BẢn tin phục vụ LÃnh đẠO (Ngày 24 tháng 6 năm 2016)



tải về 123.95 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích123.95 Kb.
#39738




BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

(Ngày 24 tháng 6 năm 2016)


TIÊU ĐIỂM 2

  1. TIÊU ĐIỂM 2

  2. Tinh giản biên chế: “Người cứ được nhận vào, công việc lại nhìn nhau mà làm” 2

  3. 3.500 điều kiện kinh doanh có thể được loại bỏ ra khỏi nền kinh tế 3

CHÍNH SÁCH MỚI 3

  1. CHÍNH SÁCH MỚI 3

  2. Hướng dẫn thực hiện mức lương mới 3

  3. Tuyển chọn Công an xã: Tối thiểu tốt nghiệp tiểu học! 4

CHỈ THỊ MỚI 5

  1. CHỈ THỊ MỚI 5

  2. Hoàn thiện thể chế tuyển dụng công chức, tránh tiêu cực 5

  3. Chuẩn bị hội nghị toàn quốc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 5

  4. Doanh nghiệp đa cấp phải báo cáo kết quả nộp thuế 6

TIN QUỐC HỘI 7

  1. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV khai mạc ngày 20/7 7

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP 7

  1. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP 7

  2. Việt Nam vào top 5 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất Đông Nam Á 7

  3. Gia nhập TPP, làm sai nhà nước sẽ bị doanh nghiệp kiện 8

QUẢN LÝ 9

  1. QUẢN LÝ 9

  2. Số liệu GDP địa phương: Sẽ không còn “dở khóc, dở cười” 9

  3. Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật 10

  4. Những cán bộ nào sẽ được đưa vào "tầm ngắm" của Bí thư Thăng? 11

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH 12

  1. QUẢN LÝ NGÂN SÁCH 12

  2. Lập kế hoạch đầu tư công năm 2017 12

PHÁP LUẬT 13

  1. PHÁP LUẬT 13

  2. TPHCM: Sẽ kỷ luật cán bộ đi ăn tiệc nhà Giám đốc sở trong giờ hành chính 13

  3. Sẽ đình chỉ 10 nhân viên đường sắt vụ 70 tấn hàng lậu 13

THẾ GIỚI 14

  1. THẾ GIỚI 14

  2. Philippines - hết thời quan cưỡi xe sang 14

  3. Trung Quốc sắp mở đợt thanh tra chống tham nhũng mới 14



TIÊU ĐIỂM

Tinh giản biên chế: “Người cứ được nhận vào, công việc lại nhìn nhau mà làm”


Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Thành Can - công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia, Đề án tinh giản biên chế sẽ khó thực hiện nếu quá trình tuyển dụng nhân sự vẫn không tường minh và không lựa chọn đúng người cần thiết.
Ở đợt 1 năm 2016, Việt Nam đã giảm được hơn 5.400 công chức trong toàn bộ bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất nhỏ so với tổng số công chức đang làm việc. Hơn nữa, quá trình tinh giản biên chế vẫn diễn ra khá chật vật. Thậm chí ở nhiều nơi, bộ máy không giảm mà còn “phình” ra.
Ông Can cho biết: "Nếu chúng ta thực hiện quá trình tuyển dụng không tường minh, đánh giá nhân lực không rõ ràng, đặc biệt nếu không phân biệt người làm được việc và người không làm được thì khó mà thực hiện đề án tinh giản biên chế. Trong công tác tổ chức cán bộ, việc đánh giá xuất phát ban đầu từ công việc, rồi đến cơ cấu tổ chức, sau đó mới tính đến lượng người vào làm. Đó là nguyên tắc nhưng về cơ bản, chúng ta hay gặp vấn đề ở các cơ quan là người cứ được nhận vào, công việc lại nhìn nhau mà làm chứ không tường minh".
Ông Can cũng đồng tình với ý kiến: Nhiều cơ quan cứ nhận người vào làm rồi mới tìm việc hay để dành việc cho người đó. Vì thế, đề án khó khăn còn do việc đánh giá chung. Theo ông Can, khi một đơn vị giảm được biên chế nhưng sự xuất hiện của đơn vị, tổ chức mới lại tiếp tục khiến số người vào làm tăng lên.
“Thường khi đề cập đến biên chế, người ta chỉ hay nghĩ đến số người có thể đảm trách được công việc của tổ chức, đơn vị đó. Nhưng trên thực tế, nhiều tổ chức, đơn vị đã nhận nhiều người hơn số nhân lực có thể sử dụng. Nhất là ở nước ta, nhiều khi chuyện nể nang con cháu hay quan hệ thân thiết cũng cần phải lưu ý vì điều này không dựa trên vị trí, năng lực thực sự”, ông Can bày tỏ.
Mặc dù vậy, ông cho rằng, số lượng người dư thừa không phải yếu tố duy nhất gây ảnh hưởng đến chất lượng của các đơn vị, cơ quan cũng như bộ máy nhà nước nói chung bởi vấn đề còn nằm ở phương thức tổ chức, quản lý. (Kênh VTV1 – Chuyên mục Vấn đề hôm nay lúc 22h ngày 22/6) Về đầu trang

3.500 điều kiện kinh doanh có thể được loại bỏ ra khỏi nền kinh tế


Khoảng 3.500 điều kiện kinh doanh ban hành chưa đúng thẩm quyền có thể được loại bỏ ra khỏi nền kinh tế.
Chỉ còn khoảng khoảng 1 tuần nữa là đến mốc thời gian 1/7 - thời hạn các điều kiện kinh doanh trong thông tư của cấp Bộ nếu không được nâng cấp lên thành Nghị định của Chính phủ sẽ đương nhiên không có hiệu lực. Như vậy, khoảng 3.500 điều kiện kinh doanh ban hành chưa đúng thẩm quyền có thể được loại bỏ ra khỏi nền kinh tế.
Với mốc thời gian đang đến rất gần, lúc này cuộc chạy đua đang vào thời điểm nước rút. Các Bộ, ngành chạy đua nâng cấp thông tư và Chính phủ đang chạy đua để thực hiện những lời cam kết đồng hành với doanh nghiệp của mình.
"Thể chế tốt sẽ tạo điều kiện cho phát triển, nếu các Bộ ôm đồm và theo tư duy cũ quyền anh, quyền tôi thì sẽ giết chết phát triển". Lời khẳng định của Thủ tướng đây 1 tháng trong cuộc họp Chính phủ về xây dựng thể chế có thể phần nào cho thấy cuộc đua nước rút nào cũng rất khó khăn.
Khẳng định này cũng cho thấy chưa lúc nào Chính phủ đang sục sôi và quyết liệt đến như vậy trong việc gạt bỏ tư duy quyền lợi Bộ, ngành như hiện nay để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế lại đang có e ngại: Để hợp thức các điều kiện kinh doanh được quy định trong thông tư nhiều khả năng sẽ có hàng loạt các siêu Nghị định ra đời. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 19h ngày 22/6) Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Hướng dẫn thực hiện mức lương mới


Bộ Nội vụ vừa ban hành thông tư 05/2016/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
Đối với người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm quy định tại Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5-2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2016. (An Ninh Thủ Đô 23/6) Về đầu trang

Tuyển chọn Công an xã: Tối thiểu tốt nghiệp tiểu học!


Bộ Tư pháp vừa họp thẩm định dự thảo Luật Công an xã, trong đó có nhiều tiêu chí gây tranh cãi như tuyển chọn công an xã ở bậc học tối thiểu là tiểu học; công an xã có quyền huy động phương tiện của người dân như ô tô, xe máy, điện thoại di động…
Dự thảo Luật Công an xã cụ thể hóa tiêu chuẩn tuyển chọn công an xã như là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự…
Ngoài ra, trưởng công an xã, phó trưởng công an xã phải là người đã học xong chương trình THPT trở lên; công an viên phải là người đã tốt nghiệp THCS trở lên. Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo không có đối tượng tuyển chọn đủ tiêu chuẩn học vấn như trên thì trình độ học vấn của trưởng công an xã, phó trưởng công an xã và công an viên có thể thấp hơn nhưng tối thiểu phải tốt nghiệp tiểu học.
Tuy nhiên, một số người tỏ ra chưa yên tâm về việc trình độ tối thiểu của công an xã. Anh Nguyễn Văn Tuấn (phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) cho rằng, nhìn vào tổng thể, dự thảo quy định công an xã chỉ cần tốt nghiệp tiểu học là quá thấp so với mặt bằng dân trí nước ta hiện nay.
Thực tế đã xảy ra những vụ công an xã lạm quyền, xâm phạm tài sản, sức khỏe… của người dân vì trình độ hạn chế, trong khi hầu hết người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều sợ “động chạm” công an. Họ không có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình khi công an xã lạm quyền.
“Nếu công an huy động tài sản như điện thoại mà sau đó làm mất, làm lộ hình ảnh, clip cá nhân, làm lộ tài liệu làm ăn kinh doanh, mật khẩu hộp thư điện tử, tài khoản ngân hàng… thì giải quyết thế nào?
Hiện công an xã chưa được đào tạo bài bản, học vấn chỉ ở mức tiểu học thì không tránh khỏi sai sót khi làm việc. Ngoài ra, với số lượng công an xã tương đối nhiều như hiện nay, nếu tăng quyền cho các đối tượng này sẽ không tránh được việc lạm quyền gây phiền nhiễu tới người dân” – anh Tuấn lo ngại. (Tiền Phong 23/6) Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Hoàn thiện thể chế tuyển dụng công chức, tránh tiêu cực


Bộ Nội vụ rà soát, tổng hợp những vướng mắc, đề xuất hoàn thiện thể chế về tuyển dụng, sử dụng, quản lý và đánh giá công chức, viên chức cho phù hợp với thực tiễn, không để xảy ra tiêu cực, phân cấp quản lý phù hợp.
Đó là ý kiến chỉ đạo tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với Bộ Nội vụ.
Cũng tại thông báo này, Phó Thủ tướng yêu cầu quy định về thi nâng ngạch bảo đảm công khai, minh bạch, xác định môn và hình thức thi phù hợp nhằm mục đích bảo đảm đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực thực tiễn của cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu công vụ; tăng cường thanh tra giám sát chống tiêu cực và gian lận trong việc thi nâng ngạch; việc xác định vị trí việc làm phải bảo đảm phù hợp với chủ trương tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thành các Đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là những Đề án phải lùi thời hạn trình, trong đó, lưu ý các văn bản về: tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý; áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với đối tượng cán bộ.
Riêng việc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 4/2016; đề xuất phương án để hoàn thiện cơ sở pháp lý về việc bổ nhiệm chức danh "hàm" đối với cán bộ, công chức.
Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành đề xuất chính sách khả thi để thu hút người có tài năng trong hoạt động công vụ, lựa chọn các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù để xác định chính xác người có tài năng, lưu ý thủ tục tiếp tục công nhận người có tài năng sau một thời gian làm việc.
Tổ chức thực hiện tinh giản biên chế, tránh tinh giản biên chế không đúng đối tượng, sử dụng việc tinh giản biên chế không đúng mục đích. Tổng hợp, cập nhật số liệu về tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. (Báo Chính Phủ Điện Tử 23/6) Về đầu trang

Chuẩn bị hội nghị toàn quốc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo


Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc chuẩn bị Hội nghị toàn quốc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phó Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan chuẩn bị kỹ nội dung, xác định quy mô, hình thức tổ chức hội nghị về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cần đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ sau hội nghị trực truyến toàn quốc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày 2/5/2012 đến nay, nhất là việc thực hiện các giải pháp đã đề ra, kiến nghị các giải pháp cụ thể, sát thực tế, khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm an ninh, trật tự, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Phó Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chuẩn bị báo cáo chung về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị báo cáo chuyên đề về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.
Bộ Công an chuẩn bị báo cáo chuyên đề về công tác bảo đảm an ninh, trật tự liên quan đến khiếu nại, tố cáo. (Thanh Tra 23/6) Về đầu trang

Doanh nghiệp đa cấp phải báo cáo kết quả nộp thuế


Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa đề nghị các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm 2016.
Cụ thể, các doanh nghiệp phải báo cáo kết quả hoạt động bán hàng đa cấp trong 6 tháng đầu của doanh nghiệp như: Doanh thu bán hàng đa cấp, thống kê về các sản phẩm kinh doanh đa cấp; số lượng người tham gia bán hàng đa cấp, hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế trả cho người tham gia bán hàng đa cấp; số lượng hội nghị, hội thảo, đào tạo đã thông báo với từng sở công thương và được các Sở Công Thương xác nhận.
Đồng thời, doanh nghiệp phải báo cáo kết quả nộp thuế vào ngân sách Nhà nước năm 2015 và trong 6 tháng đầu năm 2016 kèm theo tờ khai nộp các loại thuế vào ngân sách Nhà nước.
Cục Quản lý cạnh tranh cũng yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp lại thông tin về doanh nghiệp như tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, điện thoại, fax, email…
Việc báo cáo này được thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Hoạt động báo cáo định kỳ này là cần thiết để cơ quan quản lý theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện kịp thời các vi phạm nếu có. (Báo Chính Phủ Điện Tử 23/6) Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV khai mạc ngày 20/7


Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa gửi công văn triệu tập kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV tới những người vừa trúng cử. Theo kế hoạch, kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 20/7 và dự kiến bế mạc vào ngày 29/7.
Để kỳ họp đạt kết quả tốt, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương hoàn chỉnh tài liệu nội dung kỳ họp để gửi đến những người đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Đồng thời, đề nghị những người trúng cử dành thời gian cho ý kiến về các nội dung, dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất trước ngày 5/7. (Tiền Phong 23/6) Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP

Việt Nam vào top 5 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất Đông Nam Á


Theo báo cáo Doing Business 2016 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), thứ hạng môi trường kinh doanh Việt Nam xếp hạng 90/189 quốc gia.
Trong khi đó, Philippines đã tụt hạng, xếp thứ 103. Inquirer của Philippines nhìn nhận việc kinh doanh ở nước này đã trở nên khó khăn hơn so với các quốc gia khác.
Với kết quả này, Việt Nam lọt top 5 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất Đông Nam Á, sau Singapore (đứng đầu), Malaysia (thứ 18), Thái Lan (49) và Brunei (84).
Các chỉ số Việt Nam có cải thiện gồm: Khởi sự kinh doanh: Thời gian đăng ký kinh doanh chỉ còn 10 ngày với 5 thủ tục. Tiếp cận điện năng: Thời gian tiếp cận giảm 56 ngày, nhưng thứ hạng vẫn thấp xa so với các nước trong ASEAN 4. Hiện thứ hạng về tiếp cận điện năng của Việt Nam là 108, cách khá xa so với Malaysia (đứng thứ 13), Philippines (19), Singapore (6), và Thái Lan (11)
Nộp thuế và bảo hiểm xã hội (BHXH): Giảm 102 giờ, còn 770 giờ, nhưng số giờ nộp thuế và BHXH tại Việt Nam vẫn gấp 3 lần Thái Lan, gấp 4 lần Philippines và gấp 9 lần số giờ tại Singapore.
Giải quyết phá sản doanh nghiệp: Tăng 2 bậc, nhưng vẫn ở thứ hạng thấp (123/189 quốc gia). Thời gian giải quyết phá sản ở Việt Nam là 5 năm, trong khi thời gian này ở Malaysia là 1 năm và Singapore là 9,5 tháng
Theo mục tiêu của Chính phủ, đến hết năm 2016, môi trường kinh doanh Việt Nam sẽ đạt trung bình ASEAN 4 (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, và Philippines) trên 3 nhóm chỉ tiêu: Hoàn thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế.
Đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam có thể đạt trung bình ASEAN 3 (gồm Singapore, Malaysia và Thái Lan) trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế. (Thời Báo Kinh Doanh 23/6) Về đầu trang

Gia nhập TPP, làm sai nhà nước sẽ bị doanh nghiệp kiện


Sáng 23/6, tại Hà Nội diễn ra diễn đàn “Doanh nghiệp Việt: Kết nối và Hội nhập trong kỷ nguyên FTA thế hệ mới”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan hơn về các hiệp định kinh tế FTA, TPP và AEC ở Việt Nam cũng như những phương hướng, chiến lược hợp tác kinh tế, thương mại.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm phám 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Trong số đó có 8 FTA đã có hiệu lực, bao gồm: Hiệp định thương mại tự do ASEAN và 5 hiệp định thương mại giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia – New Zealand; 2 hiệp định song phương (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản và Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam – Chile).
Có 2 hiệp định đã ký kết, nhưng chưa có hiệu lực là hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc , Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu; 2 hiệp định thương mại thế hệ mới đã kết thúc đàm phán, gồm hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI, những hiệp định này là cơ hội cho Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Một khi các hiệp định được thực thi, hàng rào thuế quan sẽ dần được gỡ bỏ tạo ra cơ hội cạnh tranh hàng hoá giữa các nước với nhau. Hàng hoá theo đó cũng dồi dào, phong phú đặc sắc hơn, tạo cơ hội cho người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với những sản phẩm có chất lượng cao. Song song với đó, hàng hoá Việt Nam cũng có cơ hội được xuất khẩu nhiều hơn ra thế giới.
Đây cũng là nhận định chung của cộng đồng chuyên gia. Kinh tế Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng khi dòng vốn ngoại đầu tư được chảy vào nhiều, thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng. Ngoài ra, với những cam kết quốc tế, những thủ tục rườm rà, phức tạp cũng dần được cắt bỏ, tạo môi trường thuận lợi hơn trong kinh doanh. Tóm lại, cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ là những đối tượng được hưởng nhiều lợi ích trong làn sóng mở cửa này.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, cơ hội thì nhiều nhưng khó khăn thách thức cũng như rủi ro là không ít. Trong đó, rủi ro về pháp lý là câu chuyện được nhấn mạnh vì nó là một cơ chế hoàn toàn mới đối với Việt Nam.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Mạnh Phương – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết về phạm vi và mức độ cam kết trong TPP, quy định này sẽ cho phép doanh nghiệp kiện từ giai đoạn đăng ký đầu tư và được áp dụng đối với các hợp đồng đầu tư. Nội dung sẽ được minh bạch hóa từ thủ tục giải quyết tranh chấp, xét xử công khai và cho phép sự tham gia của 3 bên, ông Phương cho biết.
Ông Phương cũng khẳng định đây được xem là cam kết quan trọng và hoàn toàn mới, nhất là đối với các nước trong khối ASEAN. Nội dung này cũng chưa bao giờ được Việt Nam cam kết trước đấy. Và, ông nhấn mạnh, mặc dù cho việc công khai minh bạch này sẽ tạo những gánh nặng pháp lý nhưng có tác động tích cực đến sự hành xử của từng nước. (Trí Thức Trẻ 23/6) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Số liệu GDP địa phương: Sẽ không còn “dở khóc, dở cười”


Tổng cục Thống kê đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để từ năm 2017 trở đi chính thức biên soạn và công bố số liệu GRDP. Theo kế hoạch, năm 2016, Tổng cục Thống kê thực hiện “tính thử” số liệu GRDP cho các địa phương để rút kinh nghiệm cho việc tính chính thức vào năm 2017.
Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ điều này khi trao đổi với phóng viên về tình trạng chênh lệch số liệu GDP giữa Trung ương và địa phương.
Tiến sĩ Lâm cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt đề án “Đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đề án này được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến theo hướng tích cực, đó là sẽ rút ngắn khoảng cách chênh lệch số liệu GDP giữa Trung ương và địa phương, đem đến số liệu chất lượng cho mọi đối tượng dùng tin. Trong đó, điểm cốt yếu nhất của đề án là Tổng cục Thống kê trực tiếp biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quyết định phê duyệt đề án của Thủ tướng đã nêu rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, giải pháp và tổ chức thực hiện; tập trung vào ba vấn đề then chốt.
Thứ nhất, xây dựng và chuẩn hóa đồng bộ hệ thống thông tin thống kê phục vụ biên soạn số liệu GRDP, bao gồm: Thông tin từ các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê; từ chế độ báo cáo thống kê cơ sở và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp; đặc biệt chú trọng đến thông tin khai thác từ hồ sơ đăng ký hành chính.
Thứ hai, kỳ biên soạn và thời gian công bố số liệu GRDP phải phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin, nhưng phải trên cơ sở nguồn lực của ngành thống kê.
Thứ ba, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ của bộ, ngành và UBND cấp tỉnh với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thống kê trong việc triển khai thực hiện đề án. Quyết định đề cập đến việc phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê giữa các bộ, ngành với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; củng cố và tăng cường tổ chức thống kê bộ, ngành và sở, ban, ngành của địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao, Tổng cục Thống kê đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để từ năm 2017 trở đi chính thức biên soạn và công bố số liệu GRDP. Theo kế hoạch, năm nay, Tổng cục Thống kê thực hiện “tính thử” số liệu GRDP cho các địa phương để rút kinh nghiệm cho việc tính chính thức vào năm 2017. Đồng thời, Tổng cục cũng tiến hành rà soát, tính lại số liệu GRDP thời kỳ 2011-2015, thông báo cho các địa phương làm căn cứ xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hằng năm giai đoạn 2016-2020; đồng thời làm năm gốc so sánh để tính GRDP cho địa phương.
Tiến sĩ Lâm cho rằng, để những con số phản ánh đúng bản chất của nó, ngoài nỗ lực của ngành thống kê thì sự chung tay, góp sức cung cấp số liệu đầy đủ, xác thực của các ngành, các cấp là rất cần thiết. (Báo Chính Phủ Điện Tử 23/6) Về đầu trang

Chính phủ họp chuyên đề về xây dựng pháp luật


Sáng 23/6, Chính phủ đã bắt đầu phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật để thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo các Nghị định.
Phát biểu trước khi các thành viên Chính phủ cho ý kiến vào các dự thảo Nghị định sẽ được ban hành và có hiệu lực từ 1/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các thành viên Chính phủ cần thảo luận với tinh thần tháo gỡ mọi rào cản để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; nhất là phải kiên quyết xóa bỏ được lợi ích nhóm chi phối chính sách, nhưng đồng thời cũng phải bằng thể chế, Nhà nước phải quản lý được những lĩnh vực cần phải quản lý để hạn chế được mặt trái của kinh tế thị trường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh một Nhà nước pháp quyền không đồng nghĩa với việc xây dựng được nhiều văn bản quy phạm pháp luật, mà phải là chất lượng các văn bản đó. Chính vì vậy, Chính phủ đã dành một phiên họp chuyên đề để thảo luận những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của các dự thảo Nghị định sẽ được ban hành từ 1/7.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết, sau phiên họp hôm nay, Chính phủ sẽ tiếp tục lấy ý kiến nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp về dự thảo các Nghị định trước khi Thủ tướng ký ban hành. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 9h ngày 23/6) Về đầu trang

Những cán bộ nào sẽ được đưa vào "tầm ngắm" của Bí thư Thăng?


Sáng 23/6, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 6 đã bế mạc. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã có bài phát biểu chỉ đạo.
Bí thư Thăng cho biết hội nghị cơ bản đồng tình tờ trình của UBND TP về tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm. Theo ông Thăng, kinh tế TP tiếp tục tăng trưởng khá, đầu tư trong nước có triển biến tích cực, công tác quản lý đô thị tiếp tục chuyển biến tích cực, an ninh trật tự được đảm bảo.
Tuy nhiên, ông Thăng cũng cho hay kinh tế TP còn khó khăn, đầu tư nước ngoài giảm 35% so với cùng kỳ, vẫn còn xảy ra tình trạng xây dựng không phép, công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân được đạt yêu cầu…
“Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo quyết liệt các nội dung đã đề ra. Thực hiện thí điểm những vấn đề mới phát sinh ở TP; khẩn trương ban hành triển khai đề án công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu ban hành chính sách mới để hỗ trợ doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau; khẩn trương thành lập trung tâm hóa chất; di dời các cơ sở gây ô nhiễm, nhà ở trên và ven kênh rạch; cải tạo và thay mới chung cư cũ” - ông Thăng nói.
Bí thư Thăng yêu cầu đẩy nhanh công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, phát triển không gian đô thị theo hướng Tây Bắc - Củ Chi, Cần Giờ để khai thác tối đa tiềm năng của thành phố; tổ chức triển khai bảo đảm chất lượng, tiến độ các công trình giao thông trọng điểm; huy động nguồn lực trong và ngoài nước, mời gọi đầu tư theo phương thức hợp tác công - tư để triển khai thực hiện bảy chương trình đột phá, các công trình, dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, quy mô lớn, tập trung xử lý các nút giao thông, đường cao tốc liên tỉnh, đẩy mạnh liên kết, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Về thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng, ông Thăng chỉ đạo các cấp xây dựng chương trình hành động cụ thể, phù hợp với từng địa phương. “Mục tiêu nhiệm vụ là rất cụ thể nên cần đề ra những giải pháp cụ thể. Kiên quyết xử lý cán bộ công chức không làm đúng nhiệm vụ, nhất là những vấn đề liên quan đến nhân dân” - ông Thăng nói.
Về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP X về công tác vận động nhân dân, Bí thư Thăng yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức công vụ, trách nhiệm với xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
"Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, hách dịch, cửa quyền và năng lực, phẩm chất kém" - ông Thăng khẳng định. (Pháp Luật TPHCM 23/6) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Lập kế hoạch đầu tư công năm 2017


Bộ KH&ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các cơ quan, đơn vị (bộ, ngành trung ương và địa phương) về việc lập kế hoạch đầu tư công năm 2017.
Nguyên tắc chung về lập kế hoạch đầu tư công năm 2017 nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên trong kế hoạch đầu tư công năm 2017 phù hợp với dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 đã trình cấp có thẩm quyền và khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư năm 2017, phù hợp với khả năng thực hiện và tiến độ giải ngân của từng dự án trong năm 2017.
Đối với các dự án khởi công mới chỉ bố trí vốn kế hoạch năm 2017 cho các dự án thật sự cần thiết đáp ứng đủ các điều kiện: Nằm trong quy hoạch đã được duyệt; Đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; Có quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật đầu tư công tính đến ngày 31/10/2016.
Không bố trí vốn kế hoạch đầu tư công cho các dự án không thực hiện trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2017 thực hiện theo các quy định của Luật đầu tư công, Nghị định 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các Nghị định khác hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công, Chỉ thị 21/CT-TTg của Thủ tướng về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.
Các bộ, ngành trung ương và địa phương tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2016, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển năm 2017 theo các hướng dẫn nêu trên và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2017 gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trước ngày 31/7/2016 theo quy định tại Luật đầu tư công.
Trước ngày 20/12/2016, căn cứ Quyết định giao kế hoạch của Thủ tướng, Bộ KH&ĐT giao chi tiết kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2017. Trước ngày 31/12/2016, các bộ, ngành trung ương và địa phương giao và thông báo kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2016 cho các cấp, các ngành và các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện. (Website Chính Phủ 23/6) Về đầu trang

PHÁP LUẬT

TPHCM: Sẽ kỷ luật cán bộ đi ăn tiệc nhà Giám đốc sở trong giờ hành chính


Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, chiều 23/6 sẽ ký quyết định kỷ luật vụ cán bộ Sở LĐ-TB&XH sử dụng xe công đi ăn tiệc nhà Giám đốc Sở này – ông Lê Minh Tấn trong giờ hành chính.
Ông Phong cho hay, khi báo chí thông tin vụ việc đã giao cho Thanh tra thành phố xác minh. Từ kết quả thanh tra cũng đã thành lập Hội đồng kỷ luật – đơn vị này có trách nhiệm tư vấn cho Chủ tịch. "Qua kết quả báo cáo của Hội đồng kỷ luật, chiều nay tôi sẽ ký quyết định hình thức kỷ luật", ông Phong xác nhận.
Trước đó, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND thành phố cung cấp, Hội đồng kỷ luật bao gồm đại diện của 5 đơn vị là UBND thành phố, Sở Nội vụ, Sở LĐ-TB&XH, Liên đoàn Lao động thành phố, Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do một Phó Chủ tịch thành phố (ông Lê Thanh Liêm) đứng đầu.
Ông Tấn cũng đã làm kiểm điểm tự nhận hình thức xử lý. Bản tự kiểm điểm của ông Lê Tấn đã hoàn thành vào ngày 17/6. Vietnamnet.vn 23/6) Về đầu trang

Sẽ đình chỉ 10 nhân viên đường sắt vụ 70 tấn hàng lậu


Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, sẽ có trên 10 nhân viên của công ty này sẽ bị tạm đình chỉ công tác để điều tra liên quan tới vụ buôn lậu lớn bằng đường sắt.
Sau vụ việc 70 tấn hàng buôn lậu bị phát hiện và bắt giữ khi vận chuyển từ Hà Nội vào Đồng Nai, Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội - đơn vị quản lý Ga Hà Nội - đã có văn bản chỉ đạo về việc xử lý các cá nhân và tổ chức liên quan.
Công ty này chính thức thông báo sẽ tạm ngừng tổ chức vận chuyển hàng hóa với Công ty cổ phần vận chuyển bao bì Hà Nội (đia chỉ tại 137 Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để chờ thông báo của các cơ quan điều tra liên quan đến số hàng lậu nằm trong khoang tàu do công ty này phụ trách. Đặc biệt, trong số hàng lậu nói trên có một lô xe SH cũ không biển, không giấy tờ đang được nghi vấn là hàng trộm cắp chuyển vào TP.HCM để đục lại số khung số máy.
Đồng thời, Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội tạm đình chỉ công tác đối với các cá nhân liên quan trực tiếp đến việc giao nhận hàng hóa, hành lý của các vụ việc trên tại đầu tại Ga Hà Nội, đặc biệt là Trưởng tàu và cá nhân liên quan trên chuyến tầu TN1 trong ba ngày (ngày 14 - 16/6) có hàng buôn lậu. (VTV.vn 22/6) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Philippines - hết thời quan cưỡi xe sang


Tổng thống mới đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte đã lên kế hoạch thay thế toàn bộ các loại xe sedan hạng sang đang sử dụng làm xe công cho các thành viên nội các bằng những chiếc xe rẻ tiền bình dân hơn nhiều.
Không chỉ nói chung chung, ông Duterte còn chỉ đích danh tên loại xe được dùng để chuyên chở các Bộ trưởng là Toyota Avanza MPV. Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Hạ viện Philippines Pantaleon Alvarez cho biết ông Duterte chọn chiếc Avanza, đơn giản vì nó rẻ nhất.
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines tháng 5 vừa qua, ông Duterte đã thông báo với các thành viên nội các rằng ông đã chuẩn bị cho việc thực hiện “quản lý hành tiết kiệm”. Kế hoạch thắt lưng buộc bụng bao gồm từ bỏ một số đặc quyền, trong đó có các chuyến bay hạng thương gia, sử dụng công quỹ cho các bữa tiệc xa hoa hay ô tô đắt tiền.
Theo ông Duterte, lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống dự kiến diễn ra ngày 30/6 cũng được tổ chức theo “nguyên tắc cơ bản” trên. (Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính 23/6) Về đầu trang

Trung Quốc sắp mở đợt thanh tra chống tham nhũng mới


Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) thông báo sẽ mở một đợt thanh tra chống tham nhũng dự kiến kéo dài trong vài tháng tới.
Đợt thanh tra chống tham nhũng lần này sẽ tập trung vào các ban lãnh đạo tại 32 cơ quan Đảng và Nhà nước.
Theo thông cáo của CCDI, các đoàn thanh tra sẽ được cử đến làm việc tại Quốc hội cũng như các Bộ, cùng các cơ quan phụ trách các vấn đề lập pháp và vấn đề liên quan đến Hong Kong (Trung Quốc), Macau (Trung Quốc) và người Trung Quốc ở nước ngoài. (Kênh VTV1 – Chuyển động 24h lúc 11h30 ngày 23/6) Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG






tải về 123.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương