BÁo cáo xuất khẩu thủy sản việt nam năM 2012 & những đÓng góp của ngành công thưƠNG



tải về 34.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích34.56 Kb.
#22362
HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (VASEP)

BÁO CÁO

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM NĂM 2012 & NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

(Báo cáo tại cuộc họp đánh giá tình hình hoạt động của ngành Công Thương năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013, ngày 11/01/2013)

I. KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NĂM 2012

Năm 2012 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường với tổng giá trị ước đạt 6,2 tỷ USD, tăng trên 1% so với năm 2011.

Top 10 thị trường NK thủy sản lớn nhất gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc & Hồng Kông, ASEAN, Australia, Canada, Mexico, Nga, chiếm khoảng 85% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam.

XK sang các thị trường chính đều tăng trưởng chậm lại, trong đó thị trường EU bị sụt giảm liên tục từ đầu năm (giảm 11% trong cả năm) do khủng hoảng nợ công ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng và khả năng thanh toán của các nhà NK trong khối.

Năm 2012, các mặt hàng thủy sản nuôi chủ lực đều gặp khó khăn về nguyên liệu và thị trường, khiến kết quả XK không khả quan, trong đó, tôm giảm 1,1%, cá tra chỉ tăng 2%. Tuy nhiên, bù lại XK hải sản năm nay thuận lợi hơn nhờ sản lượng khai thác tăng, trong đó XK cá ngừ và cá biển và các sản phẩm cá biển khác (đặc biệt là chả cá surimi) tăng khả quan nhất (tăng lần lượt 58,4% và 29%).

1. Thị trường XK chính

Mỹ:

Vượt qua EU đứng đầu về NK thủy sản Việt Nam chiếm gần 20% tổng giá trị XK với tổng giá trị NK khoảng 1,18 tỷ USD, tăng khoảng 0,5% so với năm 2011.

Mỹ đứng đầu về NK cá ngừ của Việt Nam (chiếm 44% tổng giá trị XK cá ngừ ) với doanh số năm 2012 ước đạt 244 triệu USD, tăng trên 50% so với năm 2011. Là thị trường tiêu thụ tôm và cá tra đứng thứ 2 sau EU. Trong đó NK tôm từ VN đạt khoảng 450 triệu USD, giảm 13% so với năm 2011, NK cá tra đạt khoảng 357 triệu USD, tăng 18% so với năm ngoái.

EU:

Chiếm 18,5% giá trị XK thủy sản của Việt Nam. NK thủy sản từ Việt Nam liên tục giảm qua các tháng, cả năm đạt khoảng 1,126 tỷ USD, giảm 11% so với năm 2011. Trong đó, tôm giảm mạnh nhất (-21%) đạt khoảng 310 triệu USD, cá tra giảm 16% đạt 424 triệu USD, mực, bạch tuộc giảm 12% đạt khoảng 100 triệu USD. Riêng cá ngừ Việt Nam XK sang thị trường EU vẫn tăng trưởng tốt (+50%) với khoảng 112 triệu USD.



Nhật Bản:

Năm 2012, NK thủy sản từ Việt Nam đạt khoảng 1,09 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2011. Là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, nhưng năm 2012 đã dựng lên rào cản Ethoxyquin đối với tôm NK từ Việt Nam, khiến cho kết quả XK sụt giảm vào cuối năm. XK tôm sang Nhật cả năm đạt 613 triệu USD, vẫn tăng 8,5% so với năm 2011 do kết quả nửa đầu năm luôn tăng trên 20%. Ngoài ra, XK các mặt hàng chính khác như mực, bạch tuộc, cá ngừ và chả cá surimi vẫn duy trì tăng trưởng khả quan ( 13-33%)



Hàn Quốc:

Chiếm 8,3% tỷ trọng XK thủy sản của Việt Nam, năm 2012 đạt giá trị NK từ Việt Nam 513 triệu USD, tăng 14% so với năm 2011. Là thị trường ổn định và tiềm năng đối với thủy sản Việt Nam, nhất là các mặt hàng mực, bạch tuộc, chả cá surimi, tôm và cá ngừ. Là thị trường đứng thứ 5 về tiêu thụ tôm của Việt Nam, chiếm gần 8% tỷ trọng, nhưng từ cuối năm 2012, Hàn Quốc đã áp dụng kiểm tra Ethoxyquin đối với tôm NK từ Việt Nam, vì vậy XK tôm sang thị trường này năm 2013 sẽ khó khăn hơn.



Trung Quốc & HK:

Là thị trường đứng thứ 5, chiếm 6,7% tỷ trọng, đạt tăng trưởng khả quan trên 26%, trị giá khoảng 420 triệu USD, nhưng tiềm ẩn mối lo ngại cho Việt Nam, vì Trung Quốc đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường XK thủy sản, nhất là mặt hàng tôm. Trung Quốc đứng thứ 4 về NK tôm từ VN với 255 triệu USD, tăng gần 20%, chưa kể đến việc thương lái Trung Quốc thu gom tôm nguyên liệu qua đường tiểu ngạch, kể cả tôm có bơm chích tạp chất, gây xáo trộn thị trường tôm nguyên liệu trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng tôm của Việt Nam.



2. Sản phẩm

Tôm:

Là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất về giá trị XK với khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2012, trong đó tôm chân trắng chiếm 33% với 740 triệu USD, tôm sú chiếm 56% với 1,25 tỷ USD, còn lại là các loại tôm khác.

Năm 2012, tôm VN được XK sang 93 thị trường, tăng 2 thị trường so với năm 2011. Trong số các thị trường chính, EU và Mỹ bị giảm mạnh NK tôm từ Việt Nam (giảm lần lượt 22% và 13%) do nhu cầu giảm và do sức cạnh tranh của tôm Việt Nam trên những thị trường này bị giảm.

Cá tra:

Cá tra được XK sang 141 thị trường, tăng 6 thị trường so với năm 2011. Trong đó, thị trường EU là thị trường lớn nhất, nhưng bị sụt giảm mạnh nhất (giảm 16%), tác động đến kết quả của cả năm (khoảng 1,75 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2011). Thị trường Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng khả quan trên 17%. Các thị trường khác vẫn giữ được tăng trưởng dương, trong đó Trung Quốc có mức tăng mạnh nhất 40%.



Cá ngừ:

Việt Nam XK cá ngừ sang 94 thị trường với giá trị cả năm đạt 565 triệu USD, tăng 58% so với năm 2011. Là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong các mặt hàng thủy sản XK chủ lực của Việt Nam, nhờ sản lượng khai thác tăng, nhất là cá ngừ đại dương.



Mực, bạch tuộc:

Giá trị XK đạt khoảng 505 triệu USD, tămg 4% so với năm 2011. Năm 2012, Hàn Quốc và EU giảm NK mực bạch tuộc từ Việt Nam (giảm lần lượt 8,3% và 12,3%). Nhật Bản là thị trường tiêu thụ lớn nhất, vẫn duy trì tăng trưởng khả quan trên 21%, các thị trường khác như ASEAN, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ… vẫn tăng trưởng tốt (18 – 42%)



Chả cá và surimi:

XK đạt 275 triệu USD, tăng 35,6% so với năm 2011. Là mặt hàng lợi thế của DN Việt Nam trong năm 2012 do nhu cầu của thế giới tăng (giá cả phù hợp trong xu thế kinh tế suy giảm), đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu khai thác trong nước.



3. Những khó khăn chính của ngành thủy sản Việt Nam năm 2012

  1. Thiếu vốn cho sản xuất, chế biến XK: Mặc dù chính phủ đã có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi 11% cho ngành tôm và cá tra, nhưng điều kiện và thủ tục tiếp cận vay vốn còn khó khăn, các ngân hàng vẫn thận trọng cho người nuôi và doanh nghiệp thủy sản vay vốn.

  2. Nguồn nguyên liệu không ổn định: Dịch bệnh và hội chứng tôm chết sớm làm giảm sản lượng tôm nuôi, thiếu vốn, chi phí đầu vào tăng mạnh và giá nguyên liệu không ổn định, nhiều hộ nuôi tôm và cá tra bỏ ao làm cho nguồn nguyên liệu cho chế biến XK bấp bênh.

  3. Thị trường tiêu thụ giảm: Nhu cầu của người tiêu dùng tại các thị trường chính như EU, Mỹ, Nhật Bản giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhu cầu NK giảm và xu hướng chuyển sang các mặt hàng thực phẩm giá rẻ hơn, xu hướng ép giá khiến cho giá trung bình XK các sản phẩm thủy sản XK của VN giảm, ảnh hưởng đến giá trị XK thủy sản của VN.

  4. Rào cản kỹ thuật từ các thị trường NK: Rào cản Ethoxyquin từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc ảnh hưởng mạnh đến XK tôm của Việt Nam. Ngoài ra các thị trường khác như Trung Quốc và một số nước Châu Á bắt đầu có động thái dựng rào cản đối với thủy sản Việt Nam

  5. Chi phí đầu vào gia tăng các chính sách quản lý bất cập làm tăng gánh nặng chi phí và giảm sức cạnh tranh của DN thủy sản. Số DN tham gia XK thủy sản giảm 30% so với năm 2011 do áp lực thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và khó khăn thị trường lại thêm gánh nặng từ các chi phí liên quan đến thủ tục kiểm tra ATTP thủy sản XNK. Đặc biệt là TT55/2011-BNNPTNT gây khó khăn đáng kể về chí phí và thời gian cho DN, đến nay vẫn chưa có hướng cải thiện.

II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG CHO XK THỦY SẢN

Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2012, ngành Công Thương đã tích cực hỗ trợ cho ngành thủy sản nói chung và Hiệp hội VASEP nói riêng thông qua các chương trình XTTM Quốc gia và các hoạt động cụ thể khác về các chính sách hỗ trợ.



  1. Năm 2012, tổng kinh phí thực hiện 114 đề án thuộc chương trình XTTM Quốc gia là 93,08 tỷ đồng, trong đó ngành thủy sản, thông qua Hiệp hội VASEP đã được phê duyệt 03 chương trình với tổng kinh phí 4.929.000.000 đồng, chiếm xấp xỉ 5,3% tổng kinh phí XTTM quốc gia. Đây là kênh hỗ trợ vô cùng quý báu nhằm hỗ trợ các DN thủy sản tiếp tục chương trình quảng bá sản phẩm tại các thị trường nước ngoài.

  2. Các thương vụ Việt Nam tại các nước đã tích cực trao đổi thông tin thị trường với Hiệp hội, kịp thời cập nhật những thông tin quy định thị trường, chính sách mới, thương mại XNK ....về cho Hiệp hội và các Bộ liên quan nhằm có hướng dẫn & hỗ trợ kịp thời tới các DN xuất khẩu. Song song đó, Hiệp hội VASEP cũng đã chủ động cung cấp những thông tin, diễn biến hoạt động của ngành thủy sản, của doanh nghiệp hội viên thông qua việc cung cấp ấn phẩm Bản tin tuần Thương mại thủy sản, bản tin tiếng anh VASEPNews tới các ĐSQ và tham tán thương mại để cùng phối hợp trong công tác thị trường nói chung.

  3. Cổng thông tin thị trường nước ngoài của của Bộ Công Thương với nhiều thông tin dữ liệu thương mại đa chiều đã & đang là kênh thông tin thương mại XNK quý báu cho hoạt động của Hiệp hội và các DN trong ngành nói chung.

  4. Hiệp hội VASEP đánh giá cao sự hợp tác của Bộ Công Thương đối với hoạt động của Hiệp hội trong thời gian qua. Bộ đã luôn chủ động, sẵn sàng tiếp nhận thông tin và lắng nghe tích cực các kiến nghị từ ngành thủy sản và Hiệp hội VASEP trong nhiều vấn đề về xây dựng chính sách, điều chỉnh chính sách hoặc cải thiện môi trường kinh doanh. Nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn của ngành & các DN thủy sản trong năm 2012 đã được Bộ Công Thương truyền đạt hoặc giải quyết: các thỏa thuận thương mại-kỹ thuật song phương, vấn đề thuế môi trường bao PE bao gói hàng xuất khẩu, vấn đề thu phí công đoàn từ quỹ lương người lao động, thủ tục nhập khẩu tự động; các vụ việc theo kiện CBPG tôm & cá tra tại Hoa kỳ; kiện Mỹ ra WTO về một số biện pháp mà nước này sử dụng trong điều tra chống bán phá giá tôm Việt Nam; các chính sách kịp thời cho sản xuất & XK cá Tra, tôm ..v..v..

  5. Hiệp hội VASEP luôn là 1 trong các HH ngành hàng được Bộ Công Thương quan tâm và chủ động mời tham dự các cuộc họp giao ban hàng tháng cũng như khi có các vấn đề phát sinh để kịp thời có những biện pháp hỗ trợ hữu hiệu.

III. ĐỀ XUẤT

  1. Trong năm 2013, Hiệp hội VASEP mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ ngành Công Thương cho những hoạt động của Hiệp hội và các DN thủy sản nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản.

  2. Bộ đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ kinh phí XTTM Quốc gia cho các hoạt động quảng bá sản phẩm thủy sản VN tại các thị trường nước ngoài của Hiệp hội.

  3. Tiếp tục, một cách chủ động, là cầu nối trong tiếng nói của ngành thủy sản với Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan khác trong nhiều vấn đề vướng mắc hoặc kiến nghị chính sách của DN thủy sản.

  4. Chủ động và phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội và các DN trong các chương trình xúc tiến Thỏa thuận song phương với các nước, qua đó tạo tiền đề tốt cho công tác giao thương của các DN.

  5. Phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động trao đổi thông tin để hỗ trợ DN, cũng như chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động XNK của các DN.

------------------- oOo ---------------





Báo cáo XK thủy sản 2012 & những đóng góp của ngành Công Thương


tải về 34.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương