Ch­ng IV: h¹ch to¸n tµi sn cè ®Þnh



tải về 0.74 Mb.
trang1/35
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.74 Mb.
#52844
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35
GIao trinh KTDN A3 - 2021 1636101266


BỘ CÔNG THƯ­ƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
*******


GI¸O TR×NH
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP A3


Dùng cho sinh viên Đại học chính quy
Ngành: Kế toán
(Tài liệu lưu hành nội bộ)


NĂM 2021
LỜI NÓI ĐẦU

Hệ thống kế toán Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Với tư cách là công cụ quản lý, kế toán gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, tổ chức thông tin hữu ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước, mà còn rất cần thiết và quan trọng đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế.


Nội dung “Kế toán doanh nghiệp” được kết cấu làm 9 chương và được chia làm 4 học phần là: kế toán doanh nghiệp A1 (gồm 2 chương); kế toán doanh nghiệp A2 (gồm 2 chương), kế toán doanh nghiệp A3 (gồm 2 chương) và kế toán doanh nghiệp A4 (gồm 3 chương) đã bao quát được toàn bộ nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp: từ những khái niệm, đối tượng, phương pháp hạch toán kế toán đến những vấn đề cụ thể vận dụng vào thực tiễn công tác kế toán của doanh nghiệp như kế toán vật liệu, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương,… đến hệ thống báo cáo kế toán.
Giáo trình được biên soạn trong điều kiện hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán và các chế độ về quy định kế toán, kiểm toán còn phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện nên chắc chắn trong quá trình biên soạn nội dung giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý độc giả để giáo trình được sửa chữa bổ sung hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

CHƯƠNG 1
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.1. Những vấn đề chung về kế toán lao động và tiền lương trong các doanh nghiệp


1.1.1. Khái niệm và bản chất tiền lương
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động). Lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để bảo đảm tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động.
Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Về bản chất tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.
Ngoài tiền lương (tiền công) công chức, viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và kinh phí công đoàn (KPCĐ).
Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất vv...
Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang... cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.
Quỹ BHTN được sử dụng thanh toán các khoản trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động.
Kinh phí công đoàn phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Tổ chức công tác hạch toán lao động, giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp. Muốn tổ chức tốt công tác hạch toán lao động, các doanh nghiệp phải biết bố trí hợp lý sức lao động, tạo các điều kiện để cải tiến lề lối làm việc, bảo đảm an toàn lao động, xây dựng các định mức lao động và đơn giá trả công đúng đắn. Các điều kiện đó thực hiện được sẽ làm cho năng suất lao động tăng, thu nhập của doanh nghiệp được nâng cao và từ đó phần thu nhập của công nhân viên cũng được nâng cao.
1.1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng và chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động.
2. Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các trích Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Kinh phí công đoàn (KPCĐ) cho các đối tượng sử dụng có liên quan.
3. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chỉ tiêu quỹ tiền lương; cung cấp thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan.
1.2. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.1. Các hình thức tiền lương
Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội.
Hiện nay việc trả lương cho người lao động được tiến hành theo các hình thức sau:

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương