Thực hành sinh thái rừng



tải về 0.65 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.65 Mb.
#12476
  1   2   3   4   5   6   7   8

Thực hành sinh thái rừng




THỰC HÀNH

SINH THÁI RỪNG



Phần thực hành sinh thái rừng gồm 11 bài, tương ứng với 15 tiết chuẩn, tập trung vào một số chương của môn học. Mỗi bài bao gồm từ 1 - 2 kiểu. Sau mỗi bài có các chỉ dẫn giải và một số câu hỏi mà sinh viên cần phải trả lời. Những bài tập này có ý nghĩa như những bài tập mẫu nhằm giúp sinh viên làm quen với cách thức thu thập và phương pháp xử lý số liệu về sinh thái rừng.

Để hoàn thành tốt các bài tập này, trước hết sinh viên cần đọc thật kỹ lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ vở ghi chép, bút mực, bút chì và giấy vẽ... Trước khi thực hành, sinh viên sẽ được giáo viên hướng dẫn thực hành giới thiệu mục đích, mục tiêu và cách thức giải từng bài tập. Sau đó mỗi sinh viên phải tự mình làm các bài tập và nộp lại kết quả cho giáo viên vào một thời gian thích hợp. Hoàn thành đầy đủ tất cả các bài thực hành trong cuốn sách này là điều kiện tốt giúp cho sinh viên nắm vững môn học và dự thi có kết quả tốt.


*

* *



*

* *


Phần I

MÔ TẢ CẤU TRÚC RỪNG BẰNG BIỂU ĐỒ PHẪU DIỆN(1)
1.1 MỘT SỐ KÍ HIỆU QUY ƯỚC
Trong đo cây và lâm phần, để đơn giản cho việc ghi chép và trình bày kết quả người ta dùng một số kí hiệu quy ước sau đây (hình 1.1):

1. Chiều cao thân cây được kí hiệu bằng chữ H, đơn vị đo là mét. Chiều cao vút ngọn được kí hiệu bằng chữ HVN, m. Chiều cao thân cây dưới cành lớn nhất còn sống được kí hiệu bằng chữ HDC, m.

2. Đường kính thân cây được kí hiệu bằng chữ D, đơn vị đo là cm. Trong đo cây, đường kính thân cây được đo ở những vị trí khác nhau: 0 m, 1,3 m cách mặt đất, 1/2Hvn và 3/4Hvn...- tương ứng được kí hiệu là Do, D1.3, D1/2, D3/4... Đường kính thân cây đứng hay cây cây còn sống (standing trees, alive trees) thường được đo ở vị trí 1,3 m cách mặt đất và được gọi là đường kính ngang ngực (D1.3, m).




3. Đường kính đáy tán cây ở vị trí lớn nhất được kí hiệu là DTmax, m.

4. Chiều dài tán cây tính từ đáy tán cây đến vút ngọn, được kí hiệu bằng chữ LT, m.

5. Tiết diện ngang thân cây và lâm phần được kí hiệu tương ứng bằng chữ g và G, đơn vị đo là m2/ha.

6. Thể tích thân cây và trữ lượng gỗ toàn lâm phần được kí hiệu tương ứng bằng chữ V và M, đơn vị đo là m3/ha.

7. Ngoài ra, người ta dùng chữ q để chỉ hệ số hình dạng thân cây, chữ f - hình số; a hoặc A - tương ứng là tuổi cây và lâm phần, đơn vị là năm hay cấp tuổi; Zt và t - biểu thị tương ứng lượng tăng trưởng thường xuyên và lượng tăng trưởng bình quân của một nhân tố điều tra nào đó (ví dụ Zd, Zh, Zg và Zv).

8. Mật độ lâm phần được kí hiệu bằng chữ N, đơn vị là cây/ha. Không gian dinh dưỡng của một cá thể cây rừng được kí hiệu bằng chữ F, đơn vị là m2/cây. Khoảng cách giữa cây này đến cây kia được kí hiệu bằng chữ L, đơn vị là m...
1.2. BIỂU ĐỒ PHẪU DIỆN RỪNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
1. Khái niệm và ý nghĩa của biểu đồ phẫu diện rừng
Biểu đồ phẫu diện rừng là bản vẽ mô tả sự phân bố và sắp xếp (hay cấu trúc) của các thành phần quần xã thực vật theo chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang. Sự phân bố và sắp xếp của quần xã thực vật theo chiều nằm ngang được gọi là cấu trúc ngang của rừng (hay sự phân bố của rừng theo chiều nằm ngang). Ngược lại, sự phân bố và sắp xếp của quần xã thực vật theo chiều thẳng đứng được gọi là cấu trúc tầng thứ hay cấu trúc đứng của rừng. Như chúng ta đã biết, cấu trúc rừng không chỉ phản ánh quan hệ giữa các loài cây với nhau mà còn giữa cây rừng với các nhân tố sinh thái. Vì thế, bên cạnh việc mô tả sự phân bố của cây rừng theo chiều đứng và ngang, nhà lâm học còn mô tả trên biểu đồ phẫu diện một số nhân tố sinh thái có ảnh hưởng căn bản đến sự hình thành rừng. Ví dụ: địa hình, đất, khí hậu - thủy văn...

Phương pháp mô tả quần xã thực vật bằng biểu đồ phẫu diện được Richards và Davis sử dụng lần đầu vào năm 1933 - 1934 để nghiên cứu thảm thực vật vùng nhiệt đới ở Moraballi của Guyana thuộc Anh.

Về ý nghĩa, biểu đồ phẫu diện giúp nhà lâm học phát hiện và phân tích:

- các thảm thực vật;

- đặc tính sinh thái của loài cây;

- sự phân bố của các loài cây theo chiều đứng và ngang;

- sự hình thành tầng thứ và sự dao động của các loài cây theo mùa;

- sự kết nhóm (mối liên hệ) giữa các loài cây;

- kết cấu mật độ và mạng hình phân bố của cây rừng trên mặt đất;

- quan hệ của thảm thực vật với môi trường;

- dự báo khuynh hướng biến đổi của cấu trúc rừng;

- tuyển chọn cây trong khai thác chính và chặt nuôi dưỡng rừng;

- dự kiến các biện pháp xử lý rừng...
2. Phương pháp vẽ biểu đồ phẫu diện rừng
Để vẽ biểu đồ phẫu diện rừng, trước hết chúng ta cần xác định chính xác vị trí và kích thước của dải vẽ trên thực địa. Vị trí của dải vẽ trên thực địa phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản sau đây:


  1. Dải vẽ phải nằm trọn trong một kiểu thảm thực vật nhất định. Khi cần mô tả sự chuyển tiếp giữa hai kiểu thảm thực vật thì dải vẽ có thể chứa hai kiểu thảm thực vật khác nhau.

  2. Dải vẽ phải mang tính chất điển hình hay đại diện cho cấu trúc của thảm thực vật và điều kiện hoàn cảnh (địa hình, đất, khí hâu, tác động của người và động vật...) hình thành thảm thực vật.

Kích thước của dải vẽ phải được chọn lựa một cách thích hợp sao cho mô tả được đầy đủ những đặc trưng cơ bản của thảm thực vật và môi trường, cũng như đảm bảo cho bản vẽ cân đối và đẹp... Tùy theo kiểu thảm thực vật và trạng thái của nó, người ta chọn dải vẽ có chiều dài khác nhau. Để mô tả rừng tự nhiên hỗn loài, dải vẽ phải có chiều dài từ 50 – 60 m, chiều rộng từ 5 – 10 m. Đối với rừng trồng, do cây rừng phân bố đồng đều và mật độ dày, dải vẽ được chọn theo kích thước 30 x 10 m. Đối với thảm cây bụi và thảm cỏ, dải vẽ được chọn là 5 x 15m...

Để vẽ được biểu đồ phẫu diện rừng, chúng ta cần thu thập những thông tin sau đây: vị trí cây trong dải vẽ, tên cây, đướng kính thân cây (D0, D1.3, Dtmax), chiều cao thân cây (HVN, Hdc, Lt...). Sau đó bằng phương pháp vẽ hình học không gian, những cây trong dãi vẽ được chuyển từ thực địa vào bản vẽ trên giấy. Vị trí (toạ độ) của những cây trên một dải vẽ được xác định bằng hệ toạ độ vuông góc (Đề Các) hoặc hệ toạ độ một cực, trong đó gốc toạ độ được quy định ở vị trí giao nhau giữa hai cạnh của dải vẽ (thông thường là điểm giao nhau ở góc trái phiá dưới của dải vẽ). Những ghi chú khác được trình bày trên hình 1.2.



Lưu ý:

  1. Muốn có bản vẽ đẹp và rõ ràng, sinh viên cần chuẩn bị giấy vẽ kỹ thuật hoặc giấy kẻ ô vuông (giấy kẻ milimét), bút chì (màu, đen), bàn vẽ, thước kẻ, tẩy... Trắc đồ rừng phải được vẽ theo đúng quy tắc vẽ hình học không gian. Khi vẽ trắc đồ, ta có thể dùng màu sắc khác nhau để biểu thị các thành phần như lá, thân, cành...

  2. Trên mặt cắt đứng và ngang, chúng ta có thể dùng các nét đứt đoạn hay nét chấm chấm để biểu thị tán lá của những cây nằm ở vị trí phiá sau cây khác (kể từ vị trí chúng ta đang đứng) hoặc những cây nằm ở dưới tán của những cây cao hơn.

  3. Khi mô tả quan hệ của các loài cây gỗ với thảm cây bụi và thảm cỏ trên cùng một bản vẽ thì tỷ lệ vẽ cây bụi và thảm cỏ phải lớn hơn cây gỗ.

  4. Ở phần trên hoặc dưới của biểu đồ (hình 1.4), cần dành một khoảng thích hợp để ghi chú về địa hình, về biểu đồ khí hậu địa phương và tên (gồm cả tên địa phương và tên khoa học) của các loài cây. Để có bản vẽ đẹp, dễ đọc, tên của loài cây được viết tắt theo một quy ước nhất định, thông thường là một hay hai chữ cái đầu của tên cây (tên địa phương hoặc tên khoa học).


1.3. PHÂN CẤP SINH TRƯỞNG CÂY RỪNG

VÀ TỈA THƯA TỰ NHIÊN CỦA QUẦN THỤ



tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương