Học Viện Ngôi Lời Sài Gòn 2018 I. Khái Niệm Thuật Ngữ “Phụng Vụ”1



tải về 34.5 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu27.09.2022
Kích34.5 Kb.
#53318
  1   2   3   4   5   6   7
Khái Niệm, Định Nghĩa, Bản Chất ...


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤNG VỤ TỔNG QUÁT

Lm. Ant. P., Nguyễn Phi Tiến, SVD
Học Viện Ngôi Lời Sài Gòn
2018
I. Khái Niệm Thuật Ngữ “Phụng Vụ”1
Danh từ “Phụng vụ” được dịch bởi tiếng Hy Lạp “λειτουργια”. Thuật ngữ này được ghép bởi hai từ Hy Lạp là “λαος” và “εργον”. “λαος” nghĩa là dân chúng và “εργον” nghĩa là việc làm hay công việc. Do đó, nghĩa trực tiếp của từ ghép “λειτουργια” là những công việc của dân chúng hoặc những việc làm vì công ích chung. Do đó, động từ “λειτουργειν” có nghĩa liên quan đến trong Phụng vụ là gánh vác một trách nhiệm chung.
Cách gián tiếp nó cũng ám chỉ một trách vụ chung mà một người đảm trách. Theo dòng thời gian, trong thời kỳ cổ Hy Lạp, từ ngữ này mang một ý nghĩa rộng hơn là bao gồm cả những việc làm của các đầy tớ làm cho ông chủ của mình và thậm chí cả những hành động phục vụ rất nhỏ mà một người làm cho chính những người bạn của họ.
Cựu Ước sử dụng từ “λειτουργια” đến 170 lần để chỉ việc thờ phượng của các tư tế và các thầy Lêvi cử hành trong Đền Thờ. Quả thật không dễ để giải thích làm thế nào một từ ngữ thế tục lại được sử dụng cho các nghi lễ thánh của dân Israel. Có lẽ điều này có liên quan đến ý nghĩa kinh điển của từ ngữ mà diễn tả chức năng chính do giới quý tộc của xã hội nắm giữ. Nó phù hợp với câu định nghĩa về việc phụng tự của các tư tế như là một tổ chức thiêng liêng đã giao phó cho giới quý tộc Israel và thầy tư tế Lêvi chăm sóc.
Các từ λειτουργια, λειτουργειν và λειτουργεóς xuất hiện 15 lần trong Tân Ước và ám chỉ đến chức năng trần thế khác nhau của các vị thẩm phán (Rm 13,6), chức vụ tư tế Cựu Ước của ông Dacaria (Lc 1,23), hy lễ của Đức Kitô hoặc của lễ hiến tế nhờ đó Ngài trở nên λειτουργεóς (người phục vụ) của Đền Thờ (Hr 8,2), của lễ thiêng liêng của các Kitô hữu (Rm 15,16), và việc cử hành phụng thờ của các tín hữu, những người “phụng thờ Thiên Chúa” tại Antiôkia (Cv 13,2).2
Một số tác giả Kitô giáo tiên khởi đã ghi nhớ ý nghĩa phụng thờ của Phụng vụ. Đây dường như là ý nghĩa của sách Didaché (15,1) đã khẳng định rằng các giám mục và phó tế cũng cử hành Phụng vụ của các tiên tri và tư tế. Truyền Thống Tông Đồ (Apostolic Tradition 10) cho rằng việc phong chức linh mục là để phục vụ. Đối với Giáo Hội Đông Phương, họ kiên định giữ cách dùng này, Phụng vụ có nghĩa là các nghi lễ thánh nói chung và việc cử hành Thánh Thể nói riêng. Ý nghĩa thứ hai này được đề cập tới khi chúng ta nói về Phụng vụ của thánh Gioan Christomo, của thánh Basilio, của thánh Giacôbê, của thánh Mác-cô, v.v.v. Mặt khác, Giáo Hội La Tinh đã sử dụng các thuật ngữ như: official divina, opus divinum, and sacri hoặc ecclesiae ritus. Việc sử dụng từ ngữ Liturgia (Phụng vụ) trong bối cảnh Thánh Lễ đã không xuất hiện trong vùng Tây La Tinh cho đến thế kỷ XV. Chúng ta biết ơn đối với các tác giả thời phục hưng như G. Cassander, J. Pamelius, và J. Bona. Đối với các hình thức phụng tự khác, các thuật ngữ La Tinh cổ xưa vẫn tiếp tục được sử dụng. Từ này xuất hiện lần đầu tiên trong các tài liệu chính thức của La Tinh vào thời Giáo Hoàng Grêgôriô XVI (+1846).

tải về 34.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương