1 Các cơ chế hợp tác song phương: 4 Thực trạng hợp tác kinh tế, thương mại Việt nam Lào: 7


Về mặt pháp lý, chính trị và an ninh quốc phòng



tải về 487.36 Kb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích487.36 Kb.
#30035
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Về mặt pháp lý, chính trị và an ninh quốc phòng:


Phù hợp với chủ trương của hai Đảng và Nhà nước trong việc hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đến kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục…; quyết tâm đưa các quan hệ hợp tác kinh tế đi vào chiều sâu, đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2015, khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp của hai nước tăng cường các dự án hợp tác thiết thực và thực chất, vì sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội của mỗi nước. Việc thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ tạo nên một điểm nhấn trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Lào.

Lãnh đạo Chính phủ hai nước đã thống nhất chủ trương và đưa nội dung này vào Biên bản cuộc họp của Ủy ban liên Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào tổ chức tại Luangprabang ngày 12/8/2012. Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có văn bản chỉ đạo số 182/TB-VPCP ngày 21/5/2012.

Lãnh đạo hai tỉnh Hà Tĩnh và Bolykhamxay đã thống nhất chủ trương và đưa nội dung thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay vào Biên bản cuộc họp cấp cao Hà Tĩnh – Bolykhamxay. Hiện nay Chính quyền tỉnh Bolykhamxay đã hoàn thành đề án thành lập Khu KTCK quốc tế Nậm Phao trình Chính phủ Lào phê duyệt để làm cơ sở cho việc thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới.

Về mặt quốc phòng, việc thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới với nhiều chính sách ưu đãi sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam vào đầu tư trên đất Lào. Đồng thời chính sách tạo điều kiện cho người dân của nước này nước sang lao động trên lãnh thổ của nước kia sẽ tạo điều kiện cho người lao động của Việt Nam sang làm ăn sinh sống trên đất Lào. Khu hợp tác kinh tế biên giới này vừa có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội lại vừa có vị trí chiến lược trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng nên cùng với việc hợp tác phát triển kinh tế, thương mại an ninh quốc phòng cũng được củng cố vững chắc thêm.


      1. Về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và mối liên hệ vùng:


Địa hình, địa lý cả hai bên của Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay khá tương đồng, đều có Quốc lộ 8 chạy qua, quanh các đường giao thông chính và các khu vực dân cư được bao bọc bởi các dãy núi cao, dễ dàng cách ly với bên ngoài để tạo thành khu vực độc lập, thuận lợi cho tổ chức quản lý theo mô hình khu phi thuế quan. Diện tích của mỗi bên đều khá lớn (trên 50.000 ha); địa hình đồi núi xen kẽ những thung lũng có dải đất tương đối rộng và bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng các khu thương mại, khu chế xuất, khu trung chuyển hàng hoá, hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị và các khu phụ trợ khác.

Trục giao thông chính của Khu hợp tác là Quốc lộ 8 giao cắt với Quốc lộ 13 (Lào), Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam. Đây là tuyến đường ngắn nhất để vùng Đông Bắc Thái Lan và khu vực Trung Lào thông thương ra các nước qua cảng biển Vũng Áng, Sơn Dương của Hà Tĩnh; Cùng với các nội dung thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng Cảng Vũng Áng và các Hiệp định vận tải đường bộ đã ký kết thì việc xây dựng Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay gắn với việc đầu tư nâng cấp tuyến Quốc lộ 8A sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho việc phát triển giao thông và giao thương hàng hóa giữa các nước trong khu vực.

Khu HTKTBG Hà Tĩnh - Bolykhamxay là trung điểm của cung đường vận chuyển từ Đông Bắc Thái Lan đến Cảng Vũng Áng (từ Laksao (Cổng B – Khu KTCK Nậm Phao) đến cửa khẩu cầu Hữu Nghị III (nối Thakhec, Khăm Muộn, Lào với Nakhon Phanom, Thái Lan) khoảng 150km tương đương quãng đường từ Cổng B - Khu KTCK quốc tế Cầu Treo về Vũng Áng cũng khoảng 150km);

Khoảng cách từ cách thị trấn Laksao đến cặp cửa khẩu quốc tế BanPhaeng (Thái Lan) và Buongkuang (Lào) khoảng 110 km (cặp cửa khẩu này hiện đang được khẩn trương xây dựng nâng cấp, dự kiến đưa vào sử dụng vào cuối năm 2012) sẽ tạo thêm một đầu mối hàng hóa lớn cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay khi vào hoạt động.

Khu HTKTBG Hà Tĩnh Bolykhamxay còn là trung điểm giữa Hà Nội và Viêng Chăn với cự ly khoảng 400km, cũng là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, thương mại và du lịch.




Với vị trí chiến lược như vậy, Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ là vùng kinh tế quá cảnh cho 9 tỉnh của ba nước (Việt Nam, Lào và Thái Lan) sử dụng chung Quốc lộ 8, rất thuận lợi để xây dựng nơi đây thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa của Thái Lan để thông thương ra các nước Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Bắc Mỹ… qua cảng biển nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương của Hà Tĩnh và ngược lại.

Thái Lan hiện là thị trường lớn thứ hai trong khối ASEAN về thương mại với Việt Nam. Tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Thái Lan năm 2011 trên 9 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch XNK với Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo mới chỉ đạt ở con số khiêm tốn với trên dưới 30 triệu USD. Vì vậy dư địa kim ngạch XNK với Thái Lan đối với Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay là rất lớn. Đặc biệt, từ tháng 11/2011 cầu Hữu Nghị III nối Nakhon Phanom (Thái Lan) với Thakhec, Khăm Muộn (Lào) đã đi vào hoạt động; cặp cửa khẩu Banpaeng (Thái Lan) và Buongkang (Lào) cuối tuyến Quốc lộ 8, cách Laksao 110km cũng chuẩn bị đưa vào hoạt động sẽ tạo điều kiện cho Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay tăng kim ngạch thương mại với Thái Lan và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Thái Lan.

Mặt khác, với lợi thế về quãng đường và thời gian vận chuyển, Cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương của Hà Tĩnh đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan, nhất là ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay đã có trên 10 đoàn doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp Thái Lan sang làm việc với Hà Tĩnh để tím kiếm cơ hội đầu tư và kết nối các tuyến vận chuyển hàng hóa qua cảng biển Vũng Áng, tổ chức các tuyến du lịch đường bộ từ Thái Lan sang Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và ngược lại.

Như vậy, việc thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay cón có ý nghĩa thúc đẩy vận chuyển hàng hóa qua cảng Vũng Áng và tăng cường hợp tác phát triển du lịch, dịch vụ. Xây dựng nơi đây thành trung tâm tập kết hàng hóa trung chuyển của Thái Lan, Lào và Việt Nam trước khi thông thương ra các nước, là nơi cung cấp các dịch vụ hậu cần cho các nước, kết nối với cảng biển nước sâu của Hà Tĩnh.


      1. Về khả năng huy động nguồn lực đầu tư phát triển:


Theo lộ trình triển khai các dự án cơ sở hạ tầng và phân kỳ đầu tư như đã nêu ở phần trên, lượng vốn để xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật không lớn.

Từ nay đến 2015 chỉ tập trung chủ yếu vào xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu ban đầu phục vụ cho việc thu hút các dự án đầu tư. Mỗi năm nhu cầu về vốn từ ngân sách Nhà nước chỉ khoảng 150-250 tỷ đồng.

Sau năm 2015, khi đó đã thu hút được một lượng tương đối các dự án đầu tư vào Khu kinh tế. Quá trình hoạt động của Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ được rút kinh nghiệm và điều chỉnh chính sách thích hợp sẽ tạo thêm động lực thu hút các Nhà đầu tư nên ở các giai đoạn sau sẽ dễ dàng huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho thuê, vốn ngân sách Nhà nước sẽ giảm đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật và tăng đầu tư vào hạ tầng xã hội.

Về giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:



  • Đối với Khu KTCK quốc tế Cầu Treo:

  • Nếu áp dụng cơ chế cho để lại 100% nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng khu hợp tác kinh tế trong 08 năm (từ năm 2013 đến năm 2020) thì hàng năm có thể huy động được bình quân khoảng 70 tỷ đồng.

  • Số còn thiếu đề ngị bố trí từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu hàng năm cho Khu KTCK quốc tế Cầu Treo

  • Đối với Khu KTCK quốc tế Nậm Phao (Bolykhamxay):

  • Vốn từ cơ chế cho để lại 100% nguồn thu qua Khu kinh tế (từ năm 2013 đến năm 2020) thì có thể huy động được bình quân khoản tiền tương đương khoảng 70 tỷ đồng/năm.

  • Hàng năm đề nghị Chính phủ Việt Nam dành một khoản viện trợ ODA cho Lào khoảng 50 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho Khu KTCK quốc tế Nậm Phao trong 5 năm đầu tiên.

  • Số còn thiếu đề nghị Ngân sách Lào đầu tư cho Khu kinh tế.

Hàng năm hai tỉnh Hà Tĩnh và bolykhamxay sẽ cân đối ngân sách để đầu tư thêm cho phát triển hạ tầng kỹ thuật của Khu kinh tế.

Ngoài ra đề nghị Chính phủ hai nước quan tâm thu xếp vốn ODA cho các dự án hạ tầng kỹ thuật và đầu tư vào các lĩnh vực xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo…



    1. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án:

Hà Tĩnh hiện nay vẫn đang là một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chưa cân đối được ngân sách, vẫn phải nhờ vào hỗ trợ của trung ương để đầu tư phát triển. Những năm gần đây Hà Tĩnh đã có những bước tiến vững chắc và khá nhanh chóng, thể hiện quyết tâm và nỗ lực của địa phương trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển với các tỉnh khác trong khu vực.

Kể từ khi chính thức được thành lập năm 2007, đến nay Khu KTCK quốc tế Cầu Treo đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,7%/năm, thu nhập của người dân đạt 17,7 triệu đồng/người/năm, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh. Thu ngân sách bình quân trên 60 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh, đặc biệt là khu vực dịch vụ, năm 2011 khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23%; thương mại, dịch vụ chiếm 40%. Nếu như trước năm 2007 toàn khu kinh tế mới chỉ có gần 30 doanh nghiệp và 4 dự án đầu tư thì đến nay đã có 158 doanh nghiệp được thành lập và thu hút được thêm 15 dự án nâng tổng số lên 19 dự án đầu tư vào Khu kinh tế với số vốn đầu tư trên 3000 tỷ đồng.

Văn hoá - xã hội ngày được càng phát triển, công tác xoá đói, giảm nghèo được quan tâm bằng nhiều hình thức. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được chính quyền các cấp quan tâm giải quyết, xử lý ngăn chặn kịp thời những phát sinh tại cơ sở, góp phần ổn định biên giới.

Tuy nhiên, so với mục tiêu và yêu cầu thì những kết quả đã đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng lợi thế của Khu kinh tế này. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án đầu tư; chính sách ưu đãi của Khu kinh tế còn gặp nhiều vướng mắc và nói chung là thiếu tính ổn định nên chưa tạo được niềm tin đối với các Nhà đầu tư; Hệ thống giao thông đối ngoại, đặc biệt là Quốc lộ 8 chậm được nâng cấp và thi công chậm nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động đi lại và vận chuyển hàng hoá; hợp tác kinh tế biên giới với Lào chưa được quan tâm đúng mức nên chưa khai thác được thị trường tiềm năng như Thái Lan và các nước láng giềng…

Hiện nay, các tuyến đường giao thông đối ngoại đã và đang được các Chính phủ quan tâm đầu tư: Cầu Hữu Nghị III đã thông tuyến từ tháng 11/2011, cặp cửa khẩu quốc tế Banpaeng (Thái Lan) và Buongkuang (Lào) dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2012, Tuyến đường 8 đang được cả hai bên đầu tư nâng cấp, Quốc lộ 1E phía Lào dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2013 rút ngắn được 50km khoảng cách từ Laksao đến cầu Hữu Nghị III…, cùng với lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế, có thể nói điều kiện để thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay hiện nay đã chín muồi.

Việc thành lập Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolkyhamxay sẽ mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp và thương nhân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và xóa đói, giảm nghèo. Khu HTKTBG Hà Tĩnh – Bolykhamxay sẽ cho phép khai thác tiềm năng và bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hóa..., góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực. Việc khai thác và phát triển kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo sẽ giúp xoá đói giảm nghèo cho không chỉ người dân trong Khu hợp tác kinh tế biên giới mà còn cho cả hàng triệu người ở khu vực Trung Lào, Đông - Bắc Thái Lan và Bắc Miền Trung Việt Nam, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới.




Каталог: vbpq hatinh.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Độc lập Tự do Hạnh phúc o0o Hà Tĩnh, ngày 7 tháng 8 năm 1993 UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> QuyếT ĐỊNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Điều 1: Đổi tên Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Tĩnh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Khoa học Công nghệ trên địa bản tỉnh. Điều 2
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân sửa đổi ngày 21 tháng 6 năm 1994
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ( sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨnh số: 1803 QĐ/ub-xd
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số : 1868/1998 QĐ/ub-nl

tải về 487.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương