BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn chưƠng trình dạy nghề trình đỘ SƠ CẤp nghề trồng đIỀU



tải về 394.98 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích394.98 Kb.
#37439
  1   2   3




BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ TRỒNG ĐIỀU

(Phê duyệt tại Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)



Hà Nội - Năm 2011






BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc









CHƯƠNG TRÌNH DY NGH TRÌNH ĐỘ SƠ CP

(Kèm theo Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


Tên nghề: Trồng điều

Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên

Số lượng mô đun đào tạo: 05 mô đun

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO


1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Hiểu được các yêu cầu sinh thái cây điều, các biện pháp chăm sóc và thu hoạch.

+ Nhận biết được đặc điểm các giống điều tốt và nêu được quy trình nhân giống phù hợp với điều kiện hiện có.

+ Mô tả được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cây điều.

+ Nêu được đặc điểm các loài sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều và biện pháp phòng trừ.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện đạt tiêu chuẩn các công việc nhân giống điều.

+ Thực hiện thành thạo các thao tác chăm sóc cây điều như trồng dặm, tưới nước, làm cỏ, bón phân, tỉa cành tạo tán, điều tiết ra hoa và sinh trưởng, thu hoạch và bảo quản.

+ Phát hiện các loài dịch hại và thực hiện biện pháp quản lý đạt hiệu quả kinh tế.



- Thái độ:

+ Có ý thức bảo vệ tài nguyên đất và môi trường nông nghiệp bền vững.

+ Quan tâm đến các tiêu chuẩn an toàn lao động và sản phẩm.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, người học làm việc được tại các trang trại trồng điều quy mô hộ gia đình hoặc tại các doanh nghiệp, cơ sở trồng, bảo quản điều và các trạm thu mua hạt điều.


II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU


1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 tháng

- Thời gian học tập: 12 tuần

- Thời gian thực học: 440 giờ

- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, thi cuối khóa: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ)

2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu

- Thời gian học tập: 480 giờ

- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:

+ Thời gian học lý thuyết: 64 giờ

+ Thời gian học thực hành: 376 giờ.

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

MĐ 01

Nhân giống điều

114

14

92

8

MĐ 02

Trồng mới điều

105

13

84

8

MĐ 03

Chăm sóc điều

114

16

84

14

MĐ 04

Phòng trừ sâu bệnh hại điều

102

12

80

10

MĐ 05

Thu hoạch và bảo quản hạt điều

29

9

14

6

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học

16

 

 

16

Tổng cộng

480

64

354

62

* Ghi chú: Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.

IV. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔ ĐUN ĐÀO TẠO



(Nội dung chi tiết chương trình mô đun kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề

Chương trình dạy nghề “Trồng điều” được sử dụng cho các khóa dạy nghề trình độ sơ cấp cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.

Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04) cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó.

Chương trình gồm 05 mô đun như sau:

- Mô đun 01: ”Nhân giống điều” có thời gian đào tạo là 114 giờ trong đó có 14 giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra và gồm 4 bài dạy nhằm trang bị cho học viên những hiểu biết về giống điều tốt, các bước thực hiện để tạo cây giống tốt đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Đây là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, sau khi hoàn thành mô đun, người học có kỹ năng thực hiện các công việc chuẩn bị nhân giống, thao tác ghép và chăm sóc sau ghép thành thạo.

- Mô đun 02: “Trồng mới điều” có thời gian đào tạo là 105 giờ trong đó có 13 giờ lý thuyết, 84 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra và gồm 4 bài dạy nhằm trang bị cho học viên những hiểu biết về yêu cầu sinh thái của cây điều từ đó biết cách lựa chọn và chuẩn bị đất trồng. Đây là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, sau khi hoàn thành mô đun, người học có kỹ năng thực hiện các công việc như dọn đất, thiết kế đất trồng và thực hiện thao tác trồng mới đúng kỹ thuật.

- Mô đun 03: “Chăm sóc điều có thời gian đào tạo là 114 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 84 giờ thực hành, 14 giờ kiểm tra và gồm 3 bài dạy nhằm trang bị cho học viên những hiểu biết về các loài cỏ dại trong vườn điều, nhu cầu và vai trò các loại phân bón với cây điều. Đây là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sau khi hoàn thành mô đun người học có kỹ năng thực hiện các công việc như trừ cỏ, bón phân, tạo tán và chăm sóc cây thời kỳ ra hoa đúng kỹ thuật nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất.

- Mô đun 04: “Phòng trừ sâu bệnh hại điều có thời gian đào tạo là 102 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 80 giờ thực hành, 10 giờ kiểm tra và gồm 3 bài dạy nhằm trang bị cho học viên những hiểu biết về các đặc điểm triệu chứng tác hại của các loài sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây điều và biện pháp phòng trừ. Đây là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sau khi hoàn thành mô đun người học có kỹ năng nhận diện được dịch hại trên các bộ phận của cây điều từ đó đề xuất và thực hiện biện pháp phòng trừ phù hợp đạt hiệu quả và an toàn cho cây trồng, con người và môi trường.

- Mô đun 05: “Thu hoạch và bảo quản hạt điều” có thời gian đào tạo là 29 giờ trong đó có 9 giờ lý thuyết, 14 giờ thực hành, 6 giờ kiểm tra và gồm 3 bài dạy nhằm trang bị cho học viên những hiểu biết về các sản phẩm chế biến từ hạt điều, về quy trình công nghệ chế biến và phương pháp thu hái, bảo quản hạt điều. Bài 1 và bài 3 chủ yếu giúp người học nhận biết và có thái độ quan tâm đến chất lượng các sản phẩm chế biến thông qua phần học lý thuyết và tham quan cơ sở chế biến; bài 2 là bài dạy tích hợp lý thuyết và thực hành để giúp người học thực hiện đúng yêu cầu thu hái và bảo quản nhằm sản xuất hạt điều đảm bảo các yêu cầu của công nghệ chế biến.

2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học


TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề

1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác

Nên tổ chức lớp học vào thời điểm nông nhàn, tại thôn bản hoặc cơ sở trồng điều. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các cơ sở trồng và chế biến điều; có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện.



CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: NHÂN GIỐNG ĐIỀU

Mã số mô đun: MĐ01

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

NHÂN GIỐNG ĐIỀU

Mã số mô đun: MĐ01




Thời gian mô đun: 114 giờ

(Lý thuyết: 14 giờ ; Thực hành: 94 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 6 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí: Mô đun Nhân giống điều là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Trồng điều”; được chọn giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết với một vài mô đun khác theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Nhân giống điều là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nhân giống điều; có tầm quan trọng đặc biệt trong toàn bộ chương trình dạy nghề, yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành cao, vì vậy cần được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

Sau khi học xong mô đun này, học viên có khả năng:



  • Mô tả được các đặc điểm giống điều tốt và tiêu chuẩn chọn cây điều đầu dòng;

  • Trình bày được bước chuẩn bị vườn ươm, chuẩn bị hạt giống, ươm hạt, chăm sóc cây con và ghép

  • .Thực hiện được các công việc trong nhân giống vô tính theo phương pháp ghép chồi để tạo ra cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn;

  • Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn trong quy trình kỹ thuật và các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, có ý thức bảo vệ môi trường.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

STT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian(giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1

Giới thiệu chung về cây điều

4

2

2




2

Đặc điểm thực vật học cây điều

6

2

4




3

Làm vườn ươm

48

6

42




4

Kỹ thuật ghép chồi

50

4

44

2




Kiểm tra hết mô đun

6

 

 

6




Tổng cộng

114

14

92

8

2. Nội dung chi tiết

Bài 1: Giới thiệu chung về cây điều Thời gian 4 giờ

Mục tiêu

- Hiểu được nguồn gốc xuất xứ và phân bố địa lý của cây điều;

- Trình bày được các giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế các sản phẩm cây điều;

- Xác định được vai trò, vị trí của cây điều trong sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản và đời sống xã hội hiện nay.

1. Nguồn gốc và phân bố địa lý

2. Công dụng các sản phẩm từ cây điều

2.1. Nhân hạt điều

2.2. Dầu vỏ hạt điều

2.3. Trái điều

3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây điều

3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây điều trên thế giới

3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây điều ở Việt Nam



Bài 2: Đặc điểm thực vật học cây điều Thời gian 6 giờ

Mục tiêu

- Trình bày được các đặc điểm chính hình thái các bộ phận cây điều.

- Trình bày được đặc điểm của một cây điều tốt để được chọn làm cây đầu dòng.

- Nêu được các yêu cầu sinh thái đối với cây điều.

1. Các đặc điểm thực vật học của cây điều

1.1. Rễ cây

1.2. Thân cây

1.3. Lá cây

1.4. Hoa và sự thụ phấn

1.5. Trái và hạt

2. Các dòng điều có triển vọng hiện nay

3. Tiêu chuẩn chọn cây điều đầu dòng



Bài 3: Làm vườn ươm Thời gian 48 giờ

Mục tiêu:

- Mô tả được các bước thiết kế và tổ chức xây dựng vườn ươm;

- Trình bày được các bước chuẩn bị đất và đóng bầu;

- Thực hiện được toàn bộ các công việc chuẩn bị và tạo cây giống từ hạt;

- Rèn luyện được tính làm việc khoa học và chính xác.

1. Công tác tổ chức xây dựng vườn ươm

1.1. Tổ chức xây dựng vườn ươm

1.2. Chọn vị trí làm vườn ươm

1.3. Thiết kế và xây dựng vườn ươm

2. Chuẩn bị vườn nhân chồi giống

3. Chuẩn bị vườn ươm cây con từ hạt

3.1. Đặc điểm cây giống phát triển từ hạt

3.2. Chuẩn bị bầu đất

3.3. Chuẩn bị hạt

3.4. Gieo hạt

3.5. Chăm sóc cây con

Bài 4: Kỹ thuật ghép chồi Thời gian 50 giờ

Mục tiêu:

- Hiểu được khái niệm về ghép điều;

- Trình bày được các tiêu chuẩn của chồi và gốc ghép;

- Trình bày được kỹ thuật ghép chồi và chăm sóc cây ghép;

- Thực hiện được các thao tác ghép đúng kỹ thuật và an toàn đạt tỉ lệ ghép sống trên 90%

- Thực hiện được các biện pháp sau ghép nhằm đảm bảo tỉ lệ xuất vườn cao.

1. Khái niệm về ghép chồi

1.1. Khái niệm ghép

1.2. Cơ sở kết hợp của gốc và cành ghép

1.3. Điều kiện để ghép chồi, cành

2. Thời gian và thời vụ ghép

3. Chuẩn bị ghép

3.1. Chuẩn bị gốc ghép

3.2. Chuẩn bị chồi ghép

3.3. Chuẩn bị dụng cụ vật liệu ghép

4. Kỹ thuật ghép

4.1. Ghép vạt chồi ngọn

4.2. Ghép nêm chồi ngọn

5. Các biện pháp chăm sóc sau ghép

6. Biện pháp ghép cải tạo vườn điều



IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1. Tài liệu giảng dạy:

- Giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp Nhân giống điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt



2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ:

Gồm có máy vi tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, trang ảnh hướng dẫn làm vườn ươm, ghép chồi và chăm sóc cây điều sau khi ghép xong.



3. Điều kiện về cơ sở vật chất:

- Phòng học lý thuyết,

- Vườn ươm, bình phun thuốc, doa tưới, dây tưới, túi PE, dao ghép.

- Cuốc, xe vận chuyển, thước đo, dụng cụ điều tra

-Thuốc bảo sát trùng, phân bón, vôi, nước tưới...

4. Các điều kiện khác:

- Quần áo, nón bảo hiểm lao động

- 01 kỹ thuật viên thực hiện thành thạo công việc ghép điều phụ giúp giáo viên trong thời gian giảng thực hành ghép điều.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Phương pháp đánh giá

* Kiểm tra định kỳ

Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành thí nghiệm, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể đối với từng học sinh trong quá trình giảng dạy và bài tập kỹ năng khi kết thúc một bài.



* Kiểm tra kết thúc mô đun

Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian giáo viên quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng.



2. Nội dung đánh giá

* Phần lý thuyết:

- Các đặc điểm của cây điều giống tốt

- Tiêu chuẩn cây gốc ghép và chồi ghép

- Các khâu trong quy trình chăm sóc cây con.

* Phần thực hành:

- Thiết kế vườn ươm

- Thực hiện xử lý hạt giống, gieo hạt

- Thực hiện các phương pháp ghép chồi

- Thực hiện các khâu chăm sóc cây sau ghép

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1. Phạm vi áp dụng chương trình

- Chương trình mô đun Nhân giống điều được sử dụng để giảng dạy cho các khoá dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết là cho các khoá dạy nghề phục vụ Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

- Chương trình mô đun Nhân giống điều cũng được sử dụng để giảng dạy cho các khoá dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu công việc của học viên bằng cách dạy độc lập hoặc kết hợp dạy cùng với một số môn học, mô đun phù hợp khác.

- Chương trình được áp dụng trong phạm vi cả nước. Đối với các vùng trồng điều thuộc khu vực từ …. khi áp dụng chương trình cần chú ý …

- Chương trình có thể áp dụng được cho các đối tượng không phải là lao động nông thôn nhưng có nhu cầu học để hành nghề và làm các công việc liên quan. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun

- Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện, cần tích hợp chặt chẽ giữ lý thuyết và thực hành.

- Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp diễn giảng, thảo luận nhóm

- Thực hành: Sử dụng phương pháp làm mẫu (theo trình tự hướng dẫn kỹ năng).

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Lý thuyết: Tiêu chuẩn chọn cây điều đầu dòng, các yêu cầu về cây gốc ghép và chồi ghép;

- Thực hành: Chuẩn bị vật liệu ghép, kỹ thuật ghép

4. Tài liệu tham khảo


  1. Hiệp hội Cây điều Việt Nam (VINACAS). 2005. BC tổng kết hoạt động năm 2004 và phương hướng hoạt động năm 2005.

  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000. Tài liệu hội nghị phát triển điều đến năm 2010.

  3. Phạm Văn Biên, Nguyễn Thanh Bình và ctv., Các giống điều có triễn vọng ở vùng Đông Nam Bộ.

  4. Đường Hồng Dật. Cây điều kỹ thuật trồng và triển vọng phát triển

  5. Các tư liệu về cây điều thu thập từ website http://quadieuvang.binhphuoc.gov.vn/


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: TRỒNG MỚI ĐIỀU

Mã số mô đun: MĐ 02

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO

TRỒNG MỚI ĐIỀU

Mã số mô đun: MĐ02




Thời gian mô đun: 105 giờ

(Lý thuyết: 13 giờ ; Thực hành: 88 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ)



I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí: Mô đun Trồng mới điều là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng điều được bố trí sau mô đun Nhân giống điều và cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một vài mô đun khác theo yêu cầu của người học;

- Tính chất: Mô đun bố trí tích hợp giữa phần lý thuyết yêu cầu sinh thái cây điều với các kỹ năng thực hành trồng mới điều; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết..



tải về 394.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương