BIÊn soạn giáO Án tích hợp theo công văn số 1610/tcdn-gv



tải về 78.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích78.66 Kb.
#9592


BIÊN SOẠN GIÁO ÁN TÍCH HỢP

THEO CÔNG VĂN SỐ 1610/TCDN-GV

--------------- ------

Ths. Hoàng Thiếu Sơn

Trưởng Khoa Sư phạm dạy nghề

Trường CĐN thanh niên dân tộcTây Nguyên

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Công việc (Task):

Là đơn vị độc lập của nghề, bao giờ cũng bắt đầu bằng động từ hành động và có những đặc trưng sau:

- Cụ thể, xác định được;

- Có thể quan sát được;

- Có quy trình thực hiện riêng;

- Có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định.

- Có thể phân tích thành hai hay nhiều bước;

- Được thực hiện trong một thời gian giới hạn;

- Kết quả công việc là 1 sản phẩm, 1 dịch vụ hoặc 1 quyết định;

- Có thể phân công hoặc giao việc.

(R. Norton_Dacum Handbook ,1997)

VD: Bảo dưỡng thùng chứa nhiên liệu; thay vòi phun nhiên liệu; điều chỉnh chế độ chạy không tải,...là các công việc trong nhiệm vụ sửa chữa hệ thống nhiên liệu.



2. Bước công việc (Step):

Là đơn vị nhỏ nhất trong quá trình thực hiện một công việc. Các bước nối tiếp nhau theo một trình tự hợp lý sẽ tạo nên quy trình thực hiện công việc đó_ R. Norton_Dacum Handbook (1997)



3. Kỹ năng (Skill):

Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định _ Nguyễn Đức Trí (2005) Kỹ năng dạy học, NXB TCDN.

4. Bài học tích hợp (Integrated lesson)

Bài học tích hợp là đơn vị học tập có khả năng hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ (NLTH) cần thiết để giải quyết 1 công việc hoặc phần công việc góp phần hình thành năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp cho người học1



II. Khái quát về dạy học tích hợp

1. Khái niệm dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là phương thức tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong cùng một không gian, thời gian.

Điều này có nghĩa là: Khi dạy một kỹ năng nào đó, phần kiến thức chuyên môn liên quan sẽ được dạy trước và HS được thực hành để luyện tập ngay. Cả hai hoạt động này được thực hiện trong cùng một không gian, thời gian.



2. Quan điểm về dạy học tích hợp theo bước công việc

Tiến độ thực hiện: Kiến thức và TH được dạy tích hợp trong từng bước công việc (tiểu kỹ năng).

Theo khái niệm về dạy học tích hợp, khi dạy một bước công việc (tiểu kỹ năng) nào đó, phần kiến thức chuyên môn liên quan đến bước công việc sẽ được dạy trước và HS được thực hành để luyện tập bước công việc ngay. Cả hai hoạt động này được thực hiện trong cùng một không gian, thời gian.

Công văn số 1610/TCDN-GV ngày 15/9/2010 Về việc hướng dẫn việc biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp theo quan điểm này. Tuy nhiên, muốn tổ chức dạy nghề như trên, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có các chương trình đào tạo nghề tích hợp; cơ sở vật chất, phòng học đảm bảo các tiêu chuẩn quy định; đội ngũ giáo viên phải có năng lực dạy được cả lý thuyết và thực hành.



III. Phương pháp biên soạn giáo án tích hợp theo Công văn số 1610/TCDN-GV

1. Khái niệm giáo án tích hợp

Hiện nay, có một số định nghĩa về giáo án tích hợp như sau:



- Giáo án tích hợp là bản kế hoạch hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm làm cho học sinh lĩnh hội được kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ đối với lao động nghề nghiệp và cuộc sống2.

- Giáo án tích hợp là kế hoạch giảng dạy cho một kỹ năng nghề hoặc cho một lần lên lớp do giáo viên biên soạn dựa theo chương trình mô đun và lịch trình giảng dạy3.

Theo khái niệm bài học tích hợp, có thể định nghĩa giáo án tích hợp như sau: Giáo án tích hợp là kế hoạch giảng dạy cho một kỹ năng hoặc một phần kỹ năng nghề do giáo viên biên soạn dựa theo chương trình mô đun và lịch trình giảng dạy.

Như vậy, giáo án phải được soạn dựa vào chương trình mô đun và theo thời lượng quy định trong thời khoá biểu của nhà trường.



2. Các bước biên soạn giáo án tích hợp

1) Nghiên cứu mẫu giáo án tích hợp để xác định các nội dung cần thực hiện khi soạn giáo án.

2) Phân tích người học: Nhằm đánh giá một cách khách quan tình trạng phát triển hiện tại về kiến thức, kỹ năng và tư tưởng – hành vi của học sinh trong lớp để có phương án tổ chức DH tốt nhất

3) Xác định mục tiêu học tập

Mục tiêu học tập là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học phải đạt được sau khi kết thúc bài dạy.

Theo khái niệm về giáo án tích hợp, nếu giáo án là kế hoạch giảng dạy cho một kỹ năng nghề , mục tiêu học tập của giáo án hướng đến giải quyết trọn vẹn một kỹ năng. Nếu giáo án là kế hoạch giảng dạy cho một phần kỹ năng nghề (là 1 hoặc 2, 3,...tiểu kỹ năng) thì mục tiêu học tập của giáo án hướng đến giải quyết phần kỹ năng nghề được xác định.



4) Xác định nội dung học tập

Căn cứ vào mục tiêu học tập đã xác định cho bài dạy để xác định các nội dung cần được học. Điểm cốt lõi trong việc xác định nội dung học tập là giáo viên phải xác định được kỹ năng và các tiểu kỹ năng thực hiện trong bài dạy. Các nội dung học tập được xây dựng tích hợp theo bước công việc.

Việc xác định nội dung học tập phải tiến hành những công việc sau đây:

- Xác định kỹ năng và các tiểu kỹ năng cần thực hiện.

- Xác định những kiến thức liên quan đến từng tiểu kỹ năng;

- Xác định trình tự thực hiện từng tiểu kỹ năng

Để xác định đúng kỹ năng và các tiểu kỹ năng cần thực hiện, ngoài nghiên cứu mục tiêu, đề cương bài giảng trong chương trình khung, quan trọng hơn là nghiên cứu sơ đồ phân tích nghề và phiếu phân tích công việc của mô đun.

5) Xác định các hoạt động học tập của học sinh (PPDH)

PP Dạy học tích cực, các hoạt động học tập chú trọng các yêu cầu cơ bản:

- Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu;

- Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học;

- HS phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác;

- HS phải học cách tìm kiếm thông tin;

- HS bộc lộ năng lực của họ;

- HS phải học cách học;

- Người dạy hạn chế đến mức tối đa việc quá chú trọng đến thuyết giảng mà cần coi trọng định hướng hành động cho HS.

- Học sinh có thời gian và điều kiện luyện tập để hình thành kỹ năng nghề.

Mỗi hoạt động của học trò cần có ít nhất một hoạt động tương ứng của thầy để hướng dẫn, tổ chức, đánh giá. Sự khác biệt chủ yếu của các phương pháp là ở tính chất và vai trò của các hoạt động của thầy và trò.

6) Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy

Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên lựa chọn các phương tiện dạy học nhằm tổ chức tốt nhất hoạt động dạy – học.



7) Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án.

Khi xác định thời gian thực hiện giáo án cần chú trọng thời gian thực hiện dạy – học từng tiểu kỹ năng.



8) Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án

Rút kinh nghiệm và củng cố công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng mà học sinh lĩnh hội được.



3. Phương pháp biên soạn từng thành phần của giáo án tích hợp

Phần I. Giáo án số, thời gian, tên bài học trước, tên bài giảng mới

- Giáo án số: Ghi số thứ tự của giáo án;

- Thời gian thực hiện: Ghi rõ số phút thực hiện bài dạy;

- Tên bài học trước: Ghi tên của bài dạy đã thực hiện trước đó;

- Thực hiện từ ngày...đến ngày....: Ghi rõ ngày thực hiện;

- Bài: Ghi tên của kỹ năng cần giảng dạy.



Phần 2: Mục tiêu

Cần phát biểu cụ thể và chi tiết mục tiêu học tập cần đạt được. Người học phải đạt được 3 lĩnh vực:

- Mục tiêu kiến thức;

- Mục tiêu kỹ năng;

- Mục tiêu thái độ.

Phần 3: Đồ dùng trang thiết bị dạy học

Ghi rõ những đồ dùng, trang thiết bị và tài liệu cần thiết để thực hiện nội dung bài dạy của giáo viên và học sinh.

VD:

+ Bản vẽ, bảng quy trình, tài liệu phát tay;



+ Máy tính, máy chiếu đa năng;

+ Máy hàn mig 225, đồng hồ đo áp suất khí, chai khí co2, 2 phôi hàn (thép CT5 kích thước: 5x70x250), dây hàn F 0,8, dụng cụ nghề hàn.

+ ...

Phần 4: Hình thức tổ chức lớp học

Cần ghi rõ các hình thức tổ chức khi:

- Giới thiệu chủ đề;

- Giải quyết vấn đề:

- Kết thúc vấn đề;

- Hướng dẫn tự học;



Phần 5: Ổn định lớp học

Ghi rõ các nội dung:

- Thời gian ổn định lớp;

- Kiểm tra sĩ số học sinh;

- Kiểm tra an toàn lao động, môi trường học tập,...

Phần 6: Thực hiện bài học

TT

Nội dung

Hoạt động dạy học

Thời gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1

Dẫn nhập










Cần ghi rõ nội dung của ý tưởng cần dẫn nhập như: nêu một sự kiện bất thường về chủ đề này; chiếu một hình ảnh đầy kịch tính, hỏi một câu hỏi; liên hệ với nội dung giờ học trước,...

Ghi rõ các hoạt động của GV khi trình bày nội dung dẫn nhập

Ghi rõ HS phải làm gì để lĩnh hội kiến thức được truyền đạt

Xác định thời gian cần

2

Giới thiêu chủ đề










- Tên bài học:

- Mục tiêu:

- Nội dung bài học: (Giới thiệu tổng quan về quy trình công nghệ hoặc trình tự thực hiện kỹ năng cần đạt được theo mục tiêu của bài học)

+ Tiểu kỹ năng 1;

+ Tiểu kỹ năng 2;

.................

+ Tiểu kỹ năng n.


  • - Nêu tên bài học và ghi lên bảng.

  • - Ghi rõ các hoạt động của GV khi thông báo các MT bài học.



  • - Ghi rõ các hoạt động của GV khi giới thiệu nội dung bài học.

- Nghe và ghi tên bài học.

  • - Lắng nghe, ghi nhớ các MT bài học.

- Ghi rõ các hoạt động của HS .



Xác định thời gian cần

3


Giải quyết vấn đề










1. Tiểu kỹ năng 1 (Bước công việc 1)

a. Lý thuyết liên quan: (chỉ dạy những kiến thức lý thuyết liên quan đến tiểu kỹ năng1).

b. Trình tự thực hiện: (hướng dẫn ban đầu thực hiện tiểu kỹ năng1)

c. Thực hành: (hướng dẫn thường xuyên thực hiện tiểu kỹ năng1)

- Ghi rõ các hoạt động của GV khi trình bày nội dung lý thuyết liên quan.

- Ghi rõ các hoạt động của GV khi trình diễn tiểu KN 1

- Ghi rõ các hoạt động của GV khi tổ chức luyện tập tiểu KN 1


- Ghi rõ HS phải làm gì để lĩnh hội kiến thức được truyền đạt

- Ghi rõ các hoạt động của HS khi xem trình diễn.

- Ghi rõ các hoạt động luyện tập của HS

Xác định thời gian cần

2. Tiểu kỹ năng 2 (Bước công việc 2)

(các phần tương tự như thực hiện tiểu kỹ năng2)

Lựa chọn các hoạt động phù hợp.

Lựa chọn các hoạt động phù hợp.




.................................................










n. Tiểu kỹ n (Bước công việc n):

(các phần tương tự như thực hiện tiểu kỹ năng n)

Lựa chọn các hoạt động phù hợp.

Lựa chọn các hoạt động phù hợp.




4

Kết thúc vấn đề










- Củng cố kiến thức: ( nhấn mạnh các kiến thức lý thuyết liên quan cần lưu ý)

- Củng cố kỹ năng: ( củng cố các kỹ năng cần lưu ý; các sai hỏng thường gặp và các khắc phục...)

- Nhận xét kết quả học tập: (Đánh giá về ý thức và kết quả học tập)

- Hướng dẫn chuẩn bị cho buổi học sau:( về kiến thức, về vật tư, dụng cụ,...)

- Ghi rõ các hoạt động của GV khi củng cố kiến thức, kỹ năng, ....

- Ghi rõ các hoạt động của GV khi nhận xét kết quả học tập.

- Ghi rõ các hoạt động của GV


- Ghi rõ các hoạt động học tập của HS .

- Ghi rõ các hoạt động học tập của HS

- Ghi rõ các hoạt động học tập của HS

Xác định thời gian cần

5

Hướng dẫn tự học










- Hướng dẫn các tài liệu liên quan đến nội dung của bài học để học sinh tham khảo.

- Hướng dẫn tự rèn luyện (giao bài tập).

- Ghi rõ các hoạt động của GV khi hướng dẫn các tài liệu liên quan .

- Ghi rõ các hoạt động của GV khi hướng dẫn tự rèn luyện



- Ghi rõ các hoạt động học tập của HS.

- Ghi rõ các hoạt động học tập của HS

Xác định thời gian cần thiết



Đắk Lắk, tháng 7 năm 2013


1 Tổng cục dạy nghề (2011),TL tập huấn dạy học tích hợp

2 Tổng cục dạy nghề (2011),TL tập huấn dạy học tích hợp.

3 Viện Nghiên cứu GDCN TP HCM



tải về 78.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương