CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tiêu chuẩn ngành quy phạm quan trắc hải văn ven bờ



tải về 0.52 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.52 Mb.
#27482
  1   2   3   4   5   6
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TIÊU CHUẨN NGÀNH

QUY PHẠM

QUAN TRẮC HẢI VĂN VEN BỜ

94 TCN8 – 2006




Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành

Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia

Thủ trưởng cơ quan

TS. Bùi Văn Đức, Giám đốc

Chủ trì biên soạn

TS. Trần Quang Tiến

Phó Trưởng phòng

Tham gia biên soạn

KS. Bùi Đình Khước

KS. Trần Tiệp Năng

KS. Bùi Thái Hoành

KS. Nguyễn Văn Tràng

Cơ quan trình duyệt

Vụ Khí tượng Thủy văn

Thủ trưởng cơ quan

Nguyễn Trung Nhân, Vụ trưởng

Cơ quan xét duyệt và ban hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thủ trưởng cơ quan

Mai ái Trực, Bộ trưởng



Quyết định ban hành số: 21/2006/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2006

TIÊU CHUẨN NGÀNH

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

QUY PHẠM QUAN TRẮC

HẢI VĂN VEN BỜ

94 TCN 8 - 2006

Bộ Tài nguyên

và Môi trường

Có hiệu lực từ

01 - 01 -2007

Quy phạm quan trắc hải văn ven bờ được sửa đổi, bổ sung dựa trên cơ sở:

- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn;

- Nghị định 24/CP ngày 19 tháng 3 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn;

- Quy phạm quan trắc hải văn ven bờ 94 TCN 8-91;

- Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt 94 TCN 6-2001;

- Quyết định số 03/2006/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế Thành lập, di chuyển, nâng cấp, hạ cấp, giải thể trạm khí tượng thuỷ văn;

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo quản thiết bị;

- Quy phạm đo độ cao hạng I, II, III, IV do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành năm 1988;

- Một số kinh nghiệm thực tế trong quan trắc, chỉnh lý số liệu, thanh tra kỹ thuật trạm khí tượng hải văn ven bờ trong những năm qua.

QUY PHẠM NÀY THAY THẾ:

Quy phạm quan trắc hải văn ven bờ 94 TCN 8-91.



1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy phạm này áp dụng vào việc quan trắc, chỉnh lý sơ bộ, ghi sổ, lập bảng biểu kết quả quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn tại các trạm khí tượng hải văn ven bờ và hải đảo thuộc mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn cơ bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Đối với trạm khí tượng hải văn dùng riêng của các ngành khác, căn cứ vào điều kiện tổ chức, quản lý, quy định áp dụng các phần trong Quy phạm này cho thích hợp.



1.2 Sửa đổi quy phạm

Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện vấn đề cần sửa đổi, bổ sung phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền và chỉ cơ quan có thẩm quyền mới được quyết định thay đổi nội dung của Quy phạm này.



1.3 Triển khai quan trắc tại trạm

Chỉ tiến hành quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn tại trạm khí tượng hải văn ven bờ và hải đảo sau khi cơ quan có thẩm quyền xét duyệt số lượng hạng mục quan trắc, vị trí quan trắc, công trình, thiết bị dùng để quan trắc và chế độ quan trắc.



1.4 Phương pháp và thiết bị quan trắc mới

Chỉ sử dụng phương pháp quan trắc và thiết bị quan trắc mới sau khi cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Khi quan trắc bằng thiết bị mới phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng và bảo quản thiết bị.



1.5 Vị trí quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn tại trạm

1.5.1 Yêu cầu về vị trí quan trắc

Vị trí quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn phải cố định và chỉ thay đổi trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Vị trí quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn tại trạm phải thoả mãn yêu cầu sau:

a) Mục đích, yêu cầu đặt trạm;

b) Tài liệu quan trắc được có tính đại diện và đạt được độ chính xác cần thiết;

c) Sau khi đạt được mục đích yêu cầu trên, cần chọn địa điểm quan trắc ở những vị trí thuận lợi cho quan trắc, cho công tác bảo vệ, bảo dưỡng công trình, thiết bị quan trắc.



1.5.2 Chọn địa điểm quan trắc

Việc chọn địa điểm quan trắc phải tuân thủ theo Quy chế thành lập, di chuyển, nâng cấp, hạ cấp, giải thể trạm khí tượng thuỷ văn.



1.5.3 Di chuyển địa điểm quan trắc

a) Di chuyển địa điểm quan trắc trong các trường hợp:

- Các công trình quan trắc bị vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật nghiêm trọng hoặc địa điểm quan trắc bị tai biến (sạt lở, nứt lún) không thể tiến hành quan trắc bình thường được;

- Chế độ yếu tố quan trắc tại vị trí quan trắc hiện tại đã thay đổi, không còn tính đại diện;

- Do yêu cầu về xây dựng kinh tế và quốc phòng buộc phải di chuyển.

b) Việc di chuyển địa điểm quan trắc phải được tiến hành thận trọng và tuân thủ Quy chế thành lập, di chuyển, nâng cấp, hạ cấp, giải thể trạm khí tượng thuỷ văn.



1.6 Các thiết bị đo, công trình quan trắc ở trạm

1.6.1 Thiết bị đo, công trình quan trắc ở trạm phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Đạt được yêu cầu về độ chính xác quan trắc trong mọi tình huống;

b) Thiết bị đo phải có xuất xứ, chứng từ kiểm định;

c) Công trình quan trắc phải chắc chắn, an toàn khi quan trắc;

d) Các thiết bị đo, công trình ở trạm phải được bảo quản, bảo dưỡng theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành;

đ) Phải có thiết bị đo, vật tư dự trữ.



1.6.2 Thiết bị đo ở trạm phải được trang bị tương ứng với nhiệm vụ quan trắc được giao cho trạm:

a) Thiết bị đo phục vụ cho quan trắc các yếu tố khí tượng được trang bị theo Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt hiện hành;

b) Thiết bị đo phục vụ cho quan trắc các yếu tố hải văn được trang bị theo Quy phạm này:

- Quan trắc nhiệt độ nước biển tầng mặt: phải có nhiệt kế đo nhiệt độ nước có vỏ bảo vệ bằng kim loại hoặc máy đo nhiệt độ nước biển;

- Quan trắc độ muối nước biển tầng mặt: phải có máy đo độ muối nước biển;

- Quan trắc mực nước bằng thuỷ chí, cọc: phải có thuỷ chí, cọc, thước đo mực nước cầm tay;

- Quan trắc mực nước bằng máy đo mực nước: phải có máy đo mực nước;

- Quan trắc sóng bằng mắt: phải có đồng hồ bấm giây;

- Quan trắc sóng bằng máy đo sóng: phải có máy đo sóng, phao, rùa, xích, đồng hồ bấm giây;

- Quan trắc phụ về gió khi quan trắc sóng (đối với trạm có địa điểm quan trắc sóng cách xa vườn quan trắc khí tượng quá 1,5 - 2 km, hoặc vườn quan trắc khí tượng ở trên đồi cao): phải có máy đo gió.



1.6.3 Công trình quan trắc, vật tư kỹ thuật ở trạm

a) Công trình quan trắc mực nước

- Hệ thống mốc độ cao: mốc chính, mốc kiểm tra.

- Tuyến cọc, thủy chí, nhà đặt máy đo mực nước, giếng đặt máy đo mực nước.

b) Công trình đo sóng

c) Vật tư kỹ thuật: xô đựng nước, vật tư bảo quản bảo dưỡng máy (dầu, mỡ, khăn lau, bộ dụng cụ đồ nghề cơ khí), vật tư kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho thiết bị đo hoạt động (giản đồ, mực ghi giản đồ, pin chuyên dùng), đèn pin, đồng hồ, dầu thắp, cáp, xích, văn phòng phẩm. Ngoài ra trạm phải có vật tư dự trữ.



1.7 Nhiệm vụ của trạm

1.7.1 Thực hiện quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.7.2 Cập nhật các thông tin mới liên quan đến công tác quan trắc ở trạm vào hồ sơ kỹ thuật trạm. Gửi tài liệu quan trắc (sổ quan trắc, bảng số liệu quan trắc, ...) và báo cáo tháng về Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực đúng thời gian quy định.

1.7.3 Bảo quản chu đáo thiết bị đo, công trình chuyên môn, kiểm tra đồng hồ, bảo đảm quan trắc đúng giờ quy định.

1.7.4 Tham gia khảo sát kỹ thuật vị trí địa điểm quan trắc các yếu tố, thông báo tin tức về hiện tượng khí tượng hải văn nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm bằng điện thoại, công văn về cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương.

1.7.5 Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ công trình thiết bị, tài liệu và các cơ sở vật chất khác của trạm. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ 1 tháng 1 lần. Nếu có vấn đề gì xảy ra đột xuất ảnh hưởng đến việc quan trắc, thực hiện nhiệm vụ ở trạm, phải kịp thời báo cáo lên cấp có thẩm quyền.

1.7.6 Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý cấp trên giao.

1.8 Nhiệm vụ và trách nhiệm của quan trắc viên

1.8.1 Trực tiếp thực hiện quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành.

1.8.2 Chỉnh lý sơ bộ kết quả quan trắc, ghi sổ quan trắc và lập bảng số liệu quan trắc.

1.8.3 Chỉ quan trắc và ghi những gì mà tự quan trắc viên thấy được, không suy đoán, không bịa số liệu. Khi quan trắc có hiện tượng gì nghi vấn, phải quan trắc lại và ghi chú vào sổ SHV-1.

1.8.4 Không được dùng các thiết bị đo không có chứng từ kiểm định, chứng từ kiểm định hết hạn để quan trắc.

1.8.5 Trước khi quan trắc phải kiểm tra thiết bị đo, nếu phát hiện thấy hỏng thì phải sửa chữa ngay. Trường hợp thiết bị đo hỏng không chữa được, phải thay thiết bị đo dự trữ.

1.8.6 Khi gặp sự cố, làm gián đoạn quan trắc (thiết bị đo hỏng không khắc phục được nhưng không có thiết bị đo dự trữ; công trình quan trắc bị thiên tai phá hỏng, ...) phải kịp thời báo cáo lên cấp có thẩm quyền.

1.8.7 Không được bỏ quan trắc, không nhờ người khác không biết chuyên môn làm quan trắc.

1.8.8 Thực hiện quan trắc đúng giờ và đúng trình tự.

1.8.9 Phải sử dụng và bảo quản thiết bị đo cẩn thận, cần che đậy, lau chùi, không để gỉ.

1.8.10 Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy tắc an toàn lao động.

1.8.11 Thường xuyên học hỏi, trao đổi, trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

1.8.12 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác do trưởng trạm phân công.

1.9 Giờ quan trắc và trình tự quan trắc

Quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn tại trạm được thực hiện theo giờ của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và theo trình tự ghi trong Bảng 1.

Đối với những hiện tượng khí tượng hải văn nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, quan trắc viên phải theo dõi suốt thời gian xảy ra, phải ghi chú, nhận xét và báo cáo những hậu quả của các hiện tượng ấy.

Ngoài ra, theo chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền có thể làm thêm các quan trắc phụ. Nội dung quan trắc, thời gian và trình tự quan trắc của quan trắc phụ này thực hiện theo chỉ thị, nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao.

Trường hợp quan trắc không đúng giờ quy định, phải ghi chú rõ vào sổ quan trắc và cho biết giờ thực làm quan trắc. Đồng hồ quan trắc hàng ngày phải hiệu chỉnh theo giờ của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Trạm phải có hai đồng hồ tốt, chính xác đến phút. Nếu đồng hồ nhanh hoặc chậm quá 5 phút trong một ngày phải chỉnh lại cho chính xác.



Bảng 1: Trình tự quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn ven bờ

Giờ quan trắc

Yếu tố quan trắc

Thiết bị đo

Thời gian quan trắc

7, 13, 19

Gió và các yếu tố sóng biển

Bằng mắt hoặc

bằng máy



Quan trắc trước giờ tròn 15 phút, riêng kỳ quan trắc 19 giờ có xê dịch theo mùa.

1, 7, 13, 19

Tầm nhìn xa phía biển

Các tiêu điểm

Quan trắc trước giờ tròn 10 phút.

1, 7, 13, 19

Nhiệt độ nước

Nhiệt kế hoặc bằng máy

Quan trắc trước giờ tròn 10 phút.

1, 7, 13, 19

Độ muối

Bằng máy

Quan trắc trước giờ tròn 10 phút.

1, 19

Sáng biển

Bằng mắt

Quan trắc trước giờ tròn 10 phút.

1, 7, 13, 19

Mực nước biển

Thủy chí hay tuyến cọc

Bắt đầu quan trắc trước giờ tròn 2-5 phút, thực hiện quan trắc đúng giờ tròn.

1, 7, 13, 19

Mực nước biển

Máy đo mực nước

Đọc mực nước trên giản đồ và đánh mốc trên giản đồ đúng giờ tròn.

24/24

Các hiện tượng khí tượng hải văn nguy hiểm và diễn biến

Bằng mắt hoặc bằng thiết bị đo

Quan sát, theo dõi diễn biến và ghi chép trong suốt thời gian xảy ra.

1.10 Ghi và chỉnh lý sơ bộ số liệu quan trắc

1.10.1 Ghi kết quả quan trắc

a) Sau mỗi kỳ quan trắc, số liệu quan trắc và số đọc trên máy phải ghi vào sổ quan trắc bằng bút chì đen, chữ viết phải rõ ràng, đúng chỗ, đúng quy phạm.

b) Tuyệt đối không được dùng bút chì màu, không được tẩy hoặc xoá. Khi cần chữa những chữ hoặc số đã ghi sai thì dùng bút chì gạch chéo từ góc trên trái sang góc phải, sao cho khi gạch vẫn còn đọc được số liệu và ghi số đúng lên góc phải phía trên chữ hoặc số đã gạch bỏ.

c) Khi tiến hành quan trắc, nhưng vì một lý do nào đó mà không quan trắc được thì ghi dấu "x" và ghi chú nguyên nhân không quan trắc được vào sổ SHV-1 (trừ trường hợp quan trắc sáng biển).



1.10.2 Chỉnh lý sơ bộ số liệu quan trắc

a) Chỉnh lý sơ bộ số liệu quan trắc phải bảo đảm cơ sở khoa học và phải tuân thủ theo quy trình, quy phạm và tài liệu hướng dẫn chỉnh lý số liệu quan trắc hiện hành. Đối với phương pháp quan trắc mới và thiết bị quan trắc mới không có trong quy phạm hiện hành thì phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng.

b) Chỉnh lý sơ bộ số liệu quan trắc phải làm các công việc sau:

- Quy hiệu chính cho số đọc trên thiết bị đo;

- Tính các giá trị trung bình;

- Xác định các cực trị;

- Thảo mã điện;

- Chuyển các số liệu đã hiệu chính từ sổ SHV-1 sang bảng BHV-1;

- Kiểm tra, tính toán và chọn cực trị ở bảng BHV-1;

- Chỉnh lý, quy toán giản đồ tự ghi mực nước (đối với trạm có quan trắc mực nước bằng máy tự ghi);

- Chuyển các số liệu từ giản đồ của máy tự ghi sang bảng BHV-2;

- Kiểm tra, tính toán và chọn cực trị ở bảng BHV-2;

- Viết báo cáo về những hiện tượng đặc biệt.

1.11 Tài liệu kỹ thuật

Để đảm bảo công tác hàng ngày, trạm phải có:



1.11.1 Quy phạm quan trắc hải văn ven bờ và Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt;

1.11.2 Bảng tra độ ẩm;

1.11.3 Mã luật khí tượng bề mặt;

1.11.4 Tập Atlat mây;

1.11.5 Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy và các công trình hải văn;

1.11.6 Hướng dẫn xây dựng các công trình mốc, thủy chí, cọc, thả phao;

1.11.7 Các bảng hướng dẫn nghiệp vụ: tính mực nước, sóng;

1.11.8 Quy tắc an toàn lao động;

1.11.9 Sổ ghi các số hiệu chính máy, số hiệu chính cọc, thủy chí;

1.11.10 Hồ sơ kỹ thuật trạm;

1.11.11 Hướng dẫn chỉnh lý số liệu quan trắc hải văn ven bờ;

1.11.12 Quy phạm đo độ cao hạng I, II, III, IV do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành năm 1988;

1.11.13 Hướng dẫn sử dụng và bảo quản thiết bị đo mới (đối với trạm có thiết bị đo mới mà trong quy phạm hiện hành không đề cập đến).

1.12 Gửi số liệu về Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển

Số liệu quan trắc phải được chỉnh lý cẩn thận, kịp thời. Chậm nhất là vào ngày 10 mỗi tháng, tài liệu quan trắc (sổ SHV-1, bảng BHV-1, BHV-2, giản đồ máy tự ghi mực nước) và báo cáo công tác tháng của tháng trước phải gửi về Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực và chậm nhất là vào ngày cuối cùng tháng sau, Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực gửi tài liệu đã kiểm soát về Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển.

Trường hợp đặc biệt: đối với các trạm khí tượng hải văn ở đảo xa, phương tiện giao thông đi lại khó khăn, thì thời gian gửi tài liệu quan trắc về Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực, về Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Biển có thể muộn hơn tuỳ theo tình hình thực tế của trạm.

1.13 Hồ sơ kỹ thuật trạm

Trạm có nhiệm vụ thường xuyên ghi, bổ sung đầy đủ vào hồ sơ kỹ thuật trạm, những thay đổi về công trình, việc thay thế, sửa chữa thiết bị đo, công trình cũng như việc bổ sung hoặc rút bớt thiết bị đo, tình trạng thuyên chuyển cán bộ chuyên môn, ý kiến nhận xét của các đoàn kiểm tra ....



1.14 Đơn vị đo lường, ký hiệu và các từ viết tắt trong quy phạm

Các đơn vị đo đạc sử dụng trong quan trắc là các đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một số từ viết tắt được dùng để thuận lợi trong hình thức trình bày. Ý nghĩa của ký hiệu, đơn vị đo lường, từ viết tắt được thể hiện trong Phụ lục A, Quy phạm này.



2. QUAN TRẮC TẦM NHÌN XA PHÍA BIỂN

2.1 Quan trắc tầm nhìn xa ban ngày

Việc quan trắc tầm nhìn xa ở trạm khí tượng hải văn phải xác định riêng: về phía biển và phía lục địa. Tầm nhìn xa về phía lục địa xác định theo 10 cấp từ 0 đến 9. Quan trắc tầm nhìn xa về phía lục địa phải tuân thủ theo Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt hiện hành.



2.1.1 Khi xác định tầm nhìn xa về phía biển thì dùng Bảng 2, các tiêu điểm có thể chọn là: mũi đất, các hòn đảo, các phao, đèn pha, cột buồm, ống khói tàu...

Bảng 2: Bảng phân cấp tầm nhìn xa phía biển

Đặc tính

tầm nhìn xa

Khoảng cách

tầm nhìn xa

Cấp

quy ước

Hiện tượng khí quyển

Tầm nhìn xa rất xấu

0 - 50 m

0

Sương mù rất dày

50 - 200 m

1

Sương mù dày

200 - 500 m

2

Sương mù vừa phải

Tầm nhìn xa xấu

500 m - 1 km

3

Sương mù nhẹ

1 - 2 km

4

Mưa rất to hoặc mù hoặc khói vừa phải

Tầm nhìn xa trung bình

2 - 4 km

5

Mưa to, mù nhẹ (hoặc khói)

4 - 10 km

6

Mưa vừa phải hoặc mù nhẹ (hoặc khói)

Tầm nhìn xa tốt

10 - 20 km

7

Mưa nhỏ hoặc không có giáng thuỷ

Tầm nhìn xa rất tốt

20 - 50 km

8

Không có giáng thủy

Tầm nhìn xa đặc biệt

Trên 50 km

9

Trời hoàn toàn quang đãng (trời trong vắt)

2.1.2 Trường hợp không có đủ số lượng hoặc thiếu hẳn các tiêu điểm về phía biển thì có thể xác định cấp tầm nhìn xa dựa vào mức độ nhìn rõ nét đường chân trời:

a) Nếu tầm nhìn xa tốt, nghĩa là có thể nhìn thấy hết mặt biển cho tới đường chân trời thì cấp tầm nhìn xa được xác định bằng mức độ nhìn thấy rõ đường chân trời, nhưng phải tùy theo độ cao của mắt quan trắc viên (xem Bảng 3);

b) Nếu tầm nhìn xa quá kém đến mức không nhìn thấy đường chân trời thì phải xác định tầm nhìn xa mặt nước biển ước lượng bằng mắt, bằng máy ngắm sóng hoặc thước ngắm khoảng tầm nhìn xa.

Bảng 3: Phân cấp tầm nhìn xa về phía biển theo độ cao của mắt quan trắc viên

Độ cao của mắt QTV trên mặt biển (m)

Cấp tầm nhìn xa ước lượng

Đường chân trời phía biển

Từ 1 đến 7 m

8 và 9

Nét rất thanh, rất rõ.

7

Rõ, nhìn thấy dễ dàng.

6

Không rõ (hơi mờ).

5

Hoàn toàn không nhìn thấy.

Từ 8 đến 27 m

9

Nét rất thanh, rất rõ.

8

Rõ nhìn thấy dễ dàng.

7

Không rõ (hơi mờ).

6

Hoàn toàn không nhìn thấy.

Quá 27 m

-

Hầu như không bao giờ nhìn thấy đường chân trời có nét thanh.

9

Rõ, nhìn thấy dễ dàng.

8

Không rõ (hơi mờ).

7

Hoàn toàn không nhìn thấy.

Nếu tầm nhìn xa phía biển theo các hướng không giống nhau thì trong sổ quan trắc sẽ ghi tầm nhìn xa tốt nhất và xấu nhất cùng hướng tương ứng.

Khi tầm nhìn xa nhỏ hơn 4 km (nghĩa là từ cấp 5 trở xuống) phải ghi thêm ký hiệu hiện tượng giới hạn tầm nhìn xa (mù, sương mù, mưa ...).



Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương