BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo



tải về 37.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích37.91 Kb.
#3270

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





Dự thảo

Kèm theo văn bản số: 8008/BNN-TCLN ngày 06/10/2014 của Bộ NN&PTNT



Số: /TTr- BNN-TCLN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày tháng năm 2014




TỜ TRÌNH

Về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính

về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản


Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ


I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 157/2013/NĐ-CP

1. Ngày 24/09/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ ký hợp đồng, kê khai, chi trả đúng hạn khoản tiền tương ứng với dịch vụ đã sử dụng tối thiểu theo đơn giá chi trả do Nhà nước quy định. Bên cung ứng có nghĩa vụ bảo đảm diện tích, chất lượng khu rừng cung ứng dịch vụ, sử dụng tiền được chi trả theo đúng quy định.

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, bước đầu, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong việc huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người dân. Phần lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, nhưng cũng còn nhiều tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm túc các quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP như: trì hoãn không ký kết hợp đồng; không kê khai, kê khai không đầy đủ; không nộp hoặc nộp không đầy đủ, đúng hạn (theo Báo cáo số 4148/BC-BNN-TCLN ngày 19/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tiền nợ đọng tính đến cuối năm 2013 là 296,6 tỷ đồng). Bên cạnh đó, một số chủ rừng khu rừng cung ứng dịch vụ chưa thực hiện tốt nghĩa vụ theo quy định, còn để rừng bị xâm canh, chặt phá trái phép, không chi trả đầy đủ, kịp thời tiền cho người nhận khoán bảo vệ rừng. Các hành vi vi phạm nêu trên đã gây khó khăn cho việc thu, chi và giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng đến các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng tại các địa phương, phần nào làm giảm hiệu quả của chính sách. Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Nghị định số 157/2013/NĐ-CP) đã quy định cơ bản đầy đủ các hành vi vi phạm và chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhưng chưa có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng. Do đó, đến nay chưa có chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm nêu trên.

Ngày 18 tháng 12 năm 2013, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 10659/VPCP-KTN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, giao “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị không nộp hoặc chậm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định hiện hành”.

2. Điều 190 của Bộ Luật hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”. Cho đến thời điểm trước khi Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí phân loại và Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Nghị định số 160/2013/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành, các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP và các Nghị định liên quan trước đó, do Chính phủ chưa quy định danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Sau khi Nghị định số 160/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì các hành vi vi phạm mà tang vật là các loài thuộc danh mục ban hành theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP không được xử lý hành chính, mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Danh mục quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP có nhiều loài trùng với các loài thuộc nhóm IB, IIB quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, vẫn còn những loài khác thuộc nhóm IB, IIB quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP không thuộc Danh mục của Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, dẫn đến một số tồn tại, bất cập trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm như:

- Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, IIB trùng với danh mục thuộc Nghị định số 160/2013/NĐ-CP là trái với Điều 190 của Bộ luật hình sự (2009);

- Một số hành vi vi phạm hành chính đối với động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, IIB không trùng với danh mục thuộc Nghị định số 160/NĐ-CP nếu giá trị tang vật vượt quá 100 triệu đồng không có chế tài xử lý.

Để khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP để bảo đảm tính khả thi, thống nhất của hệ thống pháp luật; có tác dụng phòng ngừa, răn đe, xử lý, buộc các tổ chức, cá nhân sử dụng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng, có hoạt động liên quan đến quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định.

II. QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO

1. Góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân, bảo đảm việc chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước về chi trả dịch vụ môi trường rừng.

2. Bảo đảm phù hợp với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định của pháp luật hiện hành.

3. Phải bảo đảm khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.



III. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO

Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014, ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại văn bản số 4057/VPCP-KTN ngày 05/6/2014 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 157/2013/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản: Quyết định số 546/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/3/2014 về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 114/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ thực vật và Nghị định số 157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng; Quyết định số 249/QĐ-BNN-BVTV ngày 21/02/2014 phê duyệt Kế hoạch xây dựng nghị định; Quyết định số 3348/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/7/2014 về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.

Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã tổ chức soạn thảo Nghị định theo đúng quy định của pháp luật; khảo sát thực tế tại một số địa phương; tổ chức hội thảo, lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các địa phương, các bộ, ngành, tổ chức có liên quan; đăng tải trên mạng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy ý kiến rộng rãi. Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến tham gia, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, hoàn thiện bản dự thảo Nghị định.

IV. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

1. Kết cấu dự thảo Nghị định

Dự thảo Nghị định gồm 03 điều:

a) Điều 1 (gồm 05 khoản):

- Khoản 1: sửa đổi, bổ sung Điều 1 về phạm vi điều chỉnh;

- Khoản 2: sửa đổi tiêu đề Khoản 2 và điểm a Khoản 2 Điều 7;

- Khoản 3: bổ sung Điểm d Khoản 10 Điều 22

- Khoản 4: bổ sung Điểm d Khoản 10 Điều 23;

- Khoản 5: bổ sung Điều 9a.

b) Điều 2: quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện.

c) Điều 3: quy định hiệu lực thi hành của Nghị định.



2. Các nội dung quy định sửa đổi, bổ sung so với Nghị định số 157

2.1. Nội dung sửa đổi, bổ sung từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều 1

Xuất phát từ một số tồn tại, bất cập như đã phân tích tại khoản 2 Mục I nêu trên, Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan của Nghị định 157/2013/NĐ-CP như sau:

a) Khoản 1: Sửa đổi Điều 1 của Nghị định 157

Ban soạn thảo đề xuất bổ sung vào cuối Điều 1 quy định “Nghị định này không điều chỉnh đối với động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ”, nhằm loại trừ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm mà tang vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như dự thảo Nghị định kèm theo.

b) Khoản 2: Sửa đổi tiêu đề Khoản 2 và Điểm a Khoản 2 Điều 7

Khoản 2 và Điểm a Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định những trường hợp phải xem xét, xử lý về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm, giúp cho các cơ quan có thẩm quyền thuận lợi trong quá trình xử lý các vi phạm.

Căn cứ nội dung sửa đổi, bổ sung tại điểm a nêu trên (sửa đổi, bổ sung Điều 1 về phạm vi điều chỉnh), tiêu đề Khoản 2 và Điểm a Khoản 2 Điều 7 cũng phải sửa đổi để phù hợp với với phạm vi điều chỉnh đã được quy định bổ sung.

Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi như dự thảo Nghị định.

c) Khoản 3 và Khoản 4: Bổ sung Điểm d Khoản 10 Điều 22 và Điểm d Khoản 10 Điều 23

Như đã đề cập ở trên, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm mà tang vật là động vật rừng nhóm IB có giá trị đến 100 triệu đồng, mức phạt đến 400 triệu đồng (tại Điểm c Khoản 9 Điều 22 và Điểm c Khoản 9 Điều 23). Khi tang vật vi phạm hành chính là động vật rừng nhóm IB (không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ) có giá trị trên 100 triệu đồng thì không có chế tài để xử lý.

Ban soạn thảo nhận thấy, để nâng cao nhận thức, tăng cường quản lý, bảo vệ đối với động vật rừng nhóm IB thì cần phải quy định bổ sung Điểm d Khoản 10 của Điều 22 và Điểm d Khoản 10 Điều 23, xử phạt đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm mà tang vật là động vật rừng nhóm IB (không thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ) có giá trị trên 100 triệu đồng như Dự thảo.

2.2. Nội dung bổ sung Điều 9a

Điều 9a được xây dựng trên quan điểm chỉ đạo sau:

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP là một chính sách mới, cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự giác chấp hành; thời gian triển khai thực hiện chưa lâu, nhận thức về chính sách và quá trình thực hiện cũng còn những khó khăn, vướng mắc; nên việc quy định chế tài xử lý trước hết nhằm mục đích răn đe, giáo dục, nhưng phải bảo đảm khả thi;

- Chỉ xử phạt đối với những hành vi cố ý không ký hợp đồng, không kê khai số tiền phải chi trả, không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định; bảo đảm hành vi vi phạm phải được khắc phục;

- Hình thức và mức xử phạt theo đúng quy định, phù hợp với Nghị định đã ban hành, gắn với trách nhiệm (số tiền) phải chi trả nhưng đã cố ý vi phạm…

Ban soạn thảo đề xuất quy định bổ sung “Điều 9a. Vi phạm quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”, gồm 04 khoản:

- Khoản 1: quy định xử phạt đối với người sử dụng dịch vụ môi trường rừng khi có hành vi không ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Khoản 2: quy định xử phạt đối với người sử dụng dịch vụ môi trường rừng khi có hành vi không kê khai số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (chi trả gián tiếp);

- Khoản 3: quy định xử phạt đối với người sử dụng dịch vụ môi trường rừng khi có hành vi không chi trả hoặc không chi trả đầy đủ, đúng hạn số tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

- Khoản 4: quy định xử phạt đối với chủ rừng khi cố ý giữ lại không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng hoặc cam kết ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng.

Dự thảo không quy định xử lý đối với trường hợp chủ rừng không bảo đảm diện tích, chất lượng khu rừng cung ứng dịch vụ, do đã có các chế tài xử phạt liên quan quy định tại Điều 12, Điều 16 và Điều 20 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.

V. TIẾP THU, GIẢI TRÌNH Ý KIẾN THẨM ĐỊNH VÀ Ý KIẾN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG, BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN

(Phần này sẽ được bổ sung sau khi có ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định./.




Nơi nhận:

- Như trên;

- Văn phòng Chính phủ (b/c)

- Bộ Tư pháp (b/c);



- Lưu: VT, TCLN.

BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát

Каталог: Lists -> appsp01 lawdocumentlist -> Attachments
Attachments -> VÀ phát triển nông thôn số
Attachments -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
Attachments -> CHÍnh phủ DỰ thảo họp ngàY 10 2015
Attachments -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông
Attachments -> BỘ NÔng nghiệP
Attachments -> Danh mụC ĐỐi tưỢng kiểm dịch thực vật của nưỚc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TÓm tắt báo cáO ĐÁnh giá RỦi ro ngô chịu hạN ĐỐi với sức khoẻ con ngưỜi và VẬt nuôi sự kiện mon 87460
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> VÀ phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 37.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương