Bài ca ngắN Đi trên bãi cáT (sa hành đOẢn ca)



tải về 312.52 Kb.
Chế độ xem pdf
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2022
Kích312.52 Kb.
#52948
BAI CA NGAN DI TREN BAI CAT
BAI CA PHONG CANH HUONG SON, BAI CA PHONG CANH HUONG SON, BÀI TUẦN 7 (1), CÁC CÁCH MỞ BÀI


BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT 
(SA HÀNH ĐOẢN CA) 
Cao Bá Quát
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả: Cao Bá Quát (1809? - 1855)
- Tự Chu Thân, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh 
Bắc Ninh.
- Ông là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đời tôn là “Thánh Quát”.
- Cao Bá Quát còn là người anh hùng có khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do, phóng 
khoáng, ôm ấp những hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời. Ông đã hi sinh 
trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn. 
- Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và 
chứa đựng tự tưởng khai sáng, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam giữa thế kỉ 
XIX.
2. Tác phẩm “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát)
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Giai đoạn giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ.
- Hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền trung đầy cát 
trắng như Quảng Bình, Quảng Trị một bên là núi, bên là biển. 
b. Thể loại: Hành (ca hành – một thể thơ cổ c1o tính tự do, phóng khoáng) 
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
1. Nội dung:
a. Hình ảnh bãi cát và người đi trên cát (4 câu đầu) 
* Tả thực 


- Bãi cát dài vô tận.
- Có một người đi đường qua bãi cát: 
+ Đi một bước như lùi một bước (Nhất bộ/ Nhất hồi khước)
+ Mặt trời lặn vẫn chưa dừng bước. 
+ Vừa đi vừa rơi nước mắt.
* Ý nghĩa tượng trưng: Hình ảnh bãi cát là biểu tượng của con đường danh lợi tầm 
thường, vô nghĩa đương thời, con đường đời đầy gian khổ, nhọc nhằn. Hình ảnh người đi 
trên bãi cát tượng trưng cho hình ảnh con người đi trên con đường danh lợi, con người 
buộc phải dấn thân trong cuộc đời để mưu cầu sự nghiệp Sự bế tắc của người trí thức 
trước chuyển biến thời cuộc.
* Sơ kết: Hình ảnh bãi cát - người đi có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo, sáng tạo. 
b. Tâm trạng lữ khách và tầm tư tưởng của Cao Bá Quát 
* Thái độ khinh thường danh lợi (6 câu thơ giữa:).
- Hai câu “Không học được tiên ông phép ngủ - Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!” thể 
hiện nỗi chán nản của tác giả vì tự mình phải hành hạ thân xác của mình theo đuổi công 
danh.
- Bốn câu tiếp theo "Xưa nay, phường danh lợi. - Tất tả trên đường đời. - Đầu gió hơi 
men tham quan rượu, - Người say vô số, tỉnh bao người ?” nói về sự cám dỗ của cái bả 
công danh đối với người đời. Công danh như rượu, con người say công danh phải chạy 
ngược chạy xuôi (bôn tẩu), có được mấy người tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ ấy?
- Người lữ khách là một kẻ sĩ đi tìm chân lý, nhận ra mình cô độc và đối lập rõ rệt với 
đông đảo phường chạy theo danh lợi.
+ Tầm tư tưởng cao rộng của Cao Bá Quát chính là ở chỗ đã nhận thấy rõ tính chất vô 
nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. 
* Tâm trạng bế tắc (7 câu cuối):
- Băn khoăn tự hỏi: đi tiếp hay dừng lại ? 
“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!


Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt, 
Đường ghê sợ còn nhiều, đầu ít ?”
Kẻ sĩ ấy hiểu rằng: học - thi - làm quan = say danh lợi  Vậy thì học, thi để làm gì ? Suy 
nghĩ đầu mâu thuẫn: khát vọng sống cao đẹp >< hiện thực đen tối mờ mịt.
- Người đi đường không chỉ nhận ra mình cô độc mà còn đang đi trên con đường cùng  
bế tắc, không tìm thấy lối thoát trên đường đời: phía bắc núi Bắc, phía nam núi Nam, 
sông chắn trước mắt, tiếp tục đi hay dừng lại đều gặp khó khăn nên đành đứng chôn chân 
trên bãi cát: 
“Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng, 
 Phía nam núi Nam, sóng dào dạt, 
Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Câu hỏi ở câu thơ cuối cùng như một lời nhắc nhở, thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm 
một con đường đi, thoát khỏi “bãi cát dài” càng đi càng lún.
 Cao Bá Quát muốn làm việc gì lớn lao hơn, ích lợi hơn (góp phần lý giải hành động 
khi chống lại nhà Nguyễn). Ông thấy tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, Đó là bản 
lĩnh và nhân cách của ông; đã tự cảnh tỉnh mình và thức tỉnh mọi người.
2. Nghệ thuật:
- Nhịp điệu bài thơ được tạo nên nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ và sự ngắt nhịp 
của mỗi câu  diễn đạt phong phú. 
- Có từng cặp đối xứng với số lượng chứ không đều nhau: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ.
- Cách ngắt nhịp phong phú: 2/3, 3/5, 4/3.
- Câu cuối cùng là một câu hỏi đầy ám ảnh, không có cặp đối. 
 Nhịp điệu diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài, tượng 
trưng cho con đường công danh tầm thường, đáng chán ghét.
3. Ý nghĩa văn bản: Khúc ca bi trắng đậm chất nhân văn của một con người cô đơn, 
tuyệt vọng trên đường đời thể hiện thông qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và 
hình ảnh người đi đường.


III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK. 

tải về 312.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương