ĐẶt vấN ĐỀ I. SỰ CẦn thiết phải quy hoạch vùng sản xuất rau an toàN



tải về 5.28 Mb.
trang1/39
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích5.28 Mb.
#20602
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC




QUY HOẠCH
QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020



PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

Rau là loại thực phẩn không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người, đó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hết sức quan trọng, đặc biệt là Vitamin và chất khoáng. Do đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong rau xanh đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng để tạo ra khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình VSATTP trong nông sản ở Việt Nam nói chung cũng như ở Vĩnh Phúc nói riêng, nhất là trong rau xanh đang là vấn đề gây nhiều lo lắng và bức xúc. Tình trạng rau bị ô nhiễm do thuốc BVTV, Nitrat (NO3), kim loại nặng, vi sinh vật (VSV) gây hại đã đến mức báo động từ nhiều năm nay. Kết quả phân tích dư lượng các chất độc hại trong rau của Cục BVTV và Viện BVTV trong thời gian gần đây cho thấy: có tới 30 – 50% số mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, Nitrat và vi sinh vật gây bệnh vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Đó là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng. Đồng thời, cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc mãn tính đưa đến các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư… ngày càng nhiều.

Hơn mười năm nay, nước ta triển khai chương trình rau sạch, rau an toàn. Từ Chính phủ đến các bộ ngành ở trung ương và các địa phương, đặc biệt từ năm 2005 tới nay đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nói chung và phát triển sản xuất rau quả sạch - rau quả an toàn nói riêng.

Đến nay, trên địa bàn cả nước đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau, quả tập trung đã đẩy mạnh phong trào thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đã có những mô hình tổ chức sản xuất, sơ chế, kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn ở các địa phương khá thành công. Mặc dù những năm gần đây, chất lượng và mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản nói chung, đặc biệt đối với rau nói riêng đã được nâng lên đáng kể. Nhưng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ rau vẫn còn nhiều bất cập cần được tháo gỡ. Chương trình sản xuất rau an toàn còn thực hiện quá chậm, không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng gây bức xúc trong xã hội.

Một trong những vấn đề nổi cộm cần được tháo gỡ trong sản xuất rau là sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, canh tác theo truyền thống; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất rau quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức quản lý, giám sát, xác nhận còn triển khai chậm và thiếu đồng bộ; tổ chức liên kết sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn…

Rau là một trong những cây trồng hàng hóa của tỉnh Vĩnh Phúc, công tác sản xuất rau an toàn vẫn được chú trọng đầu tư và được coi là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên công tác này vẫn có nhiều tồn tại, vướng mắc cần được giải quyết.

Những hạn chế chủ yếu trong sản xuất rau an toàn tại Vĩnh Phúc:

* Sản xuất rau hiện quá manh mún, nhỏ lẻ theo truyền thống, chưa quy hoạch thành vùng sản xuất rau an toàn, diện tích rau chuyên canh còn ít.

* Chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc tổ chức chứng nhận VietGAP cho sản xuất rau an toàn.

* Chưa xây dựng được hệ thống phân phối, tiêu thụ rau an toàn. Giá cả chưa hợp lý nên không khuyến khích được người sản xuất rau sạch, rau an toàn phát triển ở Tỉnh.

* Vấn đề VSATTP chưa thực sự kiểm soát được.

Để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm trong sản xuất, tiêu thụ rau việc “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020” là rất cần thiết.

II. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH.

1. Căn cứ pháp lý để lập Dự án:

- Quyết định QĐ 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP);

- Quyết định số 111/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chè và thịt giai đoạn 2009-2015;

- Quyết định số 112/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án Tăng cường năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản đến năm 2015.

- Quyết định số 2374/QĐ-BNN-QLCL ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án QSEAP được phê duyệt tại quyết định số 3662/QĐ-BNN-HTQT ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- QĐ 84/2008/QĐ - BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet GAP) cho rau, quả và chè an toàn.

- Quyết định 99/2008/QĐ - BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

- Chỉ thị 66/2006/CT-BNN về tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và Công văn số 5341/VPCP-KTN của VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về xây dựng Đề án “Phát triển vùng sản xuất rau tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm”

- Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Công văn số 2430/DANN-QSEAP ngày 17 tháng 11 năm 2011 về việc hướng dẫn xác định tiểu dự án đầu tư của Ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Quyết định 588/QĐ-UBND ngày 3/3/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030).

- Các văn bản hướng dẫn của Ban Quản lý dự án Trung ương, dự án QSEAP.

2. Căn cứ Tiêu chí vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn (SAZ), dự án QSEAP (quy định tại Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án -PIM) :

- Nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất cho sản xuất rau, quả, chè từ 10 năm trở lên; được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;

- Quy mô diện tích của một vùng SAZ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định phù hợp với từng cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương;

- Là vùng chuyên sản xuất rau hoặc vùng rau có luân canh cây ngắn ngày khác; vùng chuyên canh chè, cây ăn quả;

- Đáp ứng các tiêu chí về đất, nước, theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn;

- Không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và nghĩa trang;

- Dễ dàng liên kết với thị trường; khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ.

- Việc qui hoạch vùng và đầu tư mô hình phải bảo đảm tuân thủ các chính sách an toàn của Chính phủ Việt Nam và ADB.



III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH

1. Phạm vi nghiên cứu:

Trên toàn bộ địa bàn tỉnh.



2. Đối tượng nghiên cứu:

- Các loại rau tại vùng xây dựng Dự án và trên thị trường tỉnh.

- Các biện pháp canh tác, sản xuất, sơ chế, bảo quản rau.

- Các hình thức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.



IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH

1. Phương pháp điều tra, thống kê:

Thu thập các tư liệu, tài liệu, số liệu có liên quan đến dự án.



2. Phương pháp khảo sát thực địa:

Khảo sát trên địa bàn các huyện của tỉnh. Khảo sát hiện trạng tài nguyên đất, nước, các hoạt động kinh tế xã hội.



3. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của nông dân (PRA):

Đánh giá hiện trạng sản xuất rau, hiện trạng và các giải pháp cho các vấn đề sử dụng hợp lý hoá chất, phân bón. Phỏng vấn người tiêu dùng về nhu cầu tiêu dùng rau an toàn, yêu cầu chất lượng và quản lý chất lượng, nhu cầu sơ chế, bảo quản… để người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm rau an toàn một cách rộng rãi.



4. Phương pháp chuyên gia:

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và người dân địa phương về các lĩnh vực sản xuất, chế biến, sơ chế, bảo quản rau an toàn.



5. Phương pháp phân tích:

Phân tích chất lượng rau, quả an toàn bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử đối với kim loại nặng, phương pháp cấy vi sinh để phân tích các vi khuẩn gây hại trong môi trường sản xuất và một số mẫu rau sản xuất đại trà của nông dân. Sử dụng các phương pháp hiện đại, phổ biến trong giới hạn cho phép như sau:

- Kim loại nặng theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

- Thuốc BVTV theo phương pháp sắc kí khí.

- Thử sản phẩm rau, quả theo các phép thử hiện hành.

6. Phương pháp lấy mẫu:

Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu đất theo tiêu chuẩn TCVN 4046:1985 và TCVN 5297:1995 hoặc 10TCN 367:1999

Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN 6000-1995 đối với nước ngầm, TCVN 5996 - 1995 đối với nước sông và suối, TCVN 5994-1995 đối với nước ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.

7. Ứng dụng kỹ thuật GIS:

Chồng các lớp, xây dựng bản đồ quy hoạch, bản đồ nông hóa, bản đồ quy hoạch đồng ruộng cho từng vùng.


PHẦN THỨ HAI

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NÓI CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.

1. Vị trí địa lý.

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường và Yên Lạc với diện tích tự nhiên 1.231,76km2, dân số trung bình theo tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4/2009 có khoảng 1.000,8 ngàn người.

Tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội, kinh tế Vĩnh Phúc phát triển góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế – xã hội của cả nước trong những năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của các quốc gia thuộc hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang – Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai 4 thành phố Hà Nội.

Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi nhất định trong phát triển kinh tế xã hội:

Hiện nay Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ Đô. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số: 20/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vỉnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Như vậy, trong tương lai Vĩnh Phúc sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô.

Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

Về địa hình, Vĩnh Phúc có cả 3 vùng sinh thái là đồng bằng, trung du, miền núi. Đây là tiềm năng để phát triển một nền nông, lâm nghiệp và thủy sản đa dạng, phong phú.


Каталог: wp-content -> uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> Hãy là người đầu tiên biết
uploads -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
uploads -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
uploads -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
uploads -> ĐÁP Án và HƯỚng dẫn chấM ĐỀ khảo sát chất lưỢng học kỳ II
uploads -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu

tải về 5.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương