Đọc thêm (Khuyến khích học sinh tự học) Bài ca phong cảnh Hương Sơn



tải về 16.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2022
Kích16.34 Kb.
#52949
BAI CA PHONG CANH HUONG SON
BAI CA NGAN DI TREN BAI CAT, BAI CA PHONG CANH HUONG SON, BÀI TUẦN 7 (1), CÁC CÁCH MỞ BÀI

Đọc thêm (Khuyến khích học sinh tự học)

Bài ca phong cảnh Hương Sơn
(Hương Sơn phong cảnh ca)
Chu Mạnh Trinh
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả.
- Chu Mạnh Trinh (1862- 1905 )
- Quê quán: làng Phú Thị- Đông Yên phủ Khoái Châu nay thuộc huyện Văn Giang Hưng Yên.
- Không chỉ giỏi về thơ mà còn là một nhà kiến trúc nổi tiếng.
2. Bài thơ.
- Đây là một trong ba bài thơ ông viết về Hương Sơn vào dịp ông đứng trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng nơi đây.
- Bài thơ làm theo thể hát nói, có biến thể.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
2. Định hướng nội dung và nghệ thuật.
a. Cái thú ban đầu đến với Hương Sơn.
- Câu hỏi tu từ: Vừa giới thiệu, vừa khẳng định.
- Phép lặp: Giới thiệu khái quát cảnh chùa Hương.
+ Thế giới cảnh bụt - cảnh tôn giáo.
+ Danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam.
- Cảnh vật cụ thể của Hương Sơn:
+ Phép nhân hoá: Chim thỏ thẻ; cá lững lờ.
+ Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ đối: Tạo sắc thái huyền diệu.
 Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo. phảng phất sự biến hóa thần tiên.
+ Điệp từ này; cách ngắt nhịp 4/3, nghệ thuật so sánh, dùng từ láy, từ tượng hình gợi cảm.
Sự hăm hở, niềm yêu thích và khả năng tạo hình sinh động, biến hoá của tác giả. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả.
b. Nỗi lòng của du khách.
- Xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật.
- Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say.
c. Nghệ thuật:
Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.
3. Ý nghĩa văn bản:
Tình yêu quê hương, đất nước hoà quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài thơ “bài ca phong cảnh Hương Sơn” là một bức tranh thiên nhiên đẹp mang vẻ thần tiên thoát tục độc đáo nhưng cũng rất thơ mộng. Qua đó tác giả thể hiên tình yêu quê hương và tình yêu thiên nhiên của mình.
2. Nghệ thuật
Giọng điệu thơ thay đổi linh hoạt giàu tiếng nhạc, bút pháp tả cảnh tinh tế, tài hoa.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI TẬP:
Câu hỏi 1: Con người Chu Mạnh Trinh có đặc điểm gì nổi bật?
a. Là nột ông quan thanh liêm và rất yêu thương dân chúng..
b. Là người tài hoa, sành nghệ thuật, đặc biệt là kiến trúc.
c. Là người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu..
d. Không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy
Câu hỏi 2: Cảnh Hương Sơn không được giới thiệu từ góc độ nào?
a. Từ ao ước chủ quan của tác giả. .
b. Từ hình ảnh thực đang bày ra trước mắt tác giả.
c. Từ ý kiến đánh giá xếp hạng cảu người xưa.
d. Từ tình cảm, cảm xúc của người dân địa phương.
Câu hỏi 3: Cụm từ “cảnh Bụt” cho thấy cảnh Hương Sơn có đặc điểm gì?
a. Đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh.
b. Vẻ đẹp thoát tục, thanh cao, pha màu tôn giáo thiêng liêng.
c. Mọi vật đều yên tĩnh, trầm lắng, u buồn.
d. Cảnh ẩn chứa nhiều điều huyền bí, linh thiêng.
Câu hỏi 4: Câu: “Kìa non non, nước nước, mây mây”cho thấy cái địa thế riêng của cảnh Hương Sơn như thế nào?
a. Là một thắng cảnh tự nhiên, không có dấu vết nhân tạo.
b. Là nơi có cả cảnh núi non và biển cả bao la.
c. Là nơi có không gian vô cùng rộng lớn.
d. Là một quần thể không gian nhiều tầng.
tải về 16.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương