và các tình huống sư phạm.
Ta có thể chia kế hoạch dạy học của giáo viên thành hai loại: Kế hoạch năm học và kế hoạch bài học (còn gọi là giáo án hay bài soạn).
1. Nội dung 1 : LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC
a. Hoạt động 1. Cách lập kế hoạch năm học
Kế hoạch giảng dạy cho năm học, một chương, một học kì là những nét lớn khái quát có nội dung rất quan trọng, giúp cho giáo viên xác định phương hướng phấn đấu năng cao chất lượng dạy học. Trong kế hoạch năm học của giáo viên bộ môn, sau phần mục tiêu của môn học trong toàn bộ năm học là từng chương với những dự kiến sau đây của mỗi chương:
- Xác định mục tiêu.
- Dự kiến kế hoạch thời gian để đâm bảo hoàn thành chương trình một cách đầy đủ và có chất lượng (ghi rõ ngày bất đầu và ngày kết thức).
- Liệt kê tài liệu, sách tham khảo, phương tiện dạy học có sẵn hay cần tự tạo.
- Đề xuất những vấn đề cần trao đối và tự bồi dưỡng liên quan đến nội dung và phương pháp dạy học.
- Xác định yêu cầu và biện pháp điều tra, theo dõi học sinh để nắm vững đặc điểm, khả năng, trình độ và sự tiến bộ của họ qua từng thời kì.
Kế hoạch năm học không nên viết quá chi tiết vụn vặt nhưng phải dự kiến đủ những công việc định làm trong thời gian giảng dạy. Việc lập kế hoạch năm học thường là khó đối với giáo viên mới, có thể lập kế hoạch từng chương để công việc được cụ thể hơn. Kế hoạch lập ra là để phấn đấu thực hiện, vì thế giáo viên cần giữ một bản để theo dõi công việc thực hiện của mình. Để kế hoạch có chất lượng giáo viên cần chuẩn bị:
- Nghiên cứu kĩ chương trình mình sẽ dạy, sách giáo khoa và tài liệu có liên quan, trước hết để nắm được tư tượng chủ đạo, tinh thần nhất quán đối với môn học, thấy được các điểm đổi mới trong sách. Đây là vấn đề rất quan trọng vì sách giáo khoa ấn định kiến thức thống nhất cho cả nước. Nếu có điều kiện nghiên cứu cả chương trình lớp dưới và lớp trên thì có thể tranh thủ tận dụng kiến thức cũ để học sinh không phải học lại hoặc hạn chế vấn đề thuộc lớp trên.
- Nghiên cứu tình hình thiết bị, tài liệu của trường và của bản thân mình. Công việc này rất quan trọng đối với giáo viên Vật lí, hóa học… bởi vì thí nghiệm có tính quyết định sự thành công của bài dạy. Thấy đuợc tình hình trang thiết bị, giáo viên mới có kế hoạch mua sắm bổ sung, có kế hoạch tìm hiểu, lắp ráp, sử dụng hay chuẩn bị các mẫu đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm hay cho học sinh làm.
- Nghiên cứu tình hình lớp học sinh được phân công dạy về các mặt: Trình độ kiến thức về toán lí, tinh thần thái độ, hoàn cảnh, kỹ năng thực hành ở các năm trước.

  • Nghiên cứu bản phân phối các bài dạy của Bộ GD&ĐT để chủ động về thời gian trong suốt quá trình dạy.

b. Hoạt động 2. Cấu trúc của kế hoạch bài học
Giáo án, bài soạn của giáo viên là kế hoạch dạy một bài nào đó, là bản dự kiến công việc của thầy và trò trong cả tiết học theo mục đích và yêu cầu đã định sẵn. Giáo án thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, trình độ kiến thức và khả năng sư phạm của thầy giáo, quyết định phần lớn kết quả của tiết lên lớp. Tắt nhiên kết quả của giờ học còn phụ thuộc vào kỹ năng giảng dạy của thầy và sự lĩnh hội, phát triển của học sinh, những quá trình nghiên cứu và chuẩn bị, tinh thần trách nhiệm của thầy trong việc soạn bài góp phần khá quyết định vào hiệu quả của bài dạy.
Chính vì thế soạn bài không phải là một bản tóm tắt chi tiết nội dung của sách giáo khoa hay là một bản tóm tắt sơ lược có đầy đủ các mục nội dung mục đích. Nó phải thể hiện một cách sinh động mọi liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học. Để xây dụng một bài soạn, người thầy giáo cần phải lĩnh hội mục tiêu và nội dung dạy học quy định trong chương trình và đuợc cụ thể hoá trong sách giáo khoa, nghiên cứu phương pháp dạy học dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên, vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp học. Một bài soạn tốt là một bài soạn nêu rõ đuợc dự kiến mọi công việc của thầy và trò ở trên lớp, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, sáng tạo của thầy trong việc cải tiến phương pháp, nội dung sao cho học sinh nhiệt tình, chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức.

tải về 305.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương