HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông khoa công nghệ thông tin o0o BÀi tập lớn hệ HỖ trợ mua bán laptop



tải về 342.36 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích342.36 Kb.
#34643
  1   2   3   4

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

o0o

BÀI TẬP LỚN

HỆ HỖ TRỢ MUA BÁN LAPTOP

(Version 1.1)

Sinh viên:

Nguyễn Thị Vân Anh

Nguyễn Minh Tuấn

Lớp D05CNPM

Hà nội, 4/2009


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại hoặc trao đổi thông tin được thực hiện thông qua việc sử dụng các công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Và hiện nay thương mại điện tử đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm. Trong đó, các giao dịch thương mại B2B và B2C đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử.

Hiện nay, các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện nhờ các agent thông minh. Những agent này sẽ thay mặt người sử dụng để thương lượng với nhà cung cấp dịch vụ để tìm ra những dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Theo cách này, người dùng không phải mất nhiều thời gian vào việc tìm kiếm những sản phẩm mong muốn trên các website của các nhà cung cấp. Thay vào đó, người dùng chỉ cần điền những thông tin yêu cầu về dịch vụ hay mặt hàng mà mình cần mua và sẽ nhận được kết quả trong một khoảng thời gian thương lượng cho phép.

Để hỗ trợ người bán và người mua Laptop, nhóm tiến hành phát triển hệ dịch vụ hỗ trợ mua và bán Laptop. Trong đó, các agent đại diện cho người mua hàng và đại lý phân phối sẽ thương lượng với nhau giúp khách hàng có thể mua được sản phẩm theo yêu cầu mong muốn của họ và các đại lý phân phối có thể bán được sản phẩm cho khách hàng. Nhóm phát triển hệ thống dựa trên phương pháp luận MaSE và sử dụng công cụ agentTool để hỗ trợ việc phân tích và thiết kế hệ thống.

Nội dung trình bày gồm có:



  • Mô tả bài toán

  • Xác định yêu cầu

  • Phân tích hệ thống

  • Thiết kế hệ thống

  • Cài đặt

  • Kết luận



  1. Giới thiệu hệ hỗ trợ dịch vụ mua và bán máy Laptop

Mô tả bài toán:

Một khách hàng muốn đặt mua một chiếc Laptop. Khách hàng đưa ra các thông tin yêu cầu cụ thể về sản phẩm như: hãng sản xuất, chip, main, ram, loại ổ cứng, dung lượng ổ cứng, .v.v. Khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, hệ thống sẽ trả lại kết quả phù hợp nhất với thông tin mà khách hàng đã đưa ra. Trong trường hợp kết quả đưa ra chưa thực sự thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, có thể tiến hành thương lượng để đạt được kết quả tối ưu nhất.”

Hiện nay, khi mua Laptop, khách hàng thường trực tiếp lên website của các hãng sản xuất hoặc các công ty, đại lý chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đến với khách hàng để tìm kiếm và đặt mua sản phẩm mà mình mong muốn. Tuy nhiên, theo cách này khách hàng có thể sẽ không tìm được loại máy theo mong muốn của mình. Hơn nữa, cách này có thể sẽ tốn thời gian khi khách hàng không có nhiều kiến thức về lĩnh vực máy tính.

Hệ dịch vụ hỗ trợ mua máy Laptop được xây dựng để hỗ trợ người dùng trong việc tìm kiếm và đặt mua sản phẩm một cách nhanh chóng và thỏa mãn nhiều nhất yêu cầu của khách hàng đưa ra. Hệ thống được xây dựng theo phương pháp luận MaSE kết hợp với agentTool.



  1. Xác định yêu cầu

Từ mô tả bài toán ở trên, có thể xác định các yêu cầu đối với hệ thống như sau:

  • Nhiệm vụ chính của hệ thống là thương lượng để tìm kiếm sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng và đặt mua sản phẩm đó.

  • Kết quả trả về phải phù hợp với yêu cầu mà khách hàng đưa ra ban đầu và trong một khoảng thời gian cho phép.

  • Trong quá trình hoạt động của hệ thống, khách hàng có thể thay đổi yêu cầu của mình. Do đó, hệ thống cần phải có khả năng đáp ứng đối với những thay đổi này và cập nhật lại yêu cầu của khách hàng.

  • Các đại lý bán hàng phải có khả năng quản lý được thông tin về sản phẩm và liên lạc được với khách hàng khi quá trình giao dịch thành công.

  1. Phân tích hệ thống

Theo phương pháp MaSE, việc phân tích được thực hiện theo bốn bước như sau:

  • Xác định goal hệ thống

  • Xây dựng use case

  • Xây dựng Ontology

  • Hoàn thiện use case

    1. Xây dựng goal

Goal – đích của hệ thống dùng để chỉ một mục đích mà hệ thống cần phải đạt được. Nhiệm vụ của bước này là chuyển toàn bộ yêu cầu của hệ thống thành tập các đích có cấu trúc của hệ thống. Việc xây dựng goal hệ thống được thực hiện qua hai bước con như sau:

  • Xác định goal

  • Tổ chức goal

      1. Xác định goal

Như mô tả yêu cầu ở trên, nhiệm vụ chính của hệ hỗ trợ dịch vụ mua Laptop là tìm kiếm sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng đưa ra và đặt mua sản phẩm đó. Từ hai nhiệm vụ này ta có thể xác định được hai goal ban đầu của hệ thống là:

  • Thương lượng

  • Đặt mua sản phẩm

Sau khi thương lượng, hệ thống phải thông báo kết quả tìm kiếm sản phẩm cho khách hàng. Do đó, ta có thêm goal:

  • Thông báo kết quả

Trong quá trình hoạt động, vì một lí do nào đó khách hàng muốn thay đổi yêu cầu ban đầu của mình, hệ thống phải có khả năng đáp ứng đối với thay đổi đó của khách hàng, do đó ta có goal sau:

  • Đáp ứng yêu cầu thay đổi

Quản lý thông tin về sản phẩm là một yêu cầu cần có của hệ thống thông tin quản lý. Do đó, hệ hỗ trợ dịch vụ mua Laptop cũng cần có khả năng quản lý được thông tin sản phẩm nhằm phục vụ quá trình thương lượng để tìm kiếm sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng, ta có thêm goal của hệ thống là:

  • Quản lý thông tin sản phẩm

Như vậy, các goal của hệ thống đã xác định được bao gồm:

  • Thương lượng

  • Đặt mua sản phẩm

  • Thông báo kết quả

  • Đáp ứng yêu cầu thay đổi

  • Quản lý thông tin sản phẩm

      1. Tổ chức goal

Trong bước này, các goal đã được xác định ở bước trước sẽ được tổ chức thành cây phân cấp goal. Ta có thể nhận thấy các goal Thương lượng, Đặt mua và Quản lý sản phẩm là các mục đích riêng biệt của hệ thống. Khi quá trình thương lượng thành công, hệ thống phải thông báo kết quả này cho người dùng, do vậy có thể đặt goal thông báo kết quả là goal con của goal thương lượng. Ta cũng có thể thấy, trong quá trình thương lượng, khách hàng có thể thay đổi yêu cầu của mình, vì thế, goal thay đổi yêu cầu có thể là con của goal thương lượng.

Như vậy ta có tổ chức các goal như sau:





Hình 1: Biểu đồ phân cấp goal

    1. Xây dựng Use case

Mục đích của bước này là xác định ra các use case và xây dựng biểu đồ tuần tự cho use case đó nhằm xác định ra các role và các giao tiếp trong hệ thống. Quá trình xây dựng use case gồm hai bước con là: tạo các use case và xây dựng biểu đồ tuần tự.

      1. Tạo các use case

Các use case được xác định dựa trên các yêu cầu đối với hệ thống, là các chức năng mà hệ thống cần phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu đối với nó. Việc xác định ra các use case có thể thực sự suy luận ra nhiều thông tin hơn về các đích của hệ thống. Nói cách khác, để thực hiện được một goal của mình, hệ thống cần phải thực hiện các chức năng cụ thể để hoàn thành goal đó. Như vậy, việc xác định các use case không chỉ dựa trên các yêu cầu chức năng của hệ thống mà còn có thể xác định bằng cách trả lời các câu hỏi là làm thế nào để hệ thống thực hiện được một goal cụ thể trong biểu đồ phân cấp goal.

Trong hệ thống hỗ trợ dịch vụ mua bán Laptop, có thể xác định được các use case như sau:



  • CapNhatYeuCau: use case được trích xuất ra từ yêu cầu đáp ứng yêu cầu thay đổi của khách hàng. Trong quá trình hoạt động, khách hàng muốn thay đổi yêu cầu của mình, hệ thống cần phải thực hiện cập nhật lại yêu cầu của khách hàng và tiến hành lại cuộc thương lượng.

  • ThuongLuong: khi hệ thống tìm kiếm sản phẩm không có kết quả chính xác theo mong muốn của khách hàng, các bên có thể thương lượng với nhau để đi đến một kết quả tối ưu nhất.

  • TimKiem: trong quá trình thương thượng, hệ thống cần phải tìm các sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng.

  • HienThiKetQua: Quá trình thương lượng thành công hay không thì hệ thống vẫn phải thực hiện thông báo kết quả cho khách hàng.

  • DatHang: Khi đã tìm được sản phẩm phù hợp, khách hàng thực hiện chức năng đặt mua sản phẩm đó. Do vậy, use case DatHang được đưa ra để thực hiện chức năng này.

  • CapNhatThongTinSanPham: Những thông tin về sản phẩm luôn luôn được cập nhật: thêm sản phẩm, sửa một số thông tin về sản phẩm và có thể thực hiện xóa sản phẩm khi sản phẩm đó đã được bán.

Như vậy, các use case của hệ thống là:

  • CapNhatYeuCau

  • TimKiem

  • HienThiKetQua

  • ThuongLuong

  • DatHang

  • CapNhatThongTinSanPham

      1. Tạo biểu đồ tuần tự

Xây dựng các biểu đồ tuần tự là xây dựng các giao tiếp giữa các role trong hệ thống. Việc xác định các role được thực hiện dựa trên ......

Các role của hệ thống là:



  • DaiLyPhanPhoi

  • NguoiDapUngThayDoi

  • NguoiThongBaoKetQua

  • NguoiDatHang

  • NguoiQuanLySanPham

  • NguoiSuDung

Các biểu đồ tuần tự cho các use case là:

Biểu đồ tuần tự cho use case TimKiem






tải về 342.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương