1 Các cơ chế hợp tác song phương: 4 Thực trạng hợp tác kinh tế, thương mại Việt nam Lào: 7



tải về 487.36 Kb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích487.36 Kb.
#30035
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11


MỤC LỤC:

1.1.Các cơ chế hợp tác song phương: 4

1.2.Thực trạng hợp tác kinh tế, thương mại Việt nam – Lào: 7

1.3.Tình hình hợp tác của hai tỉnh Hà Tĩnh và Bolykhamxay trong thời gian qua: 10

1.4.Đánh giá về hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong thời gian qua: 15

1.4.2.1.Tồn tại: 16

1.4.2.2.Nguyên nhân: 16

2.1.Cơ sở pháp lý: 17

2.2.Sự cần thiết: 17

2.3.Quan điểm thành lập KHTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay: 20

2.4.Mục tiêu thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới: 21

3.1.Tình hình nghiên cứu chung: 21

3.2.Kinh nghiệm hợp tác kinh tế biên giới của các nước trên thế giới: 22

(Theo tài liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB): 22

3.3.Các mô hình Khu hợp tác kinh tế biên giới: 24

4.7.Định hướng cơ cấu kinh tế, quy hoạch các ngành nghề cho KHTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay: 39

4.7.2.1.Công nghiệp: 39

4.7.2.2.Nông, lâm nghiệp và công nghệ phụ trợ: 40

Lâm nghiệp sinh thái và công nghệ phụ trợ: 40

Nông nghịêp sinh thái và công nghệ phụ trợ: 40

4.7.2.3.Thương mại, dịch vụ, du lịch: 41

Phát triển thương mại và các loại hình dịch vụ. Xây dựng các khu kho bãi tập kết hàng hóa miễn thuế chờ xuất khẩu, là trung tâm lưu chuyển hàng hóa qua cảng biển nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương và ngược lại. 41

41


Sơ đồ kết nối chuỗi du lịch: 41

Thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, sinh thái gắn với các yếu tố: 41

4.8.Phân kỳ đầu tư: 42

Vốn NSNN là: 1.645 tỷ đồng 42

Vốn khác là: 1.368 tỷ đồng. 42

Giai đoạn 1: Từ 2013-2015 42

Giai đoạn 2: Từ 2016-2020 42

Giai đoạn 3: Từ 2021-2025 42

4.9.Dự kiến thu hút đầu tư và đào tạo lao động: 44


MỞ ĐẦU:

Trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ, từ thập kỷ XX của thế kỷ trước, nhiều quốc gia có chung đường biên giới đang có xu hướng hợp tác phát triển khu vực biên giới thông qua các mô hình hợp tác kinh tế biên giới.

Trong 15 năm qua, Việt Nam đã hình thành và phát triển 28 khu kinh tế cửa khẩu ở 21/25 tỉnh biên giới. Các thành tựu trong phát triển kinh tế tại các KKTCK đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK. Quá trình phát triển các KKTCK đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK tăng trưởng khá qua các năm, năm 2010 đạt hơn 5,4 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2005 và nhập khẩu đạt 2,51 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2005). Trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu qua KKTCK đều đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu chung của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các KKTCK cả nước hiện thu hút được khoảng gần 70 dự án FDI với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 40 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung các dự án đầu tư vào KKTCK còn tập trung chủ yếu tại một số KKTCK lớn trên 3 tuyến biên giới với Trung Quốc (Móng Cái, Đồng Đăng – Lạng Sơn, Lào Cai), Lào (Lao Bảo, Cầu Treo), Campuchia (Mộc Bài, An Giang)... Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá tại các KKTCK ngày càng sôi động dẫn đến tổng thu ngân sách nhà nước qua các khu kinh tế cửa khẩu năm 2010 đạt khoảng 4800 tỷ đồng. Việc phát triển các KKTCK đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân địa phương được nâng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới. Thu nhập bình quân của dân cư trong KKTCK được cải thiện rõ rệt. Và cũng thông qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng, đặc biệt là góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Khu hợp tác kinh tế giữa các quốc gia có chung biên giới là khu kinh tế mở về không gian và thể chế kinh tế tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập. Mô hình hợp tác kinh tế khu vực biên giới đã có ở nhiều nước trên thế giới nhưng đến nay vẫn còn mới đối với Việt Nam. Việc hình thành các Khu hợp tác kinh tế biên giới là một bước tiến mới trong việc nâng cao hoạt động các Khu kinh tế theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là hành động nhằm phát triển các hành lang kinh tế, mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông để thúc đẩy các hoạt động kinh tế và kết nối tiểu vùng với các thị trường chính, là một phần quan trọng trong Chương trình Hợp tác Kinh tế của Tiểu vùng sống Mêkông mở rộng GMS. Hành lang kinh tế Bắc-Nam và hành lang kinh tế Đông – Tây, kết nối các đầu mối phát triển kinh tế ở miền bắc và miền trung của tiểu vùng GMS, là một chương trình tiên phong trong phương pháp tiếp cận hành lang kinh tế.

Những năm gần đây, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng thí điểm các Khu hợp tác kinh tế ở các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc như: Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Bằng Tường (Quảng Tây); Khu hợp tác biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây); Khu hợp tác kinh tế Kim Thành (Lào Cai) - Bắc Sơn (Vân Nam) nhưng hiện nay vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi, chưa có Khu hợp tác kinh tế nào chính thức được hình thành.

Đối với Lào, là nước có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với Việt Nam, có chung 2.067 km đường biên giới qua 10 tỉnh từ Điện Biên đến Kon Tum, dài nhất trên đường biên giới đất liền, nhưng đến nay vẫn chưa có chủ trương xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới nào. Dọc biên giới với Việt Nam, Chính phủ Lào cũng mới chỉ thành lập Khu Kinh tế - Thương mại Densavan, tỉnh Savannakhet từ năm 2002, giáp Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, hai Khu kinh tế này lại có nhiều chính sách khác nhau nên chưa tận dụng được tài nguyên và thị trường của nhau một cách có hiệu quả trong hợp tác phát triển kinh tế, mặc dù cả hai Khu kinh tế này đều có lợi thế nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây đã thông tuyến từ cuối năm 2006.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh – Bolykhamxay (sau đây viết tắt là “Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay”). Với mục tiêu tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với Lào và các nước láng giềng thông qua việc khai thác tiềm năng, lợi thế lẫn nhau để phát triển sản xuất và các loại hình dịch vụ; Khu hợp tác kinh tế biên giới này có ý nghĩa lớn lao về mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xoá đói giảm nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam, Lào với các nước trong khu vực và trên thế giới.


  1. THỰC TRẠNG VỀ HỢP TÁC VIỆT NAM – LÀO:

    1. Каталог: vbpq hatinh.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Độc lập Tự do Hạnh phúc o0o Hà Tĩnh, ngày 7 tháng 8 năm 1993 UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨNH
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨNH
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> QuyếT ĐỊNH
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Điều 1: Đổi tên Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Tĩnh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Khoa học Công nghệ trên địa bản tỉnh. Điều 2
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân sửa đổi ngày 21 tháng 6 năm 1994
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ( sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨnh số: 1803 QĐ/ub-xd
      4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số : 1868/1998 QĐ/ub-nl

      tải về 487.36 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương