Ch­ng IV: h¹ch to¸n tµi sn cè ®Þnh



tải về 0.74 Mb.
trang3/35
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.74 Mb.
#52844
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35
GIao trinh KTDN A3 - 2021 1636101266

Quỹ BHXH: được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,... Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý.
Quỹ BHYT: được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang,... cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.
Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng.
Quỹ BHTN: được sử dụng thanh toán các khoản trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động.
Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng.
Kinh phí công đoàn: Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
1.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.3.1. Chứng từ hạch toán lao động và chứng từ tính lương, các khoản trợ cấp BHXH
1.3.1.1. Chứng từ hạch toán lao động
Để quản lý lao động về mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương (lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) để nắm tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là bảng chấm công, "Bảng chấm công" được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động.
Các chứng từ ban đầu gồm:
Mẫu số: 01a - LĐTL - Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban trực tiếp lập, nhằm cung cấp số ngày công của từng người lao động theo tháng hoặc theo tuần (tuỳ theo cách chấm công và trả lương ở doanh nghiệp)
Mẫu số: 01b - LĐTL - Bảng chấm công làm thêm giờ: Chứng từ này dùng để theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị.
Hàng ngày tổ trưởng (phòng ban, tổ nhóm...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế theo yêu cầu công việc của bộ phận mình để chấm giờ làm thêm cho từng người trong ngày. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng.
Mẫu số 04 - LĐTL - Giấy đi đường: là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
Mẫu số: C65 - HD - Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội: Chứng từ này do các cơ sở y tế được lập riêng cho từng cá nhân người lao động, nhằm cung cấp số ngày người lao động được nghỉ và hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Mẫu số: 05 - LĐTL - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
Mục đích lập chứng từ này nhằm xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động; phiếu này do người giao việc lập, phòng lao động tiền lương thu nhận và ký duyệt trước khi chuyển đến kế toán làm chứng từ hợp pháp để trả lương.
Mẫu số: 08 - LĐTL - Hợp đồng giao khoán: Phiếu này là bản cam kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền hạn mỗi bên khi thực hiện công việc đó; đồng thời, là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán.
Trên cơ sở các chứng từ ban đầu, bộ phận lao động tiền lương thu thập, kiểm tra, đối chiếu với chế độ của nhà nước, doanh nghiệp và thoả thuận theo hợp đồng lao động; sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập các bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội.
1.3.1.2. Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp BHXH
Việc tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, kế toán phải tính riêng cho từng người lao động, tổng hợp lương theo từng tổ sản xuất, từng phòng ban quản lý.
Trường hợp trả lương khoán cho tập thể người lao động, kế toán phải tính lương, trả lương cho từng việc khoán và hướng dẫn chia lương cho từng thanh viên trong nhóm (tập thể) đó theo các phương pháp chia lương nhất định, nhưng phải đảm bảo công bằng, hợp lý.
Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và bảo hiểm xã hội được duyệt, kế toán lập các bảng thanh toán sau:
Mẫu số: 02 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương.
Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng ban quản lý mở một bảng thanh toán lương, trong đó kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị.
Mẫu số: 66a - HD - Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Bảng này được mở để theo dõi cho cả doanh nghiệp và các chỉ tiêu: Họ tên và nội dung từng khoản bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng trong tháng.
Mẫu số: 03 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng.
Bảng này được lập cho từng tổ sản xuất, từng phòng, ban, bộ phận kinh doanh… các bảng thanh toán này là căn cứ để trả lương và khấu trừ các khoản khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khoản bồi thường vật chất… đối với người lao động.
1.3.2. Kế toán tiền lương
Tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng, hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp và tính trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN Kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành đang áp dụng.
Tổng hợp phân bổ tiền lương, tính trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được thực hiện trên bảng "Phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội".
Trên bảng phân bổ này, ngoài tiền lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ còn phản ánh việc trích trước các khoản chi phí phải trả, cụ thể kỳ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất...
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được lập hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiền lương trong tháng. Kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp tiền lương tiền công phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo trực tiếp sản xuất từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng, quản lý và phục vụ sản xuất ở từng phân xưởng và theo quản lý chung của toàn doanh nghiệp. Trong đó phân biệt tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản khác để ghi vào các cột thuộc phần ghi có TK 334 "Phải trả công nhân viên" ở các dòng phù hợp.
Căn cứ vào tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp và tiền lương thực tế phải trả và căn cứ vào tỷ lệ trích quy định về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ để tính trích và ghi vào các cột phần ghi có TK 338 "Phải trả phải nộp khác" thuộc 3382, 3383, 3384, 3386 ở các dòng phù hợp.
Căn cứ vào các tài liệu liên quan và căn cứ vào việc tính trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất để ghi vào cột có TK 335 "Chi phí phải trả".
Tính và thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản khác với người lao động, tình hình trích lập và sử dụng các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, KPCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản 334, TK 338 và TK 335 là chủ yếu.

1.3.2.1. Tài khoản sử dụng


Kết cấu và nội dung phản ảnh của tài khoản 334 – Phải trả người lao động
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương