Danh mục kiểm kê di tích lịch sử VĂn hóa trêN ĐỊa bàn thành phố HỒ chí minh



tải về 446.49 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích446.49 Kb.
#37044
  1   2   3   4   5   6

DANH MỤC KIỂM KÊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



I. CÁC CÔNG TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM ĐỦ TIÊU CHÍ ĐỀ NGHỊ XẾP HẠNG DI TÍCH: 89
1. DI TÍCH LỊCH SỬ: 23


Stt

Tên gọi

Địa chỉ

Tóm tắt nội dung giá trị kiến trúc

Thời gian thực hiện nghiên cứu xác lập lý lịch

di tích

Ghi chú

QUẬN 1

1.

Ụ tàu thuộc Xí nghiệp liên hiệp Ba Son

Số 323 đường số 12, phường Bến Nghé, quận 1

Ụ tàu cách di tích Xưởng cơ khí – tức Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (số 323 đường số 12) 42 m, thuộc khuôn viên của Xí nghiệp Liên hợp Ba Son, do thực dân Pháp thành lập ngày 28 tháng 4 năm 1863.

Ụ tàu là nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã từng làm việc và hoạt động cách mạng trong những năm 1915 - 1928. Đặc biệt, nơi tập trung đông đảo công nhân nhất và là nơi đầu tiên tại Ba Son xảy ra cuộc đình công - lãn công của công nhân Ba Son dưới sự lãnh đạo của Bác Tôn, đã góp phần kéo dài thời gian sửa chữa chiếc tàu Michelet gây cản trở cho đoàn tàu Pháp đi đàn áp cách mạng Trung Quốc vào ngày 4 tháng 8 năm 1925.

Hiện nay, Ụ tàu thuộc Xưởng Ụ đốc còn giữ  hầu như nguyên vẹn kiến trúc xây dựng thời Pháp (1884-1888) và vẫn đang hoạt động bình thường. 


2010




QUẬN 4

2.

Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Số 1 đường Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 1.

Địa điểm lưu dấu về Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

Công trình có giá trị kiến trúc nghệ thuật, lịch sử.

Phát huy tốt giá trị.


2010

UBND thành phố Quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố tại số 2671/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2011

QUẬN 5

3.

Chùa Thiên Tôn

Số 117/3/2 đường An Bình, phường 6, quận 5

Chùa Thiên Tôn là cơ sở có công nuôi chứa, bảo vệ cán bộ cách mạng xuyên suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; là nơi tuyên truyền, giáo dục về lịch sử, truyền thống đấu tranh cho giới tăng ni, phật tử hiện nay, thể hiện tốt tinh thần “Đạo pháp và dân tộc”.

2008




QUẬN 7

4.

Chùa Long Hoa

Số 1250/41 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, quận 7.

Chùa Long Hoa là cơ sở cách mạng của lực lượng du kích bám trụ của địa phương. Chùa đã tổ chức rải truyền đơn, hỗ trợ diệt ác phá kìm, vận động quần chúng ủng hộ cách mạng.

Chùa Long Hoa là nơi tuyên truyền, giáo dục về lịch sử, truyền thống đấu tranh của địa phương, bên cạnh hoạt động khám chữa bệnh miễn phí và hoạt động từ thiện mang tính xã hội cao qua công tác nuôi dạy trẻ mồ côi, thể hiện tốt tinh thần “Đạo pháp và dân tộc”.



2010




QUẬN 10

5.

Trại giam Chí Hòa

Phường 12, quận 10

Xây dựng sau năm 1940, nơi giam tù chính trị trong chống Pháp và chống Mỹ.

2015




QUẬN 11

6.

Đồn Cây Mai

Số 400 đường Hồng Bàng, phường 6, quận 11

Hiện nay, Ban Chỉ huy quân sự thành phố quản lý.

Trước khi Pháp xây dựng đồn Cây Mai, nơi này là một gò cao với xung quanh là vùng trũng ngập nước, muốn vào phải bơi thuyền. Từ đồn Cây Mai có thể nhìn bao quát hết xung quanh đặc biệt là tuyến đi về miền Tây.

Pháp chiếm Sài Gòn, sau đó xây dựng đồn Cây Mai. Đồn có nhiều công trình quân sự: nhà chỉ huy, nhà nghỉ của binh sĩ, nhà giam, tháp canh, hầm ngầm, kho chứa. Đặc biệt tại đồn Cây mai còn một gốc mai với bốn nhánh, mỗi nhánh cao hơn 3m, đường kính mỗi nhánh gần 20m.

Di tích là minh chứng về một giai đoạn lịch sử và có giá trị về kiến trúc quân sự.



2011



QUẬN 12

7.

Đền thờ Nguyễn Ảnh Thủ

Tổ 60, khu phố 5, phường Tân Thới Nhất, quận 12.

Nguyễn Ảnh Thủ (1821 – 1871) quê ở làng Tân Sơn Nhì, huyện Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc quận 12, thành phố Hồ Chí Minh), từng tham gia nghĩa quân Trương Định, bị thực dân Pháp bắt giam vào năm 1864. Năm 1868, mãn hạn tù ông về thôn Tân Hương (Đông Hưng Thuận, quận 12 ngày nay) xây dựng lại lực lượng chống Pháp. Năm 1871, ông chỉ huy nghĩa quân chiếm được vùng Bà Điểm, làm chủ đồn Thuận Kiều nhưng bị giặc phản công, ông trúng đạn, hy sinh tại mặt trận. Tương truyền ông rất hiển linh nên nhân dân vùng Thuận Kiều (nay thuộc phường Tân Thới Nhất) dựng đền thờ ông. Đền thờ Nguyễn Ảnh Thủ còn là nơi chôn cất 7 liệt sĩ đã hy sinh trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), là cơ sở, trạm giao liên của đội Biệt động thành, bộ đội địa phương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

2009



QUẬN BÌNH TÂN

8.

Đình Tân Khai

Hương lộ 2, khu phố 6, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân.

Đình Tân Khai được ông Nguyễn An Ninh chọn làm cơ sở xây dựng và phát triển hội kín “Thanh niên cao vọng Đảng”. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của làng Tân Khai với 5 đảng viên cũng được thành lập tại đình và đã sử dụng đình làm cơ sở để đi lại hoạt động cách mạng. Trong Cách mạng Tháng 8.1945 và chín năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đình là điểm tựa để các lực lượng của ta chuẩn bị mọi mặt cho chiến đấu góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân trong cuộc chống Pháp.

Thời kỳ Mỹ xâm lược, đình không còn, khuôn viên đình chỉ còn ngôi miếu, song đình vẫn là điểm hẹn, địa điểm tập kết của du kích xã Bình Trị Đông trước khi thực hiện các nhiệm vụ: tuyên truyền, móc nối cơ sở cách mạng và tiến hành trừ gian, diệt ác.




2009




QUẬN BÌNH THẠNH

9.

Chùa Giác Quang

Số 334 đường Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh.

Chùa lập năm 1930 thuộc hệ phái Bắc Tông. Trụ trì chù là Hòa thượng Thích Bửu Đăng đã tham gia kháng chiến và hy sinh. Chùa là cơ sở cách mạng trong chống Pháp và đánh Mỹ. Năm 1957, đồng chí Hoàng Lê Kha cán bộ hoạt động bí mật ở Củ Chi được chùa nuôi dưỡng, cứu chữa vì bị thương nặng. Năm 1968, nhiều tu sĩ chùa đã rời chùa đi làm cách mạng. Địa điểm chùa là nơi ém quân.


2011




QUẬN GÒ VẤP

10.

Đình Hanh Thông

Số 125 đường Nguyễn Thái Sơn, phường 7, quận Gò Vấp.

Đình thành lập khoảng giữa thế kỷ 19.

Đình là cơ sở tín ngưỡng dân gian của làng Hanh Thông.

Là cơ sở hậu cần của Ủy ban hành chánh kháng chiến tỉnh Gia Định.

Là địa điểm liên lạc, hành lang nối liền giữa An Phú Đông vào nội thành của tỉnh Gia Định. Là địa điểm tập trung của du kích.




2014




QUẬN PHÚ NHUẬN

11.

Chùa Quan Thế Âm

Số 90 đường Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận

Chùa gắn với nhân vật và sự kiện lịch sử.

Chùa xây dựng năm 1920, nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức trụ trì trước khi Hòa thượng tự thiêu ngày 11.6.1963 để phản đối sự chia rẽ phân biệt tôn giáo của Ngô Đình Diệm.



Từ năm 1963, chùa là cơ sở cách mạng của Ban Văn-báo (thuộc Ban Tuyên huấn Sài Gòn-Gia Định). Tại chùa có hầm bí mật cất dấu máy in tay, in báo, truyền đơn tài liệu.


2011




QUẬN TÂN BÌNH

12.

Trại Davis

Phường 12, quận Tân Bình.

Trại Davis là trụ sở Ban Liên hợp quân sự bốn bên về giám sát thi hành Hiệp định Pa-ri từ tháng 1.1973 đến tháng 4.1975.


2004




QUẬN TÂN PHÚ

13.

Nơi 82 liệt sĩ hy sinh Tết Mậu Thân 1968 (Công viên Đài Liệt sĩ)

Số 1/3 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú.

Trong đợt tổng tấn công vào Sài Gòn 1968, bộ đội chủ lực ta đã tiến đánh sân bay Tân Sơn Nhất, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, 82 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh anh dũng.


2010




14.

Đình Tân Hòa Tây

17/14 đường Lương Minh Nguyệt, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú.

Đình Tân Hòa Tây hình thành cách nay đã hơn 100 năm, kiến trúc tổng thể đình mang dáng dấp đình Nam Bộ. Trong đình còn lưu giữ được một số bao lam, chạm trổ tứ linh, đầu kìm chạm rồng… Đình còn là điểm tập hợp quần chúng, là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng trong suốt quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.

2007




15.

Đình Hòa Thạnh

Số 396 đường Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú.

Đình Hòa Thạnh thành lập từ những năm cuối thế kỷ XIX, công trình có sự thay thế về vật liệu xây dựng nhưng vẫn mang dáng dấp kiến trúc của đình Nam Bộ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đình Hòa Thạnh là cơ sờ cách mạng của quần chúng nhân dân Phú Thọ Hòa.


2007




16.

Mộ ông Nguyễn Quý Anh và bà Lý Thu Liên

đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú

Mộ ông được xây dựng những năm đầu thế kỷ XX và mộ bà đựoc xây dựng vào thập niên 50 của thế kỷ XX.

Mộ có những giá trị nghệ thuận, kiến trúc, giá trị lịch sử thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng dân gian…



2008

UBND thành phố Quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố tại Số 697/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2011

17.

Đình Phú Thạnh

Số 111 đường Trần Quang Cơ, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú.

Giá trị nổi trội của đình Phú Thạnh là các sự kiện lịch sử cách mạng diễn ra liên tục tại đây trong suốt 2 thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Việc lấy Đình làm điểm tựa, làm nơi tập hợp quần chúng cách mạng để đấu tranh với kẻ thù, đã nói lên đình và lòng yêu nước luôn gắn bó nhau, phải chăng người dân tin rằng đình không chỉ là điểm tựa, mà là nơi tạo cho niềm tin, chính lòng tin ở thần đình, lòng yêu nước đi theo cách mạng đã thôi thúc và tạo thành phong trào cách mạng của bá tánh trong khu vực. Các đồng chí lãnh đạo phong trào cách mạng tại địa phương đã biết sử dụng đình để hun đúc lòng yêu nước của bà con lúc bấy giờ.


2009




QUẬN THỦ ĐỨC

18.

Chùa Châu Hưng

Số 37 đường Cây Keo, khu phố 1, phường Tam Phú, quận Thủ Đức

Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, nhà chùa đã cưu mang đùm bọc, nuôi giấu, chở che biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong hoàn cảnh bom đạn ác liệt. Nhiều tăng Ni, Phật tử của chùa bị địch tình nghi, theo dõi hoặc bị bắt hoặc đánh đập, tra tấn hết sức dã man (như Bà Bảy Hưu (Châu Thị Hưu) chỉ vì họ “dám nuôi giấu, tiếp tế cho cộng sản”. Tuy nhiên, Tăng Ni, Phật tử chùa Châu Hưng vẫn đứng vững trước bao khó khăn, thử thách và là cơ sở vững chắc của cách mạng cho đến ngày thống nhất đất nước.


2009




HUYỆN BÌHH CHÁNH

19.

Nhà ông Nguyễn Văn Thọ - Nơi hai lần tổ chức Hội nghị Xứ ủy Nam bộ trong Cách mạng Tháng Tám 1945

D14/14 đường Nguyễn Cửu Phú, ấp 4, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.

Năm 1945, ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Thọ là ngôi nhà gỗ 3 gian mái lợp ngói, phía sau nhà có con mương nhỏ thông ra sông Chợ Đệm và cách cầu Chợ Đệm khoảng 200m, một địa điểm thuận lợi an toàn.

Ông Nguyễn Văn Thọ tham gia cách mạng năm 1935, được kết nạp vào Đảng và là Bí thư chi bộ xã Tân Kiên năm 1940.

Hội nghị Xứ ủy Nam bộ họp tại nhà ông Thọ lần 1 vào ngày 17-18 tháng 8 năm 1945. Hội nghị lần 2 vào ngày 23 tháng 8 năm 1945 quyết định ngày 24.8.1945.


2013




20.

Chùa Pháp Hoằng

Ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh.

Chùa xây dựng năm 1954, thuộc phái Bắc Tông, diện tích khoảng gần 800m2 với lối kiến trúc thượng lầu hạ cổ. Tầng trệt với bố trí làm chính điện và tổ đường.

Chùa có hầm bí mật. Chùa là cơ sở cách mạng của Huyện ủy Nhà Bè từ 1964-1967 ở tại chùa có đồng chí Tư Thông (thường vụ Quận ủy vùng II) và đồng chí Sáu Trọng (ủy viên Thường vụ Huyện ủy Nhà Bè) đồng chí Nguyễn Thị Tho, chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.



2010




21.

Địa đạo Tân Phú Trung (địa đạo Cây Da)

Ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

Nơi phát minh, nơi đào địa đạo đầu tiên ở huyện Củ Chi trong kháng chiến chống Pháp.

Kinh nghiệm từ địa đạo Tân Phú Trung được áp dụng rộng rãi trong thời kỳ chống Mỹ và trở thành hệ thống địa đạo. Hiện nay, đoạn địa đạo gốc vẫn được bảo quản, gìn giữ.




2011




22.

Khu lưu niệm Trung đội Gò Môn

Ấp Chợ xã Trung An, huyện Củ Chi


Sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ trong cuộc chống Mỹ.


2012




23.

Đình Tân Thông

Ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

Đình Tân Thông là cơ sở tín ngưỡng dân gian có giá trị về mặt lịch sử, là địa điểm gắn bó nhân dân quanh khu vực. Đình là cơ sở cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã – huyện trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hiện nay, kiến trúc đình Tân Thông đã được tu bổ và tôn tạo nhưng vẫn giữ được dáng dấp của ngôi đình Nam Bộ.









tải về 446.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương