CHÍnh phủ Số: /2015/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 164.88 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích164.88 Kb.
#31548

CHÍNH PHỦ

Số: /2015/NĐ-CP



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015



NGHỊ ĐỊNH

Về quản lý hoạt động bay

CHÍNH PHỦ



Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết về tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự; quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay và hoạt động bay đặc biệt.

2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự; quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay và hoạt động bay đặc biệt.

Chương II

TỔ CHỨC, SỬ DỤNG VÙNG TRỜI

Điều 2. Tổ chức vùng trời phục vụ hoạt động bay

1. Tổ chức vùng trời Việt Nam phục vụ cho hoạt động bay dân dụng gồm có:

a) Vùng trời sân bay dân dụng, sân bay dùng chung;

b) Đường hàng không;

c) Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;

d) Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá dành cho tàu bay dân dụng;

đ) Phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý;

e) Khu vực trách nhiệm của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.

2. Tổ chức vùng trời phục vụ các hoạt động khác gồm có:

a) Khu vực cấm bay;

b) Khu vực hạn chế bay, các đường bay của hoạt động bay quân sự;

c) Khu vực nguy hiểm;

d) Khu vực trách nhiệm sẵn sàng chiến đấu của các Sư đoàn không quân.

Điều 3. Đường hàng không

1. Đường hàng không bao gồm đường hàng không quốc tế, đường hàng không nội địa, được thiết lập trên cơ sở:

a) Nhu cầu giao lưu hàng không quốc tế;

b) Yêu cầu hoạt động bay nội địa;

c) Yêu cầu, khả năng cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;

d) Yêu cầu, khả năng quản lý và bảo vệ vùng trời; bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

đ) Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và kế hoạch không vận của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.

2. Đường hàng không nội địa là đường hàng không nằm hoàn toàn trong vùng trời Việt Nam, có kích thước xác định, chiều rộng được xác định theo phương pháp dẫn đường được áp dụng. Đường hàng không nội địa được ký hiệu bằng chữ H, J, Q, T, V, Y, Z, W và đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.

3. Đường hàng không quốc tế là một phần của mạng lưới đường hàng không trong khu vực, có ít nhất một điểm nằm ngoài vùng thông báo bay của Việt Nam, nằm trong vùng trời Việt Nam và trong vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý, có kích thước xác định, chiều rộng được xác định theo phương pháp dẫn đường được áp dụng. Đường hàng không quốc tế được ký hiệu bằng chữ A, B, G, L, M, N, P, R và đánh số bằng chữ số Ả Rập.

Điều 4. Thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ, công bố đường hàng không

1. Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập, huỷ bỏ đường hàng không nội địa theo đề nghị của của Bộ Giao thông vận tải.

2. Bộ Giao thông vận tải thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng về việc thiết lập, hủy bỏ đường hàng không quốc tế, phối hợp với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế đề xuất sửa đổi kế hoạch không vận khu vực. Sau khi sửa đổi kế hoạch không vận khu vực, Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Bộ Giao thông vận tải xác định, điều chỉnh thông số chi tiết các đường hàng không đã được thiết lập trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.

4. Cục Hàng không Việt Nam công bố thông số chi tiết của các đường hàng không được thiết lập, điều chỉnh và việc hủy bỏ đường hàng không trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) của Việt Nam.

Điều 5. Nguyên tắc sử dụng đường hàng không

1. Đường hàng không quốc tế được sử dụng cho chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa. Đường hàng không nội địa được sử dụng cho chuyến bay nội địa.

2. Bộ Giao thông vận tải quyết định việc sử dụng đường hàng không nội địa cho các chuyến bay quốc tế khi có nhu cầu, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.

3. Cơ quan cấp phép bay quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 13 của Nghị định này cho phép các chuyến bay quốc tế sử dụng đường hàng không nội địa sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến và Cục Hàng không Việt Nam.



Điều 6. Vùng trời sân bay

1. Vùng trời sân bay là vùng trời trên một hoặc nhiều sân bay, phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên từng sân bay. Vùng trời sân bay có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc điểm của từng sân bay.

2. Vùng trời sân bay được thiết lập trên cơ sở các yếu tố sau đây:

a) Bảo đảm an toàn cho hoạt động bay ở trong và xung quanh khu vực sân bay;

b) Nhu cầu cất cánh, hạ cánh của các loại tàu bay khai thác;

c) Phương pháp, trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát.

3. Giới hạn vùng trời sân bay được xác định tại Quy chế bay trong khu vực sân bay theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.

Điều 7. Thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ, công bố khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay

1. Nhằm mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay.

2. Trong trường hợp quyết định cấm bay hoặc hạn chế bay tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu thông báo ngay cho Quân chủng Phòng không - Không quân, Cục Hàng không Việt Nam và Trung tâm Quản lý luồng không lưu; các quyết định trên có hiệu lực ngay. Trung tâm Quản lý luồng không lưu thông báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp tổ chức triển khai thực hiện; cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đã được thiết lập, hủy bỏ.

Trung tâm Quản lý luồng không lưu được thiết lập để đảm bảo an toàn, điều hòa và hiệu quả luồng không lưu bằng cách sử dụng tối đa năng lực của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phù hợp với lưu lượng bay trong một khu vực cụ thể. Trung tâm Quản lý luồng không lưu được vận hành trên cơ sở năng lực của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu hàng không dân dụng nhằm mục đích điều tiết các hoạt động bay.

3. Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, các cơ quan, đơn vị có liên quan và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đã được thiết lập, điều chỉnh và hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 8. Xác định và công bố khu vực nguy hiểm

1. Cục Tác chiến xác định và thông báo cho Trung tâm Quản lý luồng không lưu về khu vực nguy hiểm tối thiểu hai mươi bốn (24) giờ trước khi có hoạt động có khả năng gây nguy hiểm cho hoạt động bay. Trong trường hợp khẩn cấp xảy ra tác chiến phòng không, các trung tâm quản lý điều hành bay của Quân chủng Phòng không - Không quân phải thông báo ngay cho Trung tâm kiểm soát đường dài có liên quan và Trung tâm Quản lý luồng không lưu. Trung tâm Quản lý luồng không lưu thông báo ngay cho doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không để thông báo đến tổ chức, cá nhân liên quan.

2. Thông báo của Cục Tác chiến, các trung tâm quản lý điều hành bay của Quân chủng Phòng không - Không quân về khu vực nguy hiểm bao gồm các thông tin sau đây:

a) Hoạt động gây nguy hiểm;

b) Vị trí xác định theo hệ toạ độ WGS-84;

c) Giới hạn ngang, giới hạn cao;

d) Thời gian có hiệu lực của khu vực nguy hiểm;

đ) Cảnh báo đối với hoạt động bay;

e) Những thông tin phải bảo đảm bí mật an ninh quốc gia (nếu có);

g) Các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo an toàn hoạt động bay.

3. Trung tâm Quản lý luồng không lưu tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn bay và thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan, đơn vị liên quan; Trung tâm thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực nguy hiểm đã được thiết lập quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 9. Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung

1. Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung được xác định cho từng loại hình khai thác, có giới hạn ngang, giới hạn cao; có quy tắc, đường bay, phương thức bay và các yêu cầu về cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Vùng trời hoạt động hàng không chung bao gồm:

- Khu vực, đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung;

- Đường hàng không và vùng trời sân bay.

2. Đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung là khu vực hoặc một phần của khu vực có giới hạn về độ cao, chiều rộng và được thiết lập dưới dạng hành lang mà tại đó được cung cấp đầy đủ hoặc một phần dịch vụ không lưu.

3. Cục Tác chiến chủ trì trình Tổng tham mưu trưởng quyết định khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung theo đề nghị của Cục Hàng không Việt Nam.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết về trình tự, thủ tục quyết định khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung và cấp phép bay cho chuyến bay ngoài đường hàng không.

5. Cục Hàng không Việt Nam quản lý việc tổ chức khai thác và quản lý, điều hành các hoạt động bay trong khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung do Bộ Tổng tham mưu thiết lập; phê duyệt phương án khai thác, loại hình dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, phương thức bay, đường bay của khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung; chỉ định cơ quan điều hành bay hàng không dân dụng.

6. Mọi hoạt động bay trong khu vực hoạt động hàng không chung chịu sự chỉ huy, điều hành và chủ trì hiệp đồng của cơ quan điều hành bay hàng không dân dụng. Các Trung tâm quản lý điều hành bay khu vực của quân sự có trách nhiệm thông báo, hiệp đồng về các hoạt động bay quân sự và các hoạt động của các tàu bay công vụ khác có ảnh hưởng đến khu vực hoạt động hàng không chung tới cơ quan điều hành bay dân dụng. Các cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành, hoạt động bay có trách nhiệm tổ chức ký văn bản hiệp đồng bảo đảm an toàn bay.

Điều 10. Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay

1. Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá hoặc các đồ vật khác từ tàu bay được thiết lập cho từng sân bay có hoạt động bay dân dụng, có giới hạn ngang, giới hạn cao.

2. Việc thiết lập khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường cho người, tài sản, công trình ở mặt đất.

3. Cục Hàng không Việt Nam công bố khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá hoặc các đồ vật khác từ tàu bay.



Điều 11. Khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu

1. Khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu là khu vực kiểm soát trên không, mặt đất, bao gồm khu vực kiểm soát mặt đất, khu vực kiểm soát tại sân bay, khu vực kiểm soát tiếp cận, khu vực kiểm soát đường dài và khu vực tư vấn không lưu.

2. Khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có giới hạn và được xác định trên cơ sở các yếu tố sau đây:

a) Bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho tàu bay hoạt động;

b) Kiểu loại và mật độ hoạt động bay;

c) Đặc điểm địa hình và điều kiện khí tượng khu vực;

d) Hoạt động của các đơn vị, cơ sở điều hành bay hàng không và quân sự.

3. Căn cứ vào dịch vụ không lưu và loại quy tắc bay, khu vực trách nhiệm kiểm soát trên không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu được phân loại như sau:

a) Vùng trời không lưu loại A là vùng trời chỉ cho phép thực hiện chuyến bay theo quy tắc bay bằng thiết bị (sau đây gọi chung là chuyến bay IFR); các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và phân cách với nhau;

b) Vùng trời không lưu loại B là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay theo quy tắc bay bằng mắt (sau đây gọi chung là chuyến bay VFR); các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và phân cách với nhau;

c) Vùng trời không lưu loại C là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu; chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và chuyến bay VFR; chuyến bay VFR được phân cách với chuyến bay IFR và được thông báo tin tức về chuyến bay VFR khác;

d) Vùng trời không lưu loại D là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu; chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và được thông báo về chuyến bay VFR; chuyến bay VFR nhận được thông báo về các chuyến bay khác;

đ) Vùng trời không lưu loại E là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; chuyến bay IFR được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và phân cách với chuyến bay IFR khác; các chuyến bay được thông báo về hoạt động bay tùy theo điều kiện thực tế cho phép; vùng trời không lưu loại E không được sử dụng như là khu vực trách nhiệm kiểm soát;

e) Vùng trời không lưu loại F là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay IFR được phân cách nếu điều kiện thực tế cho phép và các chuyến bay nhận được dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu;

g) Vùng trời không lưu loại G là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR và được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.

5. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định phạm vi, giới hạn ngang, giới hạn cao và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) các khu vực trách nhiệm và phân loại khu vực trách nhiệm kiểm soát trên không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu sau khi có ý kiến thống nhất của Quân chủng Phòng không - Không quân; phân công khu vực trách nhiệm cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.



Điều 12. Phương thức bay

1. Phương thức bay bao gồm phương thức cất cánh, đến, tiếp cận, bay chờ, bay trên đường bay.

2. Việc xây dựng phương thức bay phải được tiến hành trên cơ sở các yếu tố sau đây:

a) Kết cấu hạ tầng của sân bay, ranh giới khu vực trách nhiệm của cơ sở điều hành bay;

b) Phương pháp, trang thiết bị dẫn đường và giám sát hàng không;

c) Địa hình sân bay, chướng ngại vật khu vực sân bay và trên đường bay;

d) Mật độ hoạt động của tàu bay;

đ) Khu vực cấm bay, khu vực nguy hiểm, khu chờ tác chiến phòng không, khu vực hoạt động của không quân.

3. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định phương thức bay cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay dân dụng và thông báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân; quyết định phương thức bay cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay dùng chung sau khi có ý kiến thống nhất của Quân chủng Phòng không - Không quân.

4. Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định phương thức bay cho hoạt động bay quân sự tại sân bay dùng chung sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Hàng không Việt Nam.



Chương III

CẤP PHÉP BAY

Điều 13. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, huỷ bỏ phép bay

1. Cục Lãnh sự cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam. 

Chuyến bay chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định phục vụ chuyến bay chuyên cơ.

2. Cục Tác chiến cấp phép bay cho các chuyến bay của tàu bay quân sự của Việt Nam, nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam, tàu bay chiến đấu trong đội hình hoặc từng chiếc hạ cất cánh tại sân bay và bay qua Vùng trời Việt Nam; chuyến bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; chuyến bay thực hiện ngoài đường hàng không; ngoài vùng trời sân bay.

3. Cục Hàng không Việt Nam cấp phép bay cho chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam, bao gồm chuyến bay của tàu bay Việt Nam và nước ngoài nhằm mục đích dân dụng không thuộc phạm vi quy định tại điểm a và điểm b khoản này; chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này và chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam và nước ngoài không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trong đó các chuyến bay sau đây chỉ được cấp phép sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến:

a) Chuyến bay hạ cánh, cất cánh tại sân bay quân sự;

b) Chuyến bay vận chuyển quân nhân, vũ khí, dụng cụ chiến tranh;

c) Chuyến bay của tàu bay công vụ nước ngoài;

Chuyến bay đặc biệt trong Nghị định này là các chuyến bay được nêu tại các điểm a, b và c của khoản này và chuyến bay chở vật liệu phóng xạ, tàu bay chiến đấu trong đội hình hoặc từng chiếc hạ cất cánh tại sân bay và bay qua Vùng trời Việt Nam.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định trường hợp đặc biệt cho phép vận chuyển bằng đường hàng không vật liệu phóng xạ vào hoặc qua lãnh thổ Việt Nam.

5. Vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính hoặc trong trường hợp cấp thiết, Cục Hàng không Việt Nam có thể ủy quyền cho Trung tâm Quản lý luồng không lưu cấp, sửa đổi, huỷ bỏ phép bay trong thẩm quyền của mình cho các chuyến bay sau đây:

a) Chuyến bay chuyên chở thợ máy, động cơ, trang bị, thiết bị phục vụ, sửa chữa tàu bay hỏng hóc hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện của tàu bay bị hỏng hóc;

b) Chuyến bay tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, y tế, cứu hộ;

c) Chuyến bay nội địa chuyển sân; chuyến bay kiểm tra kỹ thuật;

d) Chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam;

đ) Sửa đổi các nội dung sau đây của phép bay: đường hàng không, điểm bay ra, bay vào vùng trời Việt Nam; thay đổi tàu bay vì lý do phi thương mại; thay đổi tàu bay vì lý do thương mại đối với chuyến bay nội địa; thay đổi sân bay cất cánh, hạ cánh ngoài lãnh thổ Việt Nam đối với các chuyến bay qua vùng trời Việt Nam.

Trung tâm Quản lý luồng không lưu có trách nhiệm thông báo các nội dung phép bay được cấp, sửa đổi, hủy bỏ đến các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan trước giờ dự kiến thực hiện chuyến bay hoặc giờ vào Vùng thông báo bay Việt Nam đối với các chuyến bay qua vùng trời Việt Nam.

6. Kiểm soát viên không lưu đang trực tiếp điều hành chuyến bay có quyền cấp hiệu lệnh phù hợp cho tàu bay để thực hiện hoạt động bay bảo đảm an toàn bay.

7. Các cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm thông báo công khai đầu mối và địa chỉ cơ quan tiếp nhận đơn đề nghị cấp phép bay.

8. Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải thống nhất quy định về cấp phép bay cho hoạt động hàng không chung.



Điều 14. Đơn đề nghị cấp phép bay

1. Người khai thác tàu bay, người vận chuyển hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là người đề nghị cấp phép bay) gửi đơn đề nghị cấp phép bay đến cơ quan cấp phép bay quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 13 Nghị định này.

2. Đơn đề nghị cấp phép bay trừ các chuyến bay nêu tại khoản 3, khoản 4 Điều này bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

b) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

c) Hành trình bay hoặc khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;

d) Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;

đ) Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);

e) Mục đích của chuyến bay;

g) Số lượng ghế và trọng tải cung ứng.

3. Đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung, người đề nghị cấp phép bay phải nộp đơn đề nghị cấp phép bay với các nội dung như sau:

a) Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

b) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

c) Đường bay, khu vực bay;

đ) Mục đích của chuyến bay;

e) Số lượng ghế và trọng tải cung ứng;

g) Thời gian thực hiện phép bay.

4. Đơn đề nghị cấp phép bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:

a) Sân bay cất cánh, hạ cánh hoặc vị trí của phương tiện bay siêu nhẹ (tọa độ WGS-84);

b) Thời gian hoạt động (giờ, ngày, tháng, năm);

c) Độ cao tối đa, độ cao tối thiểu;

d) Đường bay, hướng bay của phương tiện bay siêu nhẹ;

đ) Đặc điểm nhận dạng;

e) Trang bị, thiết bị thông tin liên lạc;

g) Những điểm lưu ý khác.

5. Người đề nghị cấp phép bay tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, tài liệu của chuyến bay.



Điều 15. Thời hạn nộp đơn đề nghị, thời hạn cấp, sửa đổi phép bay

1. Chậm nhất mười (10) ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với các chuyến bay thường lệ.

2. Chậm nhất bảy (07) ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với các trường hợp sau đây:

a) Chuyến bay thử nghiệm, biểu diễn, thao diễn;

b) Chuyến bay phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh tế quốc dân, hoạt động văn hóa, thể thao;

c) Chuyến bay của tàu bay quân sự nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.

3. Chậm nhất năm (05) ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với với các trường hợp sau đây:

a) Chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước và chuyến bay làm nhiệm vụ hộ tống hoặc tiền trạm cho các chuyến bay chuyên cơ đó; chuyến bay chuyên cơ khác của nước ngoài và các chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó;

b) Chuyến bay quốc tế thuê chuyến, tăng chuyến đến và đi từ Việt Nam;

c) Chuyến bay của tàu bay công vụ nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Chậm nhất ba (03) ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với các trường hợp sau đây:

a) Chuyến bay không thường lệ qua vùng trời Việt Nam hoặc hạ cánh kỹ thuật tại Việt Nam;

b) Chuyến bay được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;

c) Chuyến bay được thực hiện theo hợp đồng thuê, mua, bán tàu bay;

d) Chuyến bay chuyển sân bay quốc tế;

đ) Chuyến bay phục vụ nhu cầu riêng của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

e) Chuyến bay vì mục đích nhân đạo;

g) Chuyến bay hoạt động hàng không chung khác.

5. Chậm nhất hai mươi bốn (24) giờ trước giờ dự kiến thực hiện chuyến bay đối với chuyến bay quy định tại điểm c khoản 5 Điều 14 Nghị định này.

6. Không áp dụng thời hạn đối với các trường hợp sau đây:

a) Chuyến bay trong tình thế cấp thiết;

b) Chuyến bay quy định tại các điểm a, b, d khoản 5 Điều 14 Nghị định này;

c) Sửa đổi phép bay quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 14 Nghị định này.

7. Thời hạn nộp đơn đề nghị cấp, sửa đổi phép bay đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay hộ tống, tiền trạm, thực hiện theo quy định về bảo đảm chuyên cơ.

8. Cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm xem xét, thông báo phép bay cho người nộp đơn đề nghị trong thời hạn sau đây:

a) Bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;

đ) Mười hai (12) giờ, kể từ thời điểm nhận đơn đề nghị đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;

e) Cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm trả lời ngay cho người nộp đơn đề nghị đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.

9. Trong trường hợp đơn đề nghị cấp phép bay được nộp không đúng thời hạn, cơ quan cấp phép bay xem xét các yếu tố như: Lý do gửi đơn chậm, tính chất, sự cần thiết của chuyến bay và các vấn đề liên quan khác để quyết định cấp hoặc từ chối cấp phép bay.

10. Cơ quan cấp phép bay phải đảm bảo các điều kiện, hạn chế khai thác của vùng trời sân bay, đường hàng không, phương thức bay và các điều kiện để bảo đảm an toàn hoạt động bay được quy định tại Quy chế không lưu hàng không dân dụng, Quy chế bay trong khu vực sân bay và các chính sách được công bố trong AIP khi cấp phép bay.

11. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn, đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không đối với hãng hàng không trước khi cấp phép bay cho chuyến bay vận chuyển hàng không đến và đi từ Việt Nam; trong trường hợp cần thiết, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá năng lực giám sát an toàn hàng không, bảo đảm an ninh hàng không của nhà chức trách hàng không đối với hãng hàng không nước ngoài. Người đề nghị cấp phép bay phải nộp kèm theo đơn đề nghị cấp phép bay các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam phục vụ cho việc đánh giá.



Điều 16. Nội dung phép bay

1. Nội dung phép bay bao gồm:

a) Tên, địa chỉ của người được cấp phép bay; tên, địa chỉ của người khai thác tàu bay;

b) Số phép bay được cấp;

c) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký và quốc tịch của tàu bay;

d) Hành trình bay hoặc khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;

đ) Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;

e) Thời gian dự kiến cất, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua các điểm bay ra, bay vào vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);

g) Mục đích của chuyến bay;

h) Giá trị thời gian thực hiện của phép bay;

i) Việc chỉ định cơ quan điều hành bay (nếu cần thiết);

k) Các quy định khác của phép bay.

2. Phép bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau đây:

a) Sân bay cất cánh, hạ cánh hoặc vị trí của phương tiện bay siêu nhẹ (toạ độ WGS-84);

b) Thời gian hoạt động (giờ, ngày, tháng, năm);

c) Độ cao tối đa, độ cao tối thiểu;

d) Đường bay, hướng bay của phương tiện bay siêu nhẹ;

đ) Đặc điểm nhận dạng;

e) Trang thiết bị thông tin liên lạc;

g) Những điểm lưu ý khác.



Điều 17. Hiệu lực của phép bay

1. Thời gian thực hiện của từng chuyến bay được xác định theo nội dung phép bay đã cấp.

2. Phép bay cho chuyến bay cất, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam có giá trị hiệu lực từ mười hai (12) giờ trước giờ dự kiến ghi trong phép bay đến hai mươi bốn (24) giờ sau giờ dự kiến cất, hạ cánh ghi trong phép bay.

3. Phép bay cho chuyến bay qua vùng trời Việt Nam có giá trị thực hiện trong phạm vi thời gian từ ba (03) giờ trước giờ dự kiến ghi trong phép bay đến bảy mươi hai (72) giờ sau giờ dự kiến ghi trong phép bay.

4. Giá trị của phép bay bao gồm cả phép bay cho chuyến bay từ sân bay dự bị đi sân bay đến hoặc sân bay khởi hành.

Điều 18. Sửa đổi, huỷ bỏ phép bay

1. Cơ quan cấp phép bay có thể huỷ bỏ phép bay vì lý do sau đây:

a) An ninh, quốc phòng;

b) An toàn, an ninh của chuyến bay;

c) Trật tự và lợi ích công cộng;

d) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước;

đ) Theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

e) Người đề nghị cấp phép bay cung cấp thông tin không trung thực, thực hiện phép bay không đúng theo nội dung phép bay, không thanh toán đầy đủ các loại giá, phí điều hành bay vào hoặc bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý và các loại phí khác theo qui định hoặc có những hành vi lừa dối khác.

2. Khi muốn thay đổi nội dung phép bay đã được cấp, người đề nghị cấp phép bay nộp đơn đề nghị sửa đổi phép bay đến cơ quan cấp phép bay và chỉ được thực hiện chuyến bay sau khi có được xác nhận của cơ quan cấp phép bay.

3. Người đề nghị cấp phép bay phải thông báo cho cơ quan cấp phép bay trước thời hạn dự kiến thực hiện chuyến bay trong trường hợp huỷ chuyến bay đã được cấp phép.



Điều 19. Gửi phép bay

1. Các cơ quan cấp phép bay có trách nhiệm gửi phép bay đã cấp, sửa đổi hoặc huỷ bỏ cho người đề nghị cấp phép bay.

2. Cục Tác chiến, Cục Lãnh sự có trách nhiệm gửi phép bay đã cấp, sửa đổi hoặc huỷ bỏ cho Trung tâm quản lý điều hành bay quốc gia, Cục Hàng không Việt Nam và Trung tâm quản lý luồng không lưu.

3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm gửi phép bay đã cấp, sửa đổi hoặc huỷ bỏ cho Trung tâm quản lý điều hành bay quốc gia, Trung tâm quản lý luồng không lưu.



Điều 20. Thủ tục nhận thông báo bay đối với chuyến bay qua, bay trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý

1. Người khai thác tàu bay, người vận chuyển hoặc người được ủy quyền đối với chuyến bay qua, bay trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý (sau đây gọi là người gửi thông báo bay), gửi yêu cầu được cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu trong thời hạn sau đây:

a) Hai mươi (20) ngày trước ngày dự kiến thực hiện chuyến bay đối với chuyến bay thường lệ;

b) Một (01) giờ trước giờ dự kiến thực hiện chuyến bay đối với chuyến bay không thường lệ.

2. Thông báo bay bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

b) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

c) Hành trình bay hoặc khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;

d) Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra phần vùng thông báo bay;

đ) Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra phần vùng thông báo bay (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);

e) Mục đích của chuyến bay.

3. Đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung, người khai thác tàu bay phải nộp sơ đồ bay kèm theo thông báo bay.

4. Thông báo bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:

a) Vị trí của phương tiện bay siêu nhẹ toạ độ WGS-84;

b) Thời gian hoạt động (giờ, ngày, tháng, năm);

c) Độ cao tối đa;

d) Đường bay, hướng bay của phương tiện bay siêu nhẹ;

đ) Đặc điểm nhận dạng;

e) Trang bị, thiết bị thông tin liên lạc;

g) Những điểm lưu ý khác.

5. Người gửi thông báo bay tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin, tài liệu của chuyến bay.

6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có trách nhiệm xem xét và thông báo việc chấp thuận cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho người gửi thông báo bay.



Điều 21. Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động bay

1. Trung tâm quản lý luồng không lưu lập kế hoạch hoạt động bay dân dụng theo mùa, theo ngày và gửi cho Trung tâm Quản lý điều hành bay Quốc gia, Cục Hàng không Việt Nam.

2. Trung tâm Quản lý điều hành bay Quốc gia tổng hợp kế hoạch hoạt động bay theo ngày chung trong cả nước và triển khai đến các đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay thuộc Bộ Quốc phòng; thực hiện quản lý, điều hành kế hoạch hoạt động bay chung trong cả nước; gửi kế hoạch hoạt động bay quân sự liên quan đến hoạt động bay dân dụng cho Trung tâm quản lý luồng không lưu.

3. Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch hoạt động bay dân dụng, kế hoạch hoạt động bay quân sự liên quan và gửi cho Cảng vụ hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và người khai thác cảng hàng không, sân bay liên quan.

4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm triển khai kế hoạch hoạt động bay đến các cơ quan, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay liên quan.

Chương IV

PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BAY DÂN DỤNG VÀ QUÂN SỰ

Điều 22. Tổ chức vùng trời, xây dựng phương thức bay phục vụ hoạt động bay quân sự ảnh hưởng đến hoạt động bay dân dụng

Việc tổ chức vùng trời, xây dựng phương thức bay phục vụ cho quản lý và hoạt động quân sự ảnh hưởng đến hoạt động bay dân dụng phải có ý kiến thống nhất của Cục Hàng không Việt Nam trên cơ sở quy định tại Chương II Nghị định này, bảo đảm hiệu quả việc sử dụng vùng trời, an toàn và sử dụng tối ưu dịch vụ, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay. Có tính tới sự phát triển hài hòa kinh tế, an ninh quốc phòng.



Điều 23. Điều hành chuyến bay

1. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu điều hành chuyến bay thực hiện hoạt động hàng không dân dụng, chuyến bay khác do cơ quan cấp phép bay ủy nhiệm bằng văn bản phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của mình. Đơn vị quản lý điều hành bay của Bộ Quốc phòng điều hành chuyến bay thực hiện hoạt động bay quân sự.

2. Khi có hoạt động bay hỗn hợp dân dụng và quân sự trong vùng trời sân bay, việc chỉ huy điều hành được thực hiện từ một đài chỉ huy hỗn hợp.

3. Khi có hoạt động bay hỗn hợp dân dụng và quân sự ngoài khu vực kiểm soát hàng không, việc chỉ huy điều hành được thực hiện từ một cơ sở điều hành bay.

4. Khi huấn luyện bay dân dụng trong vùng trời sân bay, cơ sở huấn luyện phải có người chỉ huy tàu bay huấn luyện.

5. Việc điều hành tàu bay quân sự hoạt động trong đường hàng không, vùng trời sân bay phải trên cơ sở hiệp đồng giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu với đơn vị quản lý điều hành bay quân sự.

6. Việc chủ trì hiệp đồng điều hành hoạt động bay thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Kiểm soát viên không lưu chủ trì hiệp đồng đối với hoạt động bay trong đường hàng không, đường bay phục vụ bay dân dụng, khu vực hoạt động hàng không chung, vùng trời sân bay dân dụng;

b) Thực hiện theo Quy chế bay trong khu vực sân bay dùng chung đối với hoạt động bay trong vùng trời sân bay dùng chung;

c) Chỉ huy bay quân sự chủ trì hiệp đồng đối với hoạt động bay ngoài khu vực quy định tại điểm a khoản này.

7. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có trách nhiệm thu thập, tổng hợp các thông tin liên quan đến các hoạt động bay mà mình cung cấp dịch vụ trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý và thông báo cho Cơ quan quản lý điều hành bay quốc gia của Bộ Quốc phòng.

Điều 24. Phân cách bay giữa tàu bay quân sự và tàu bay dân dụng

Phân cách bay giữa tàu bay quân sự và tàu bay dân dụng thực hiện theo Quy chế không lưu hàng không dân dụng hoặc Quy tắc bay của Bộ Quốc phòng, chọn tiêu chuẩn nào an toàn hơn.



Điều 25. Phối hợp sử dụng vùng trời và quản lý điều hành bay

1. Việc phối hợp sử dụng vùng trời và quản lý điều hành bay thực hiện trên cơ sở sử dụng vùng trời linh hoạt giữa các hoạt động bay hàng không dân dụng và hoạt động bay quân sự.

2. Sử dụng vùng trời linh hoạt là quá trình phối hợp giữa các cơ quan quản lý, điều hành bay dân dụng và quân sự, gồm các giai đoạn: quản lý vùng trời cấp chiến lược, quản lý vùng trời trước khi sử dụng và sử dụng vùng trời để tăng cường đảm bảo an toàn hoạt động bay, khả năng thông qua của vùng trời và hiệu quả khai thác bay.

3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc phối hợp giữa Quân sự và Hàng không dân dụng trong việc sử dụng vùng trời và quản lý, bảo đảm hoạt động bay, bao gồm cả việc bay chặn tàu bay dân dụng.



Điều 26. Sử dụng dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ khí tượng; dịch vụ thông báo tin tức hàng không; dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không

1. Việc cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ khí tượng; dịch vụ thông báo tin tức hàng không; dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn cho hoạt động bay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng.

2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Quốc phòng về tần số thuộc nghiệp vụ hàng không dân dụng.

Điều 27. Chế độ hoạt động và phương thức khai thác hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không


  1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và truyền thông xác định tần số không lưu chung cho các hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không và phân công trách nhiệm cho cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay đảm bảo hoạt động và duy trì tần số không lưu.

  2. Cục Hàng không Việt Nam quyết định chế độ hoạt động, phương thức khai thác cụ thể và tổ chức hoạt động đối với các hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không.

3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn phương thức đặt độ cao cho các hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không.

Điều 28. Tổ chức bảo đảm hoạt động bay

1. Hệ thống đảm bảo hoạt động bay được tổ chức thống nhất trong toàn quốc, theo hệ thống Hàng không và Quân sự. Mọi tàu bay hoạt động theo kế hoạch trong vùng trời Việt Nam đều được cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay bao gồm:

a) Dịch vụ không lưu;

b) Dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát;

c) Dịch vụ khí tượng;

d) Dịch vụ thông báo tin tức hàng không;

đ) Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.

2. Các cơ sở Bảo đảm hoạt động bay hàng không dân dụng được tổ chức thành hệ thống để cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho các tàu bay dân dụng hoạt động trong vùng trời được quy định tại Nghị định này.

a) Hệ thống cung cấp Dịch vụ không lưu bao gồm các cơ sở bảo đảm hoạt động bay: Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC); Tiếp cận (APP); Đài chỉ huy tại sân (TWR); Thủ tục bay;

Tại các sân bay có mật độ hoạt động bay 30 chuyến bay/ngày trở nên phải thiết lập Cơ sở kiểm soát tiếp cận. Đài chỉ huy tại sân (TWR) tách ra Đài kiểm soát mặt đất. Sân bay có mật độ bay dưới 5 chuyến/ngày thiết lập cơ sở thông báo bay tại sân (AFIS) thay cho Đài kiểm soát tại sân.

b) Hệ thống cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát;

c) Hệ thống cung cấp dịch vụ khí tượng;

d) Hệ thống cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không;

đ) Hệ thống cung cấp dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không.

3. Trung tâm Quản lý luồng không lưu:

a) Quản lý luồng không lưu là một loại dịch vụ không lưu được cung cấp nhằm mục đích đảm bảo luồng không lưu được an toàn, điều hòa và nhanh chóng bằng cách sử dụng tối đa năng lực của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phù hợp với lưu lượng bay trong một khu vực cụ thể và năng lực đã được công bố của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;

b) Trung tâm Quản lý luồng không lưu được vận hành trên cơ sở năng lực của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu hàng không dân dụng.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc cung cấp các dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay và quản lý luồng không lưu.

5. Hệ thống điều hành bay Quân sự (do Quân sự dự thảo).

Chương V

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BAY TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 29. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay

1. Các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay bắt buộc phải cung cấp tại cảng hàng không, sân bay có hoạt động bay dân dụng bao gồm: dịch vụ điều hành bay hoặc dịch vụ thông báo bay tại sân bay, dịch vụ thủ tục bay, các dịch vụ thông báo tin tức hàng không, khí tượng hàng không, thông tin, dẫn đường hàng không và khẩn nguy - cứu nạn hàng không.

2. Nội dung quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay được quy định cụ thể tại Quy chế bay trong khu vực sân bay.

Điều 30. Quy chế bay trong khu vực sân bay

1. Quy chế bay trong khu vực sân bay bao gồm các nội dung sau đây:

a) Nguyên tắc chung;

b) Thuyết minh sân bay;

c) Khu vực sân bay;

d) Bảo đảm phương tiện thông tin, kỹ thuật vô tuyến và chiếu sáng;

đ) Bảo đảm khí tượng và thông báo hoạt động của chim;

e) Điều hành bay;

g) Thực hành bay;

h) Quy tắc phục hồi định hướng trong khu vực sân bay;

i) Công tác tìm kiếm, cứu nạn và khẩn nguy sân bay;

k) Các phụ lục liên quan.

2. Thẩm quyền ban hành Quy chế bay trong khu vực sân bay:

a) Quy chế bay trong khu vực sân bay dân dụng của cảng hàng không nội địa do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành và thông báo cho Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không - Không quân;

b) Quy chế bay trong khu vực sân bay dân dụng của cảng hàng không quốc tế do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không - Không quân;

c) Quy chế bay trong khu vực sân bay dùng chung của cảng hàng không nội địa do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân;

d) Quy chế bay trong khu vực sân bay dùng chung của cảng hàng không quốc tế do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Cục trưởng Cục Tác chiến, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân;

đ) Quy chế bay trong khu vực sân bay quân sự có hoạt động bay hàng không dân dụng do Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Hàng không Việt Nam.



Điều 31. Sử dụng sân bay dự bị

1. Sân bay dự bị là sân bay mà một tàu bay có thể đến, hạ cánh khi không thể hoặc không nên đến, hạ cánh tại sân bay dự định hạ cánh, bao gồm:

a) Sân bay dự bị cất cánh là sân bay mà tại đó tàu bay có thể hạ cánh khi cần thiết ngay sau khi cất cánh và không thể sử dụng sân bay cất cánh;

b) Sân bay dự bị trên đường bay là sân bay mà tại đó tàu bay có thể hạ cánh sau khi gặp tình huống khẩn nguy hoặc bất thường trong quá trình bay đường dài;

c) Sân bay dự bị hạ cánh là sân bay mà tàu bay có thể đến khi không thể hoặc không nên hạ cánh tại sân bay dự định hạ cánh.

2. Sân bay dự bị phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu về đường cất hạ cánh, đường lăn, vị trí đỗ, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và các dịch vụ cần thiết khác.

3. Trên cơ sở năng lực của cảng hàng không, sân bay, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định danh mục sân bay dự bị phục vụ cho hoạt động bay dân dụng sau khi có ý kiến thống nhất với Cục Tác chiến.

4. Cục Hàng không Việt Nam công bố sân bay dự bị và các điều kiện cho các chuyến bay quốc tế trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP); sân bay dự bị cho các chuyến bay nội địa trong Quy chế bay trong khu vực sân bay.



Điều 32. Chương trình an toàn đường cất hạ cánh

1. Chương trình an toàn đường cất hạ cánh là các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc khai thác, sử dụng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đậu để giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các trường hợp xâm nhập đường cất hạ cánh, chệch ra khỏi đường cất hạ cánh, sử dụng nhầm đường cất hạ cánh và các sự cố khác trên bề mặt khu hoạt động bay.

2. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì lập kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu sự cố, tai nạn; đảm bảo an toàn và hiệu quả khai thác đường cất hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.

3. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại cảng hàng không, sân bay xây dựng và vận hành Chương trình an toàn đường cất hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay.



Điều 33. Khai thác hoạt động bay tại các cảng hàng không, sân bay

1. Người lái tàu bay có trách nhiệm tuân thủ các quy định về khai thác hoạt động bay trong quá trình cất cánh, hạ cánh và lăn trên khu bay.

2. Cục Hàng không Việt Nam xây dựng và quản lý việc thực hiện quy trình vận hành, khai thác hoạt động bay dân dụng trong khu vực sân đỗ, đường lăn, đường cất hạ cánh và vùng trời khu vực sân bay.

3. Tàu bay Việt Nam, tàu bay nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế chỉ được phép cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không quốc tế; trường hợp tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay nội địa hoặc chuyến bay quốc tế thực hiện vận chuyển nội địa bằng tàu bay Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận sau khi thống nhất với Cục Tác chiến. Chuyến bay quốc tế quy định tại Nghị định này là chuyến bay được thực hiện trên lãnh thổ của hơn một quốc gia.



Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc tổ chức và quản lý bảo đảm hoạt động bay; tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục cấp giấy phép khai thác cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay và nhân viên hàng không về:

a) Không lưu hàng không dân dụng;

b) Thông báo tin tức hàng không;

c) Thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng;

d) Khí tượng hàng không dân dụng;

đ) Tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng;

e) Quản lý luồng không lưu;

g) Thông báo bay tại sân bay;

h) Chương trình an toàn đường cất hạ cánh;

i) Phương thức bay hàng không dân dụng;

k) Bản đồ, sơ đồ hàng không;

l) Dẫn đường lựa chọn theo tính năng;

m) Đơn vị đo lường sử dụng trong bảo đảm hoạt động bay;

n) Phương thức liên lạc không - địa;

o) Yêu cầu đối với hiệu suất về thông tin, dẫn đường giám sát và an ninh, an toàn của hệ thống quản lý không lưu;

p) Phối hợp hiệp đồng cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

q) Kiểm tra, hiệu chuẩn trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát và phương thức bay hàng không dân dụng;

r) Cấp phép bay;

s) Hoạt động bay trong khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung.

2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn, ban hành chỉ thị, huấn lệnh chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quản lý hoạt động bay sau đây:

a) Phương thức không lưu hàng không dân dụng;

b) Tổ chức và phương thức khai thác các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

c) Khai thác đường cất cánh, hạ cánh phụ thuộc hoặc độc lập;

d) Quản lý luồng không lưu;

đ) Trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát;

e) Hệ thống quản lý chất lượng, trang thiết bị và phương thức thực hiện khí tượng hàng không;

g) Công tác thông báo tin tức hàng không, thông tin điện tử về địa hình, chướng ngại vật và bản đồ sân bay;

h) Lập kế hoạch và lựa chọn sân bay dự bị bay đối với hoạt động bay hàng không dân dụng;

i) Hệ thống quản lý an toàn.



Điều 35: Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

  1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về các nội dung sau:

  1. Bảo vệ và quản lý vùng trời;

  2. Dự báo, thông báo bay và kế hoạch hoạt động bay;

  3. Giám sát hoạt động bay dân dụng;

  4. Hoạt động bay trong khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay.

  1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy đinh về các nội dung sau:

  1. Phối hợp sử dụng các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay;

  2. Cưỡng chế tàu bay vi phạm;

  3. Điều hành bay hàng không dân dụng và quân sự;

  4. Bay chặn tàu bay dân dụng;

đ) Quản lý các hoạt động bay đặc biệt;

e) Cung cấp tin tức hoạt động bay.



Điều 36. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2015.

  2. Nghị định này bãi bỏ Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay.

Điều 37. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN,



- Lưu: Văn thư.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG


Nguyễn Tấn Dũng




Каталог: DuThao
DuThao -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> Luật giao thông đường thủy nội địa sau 8 năm thực hiện
DuThao -> BỘ CÔng an bộ TÀi chính
DuThao -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
DuThao -> VIỆn khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
DuThao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo
DuThao -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
DuThao -> Tcvn …: 2013 Mục lục

tải về 164.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương