Khung chưƠng trình đÀo tạo thạc sĩ 2 phần I: giới thiệu chung về chưƠng trình đÀo tạO 2



tải về 281.87 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích281.87 Kb.
#30886
  1   2   3   4   5


Mục lục

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2

1 Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo 2

2 Đối tượng dự thi và các môn thi tuyển 2

PHẦN II: KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ 5

1 Mục tiêu đào tạo 5

2 Nội dung đào tạo 6

2.1 Tóm tắt yêu cầu của chương trình đào tạo 6

2.2 Khung chương trình 7

2.3 Danh mục tài liệu tham khảo 10

2.4 Đội ngũ cán bộ giảng dạy 17

2.5 Tóm tắt nội dung môn học 21


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

----------------



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***********



KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ NANÔ SINH HỌC


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo


  • Tên chuyên ngành

    • Tiếng Việt: Công nghệ Nanô Sinh học

    • Tiếng Anh: Nanobiotechnology

  • Mã số chuyên ngành: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

  • Bậc đào tạo: Thạc sĩ

  • Tên văn bằng

  • Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội


2Đối tượng dự thi và các môn thi tuyển


Đối tượng dự thi:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ Sinh học, Sinh học, Y học, Dược học, Hóa học, Công nghệ Hóa học, Vật lý Kỹ thuật.

  • Đối tượng được đăng ký dự thi cần có chứng chỉ bổ túc kiến thức môn Sinh học Phân tử (nếu có bằng đại học thuộc các ngành Hóa học, Công nghệ Hóa học, Vật lý Kỹ thuật); môn Nhập môn Khoa học và Công nghệ Nanô (nếu có bằng đại học thuộc các ngành Công nghệ Sinh học, Sinh học, Y học, Dược học).

  • Điều kiện về thâm niên công tác và các điều kiện khác theo Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các môn thi tuyển đầu vào:

  • Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp thống kê

  • Môn thi Cơ sở: Lý – Sinh học

  • Môn Ngoại ngữ: Trình độ B, một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

----------------



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***********



PHẦN II: KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

1Mục tiêu đào tạo


  • Về kiến thức

Học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về Công nghệ Nanô Sinh học bao gồm: Những kiến thức cơ bản về cấu tạo, chức năng và qui trình chế tạo và phân tích đặc trưng vật liệu nanô sinh học (Nanobiomaterials); Những kiến thức cơ bản về cấu trúc, nguyên lý hoạt động và qui trình chế tạo các thiết bị sinh y học nanô (Bio-Medical Nano Devices); Tin học trong Công nghệ Nanô Sinh học (Bioinformatics); Những kiến thức cơ bản về chẩn đoán và điều trị bằng Công nghệ Nanô Sinh học (Bionanotechnological Diagnostics and Therapeutics). Bên cạnh đó, Học viên còn được giới thiệu và cập nhật những thành tựu khoa học cũng như các kỹ thuật mới nhất về công nghệ sinh học nói chung và CN nanô SH nói riêng trong y-dược, nông lâm nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi trường. Các kiến thức này sẽ giúp cho học viên đạt trình độ tiên tiến của khu vực.

  • Về kỹ năng

Học viên được trang bị kỹ năng khai thác một số kỹ thuật cơ bản trong nghiên cứu Công nghệ Nanô Sinh học như Kỹ thuật Sinh học Phân tử, Kỹ thuật Vật liệu y sinh học, Kỹ thuật Xử lý thông tin trong Công nghệ Nanô Sinh học, Thiết bị Công nghệ Nanô Sinh học, bao gồm: nhân, tách dòng, xác định và phân tích, so sánh trình tự gen, tạo protein tái tổ hợp; các kỹ thuật nghiên cứu về proteomics, điện di một chiều, hai chiều protein, sắc ký lỏng cao áp kết nối với hệ thống khối phổ trong việc xác định và nhận dạng các protein; các kỹ thuật xử lý số liệu trong Ngân hàng Dữ liệu Gene và Protein Quốc tế; các kỹ thuật tin sinh học, mô hình hóa các đại phân tử sinh học, tìm kiếm thông tin, dữ liệu trong các ngân hàng dữ liệu quốc tế; các kỹ thuật trong nghiên cứu về công nghệ sinh học nanô (kính hiển vi lực nguyên tử, AFM atomic force microscopy; tự đóng gói của các cấu trúc đại phân tử), các kỹ thuật lên men vi sinh vật, các kỹ thuật tạo vật liệu sinh học (kỹ thuật chế tạo ống nanô carbon, các kỹ thuật chế tạo cỗ máy protein kích thước nanô), các kỹ thuật ứng dụng các hạt nanô trong y sinh học (đánh dấu sinh học huỳnh quang, dẫn truyền thuốc và gene, phát hiện sinh học vi trùng gây bệnh đơn phân tử, phát hiện protein đơn phân tử, dò cấu trúc DNA, kỹ nghệ mô, tinh sạch và tách chiết các phân tử và tế bào sinh học, nghiên cứu động học thuốc, quan sát in vivo, biosensoring).

  • Về năng lực và khả năng nghiên cứu:

Sau khi tốt nghiệp, thạc sĩ sẽ đạt được một khả năng làm việc ở các cơ quan và tổ chức liên quan trực tiếp và gián tiếp tới công nghệ và sản phẩm Công nghệ Nanô Sinh học:

  1. Chuyển tiếp đào tạo tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo sau đại học về Công nghệ Nanô Sinh học và các ngành/chuyên ngành liên quan.

  2. Nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực Công nghệ Nanô Sinh học, công nghệ sinh học, sinh học, y - dược, nông lâm nghiệp, môi trường ở các viện và trường đại học.

  3. Làm việc tại các công ty kinh doanh, sản xuất, dịch vụ mua bán các sản phẩm công nghệ sinh học, y - dược.

  4. Quản lý khoa học và công nghệ về các lĩnh vực công nghệ sinh học; y - dược, nông lâm nghiệp, thủy sản và môi trường.

  5. Làm chuyên gia cho các tổ chức quốc tế liên quan tới công nghệ sinh học và chuyển giao công nghệ sinh học, môi trường.

tải về 281.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương