Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuận cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Chí Dũng



tải về 0.84 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1993
1   2   3   4   5   6

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


CHỦ TỊCH

Nguyễn Chí Dũng



THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1790/QĐ-UBND

ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

_____________________________________________
Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN

GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I

Lĩnh vực bảo vệ thực vật

1

Thủ tục thông qua nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương (quảng cáo trên báo chí của địa phương).

2

Thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

3

Thủ tục gia hạn giấy chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

II

Lĩnh vực lâm nghiệp

4

Thủ tục hủy bỏ chứng chỉ công nhận nguồn giống (05 loại: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hoá; vườn cây đầu dòng; rừng giống trồng).

5

Thủ tục công nhận cây trội (cây mẹ).

III

Lĩnh vực thú y

6

Thủ tục cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

7

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y.

8

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y.

IV

Lĩnh vực trồng trọt

9

Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả an toàn (trường hợp công bố dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận).

10

Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả an toàn (trường hợp công bố dựa trên kết quả tự đánh giá và giám sát nội bộ).


Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I. Lĩnh vực bảo vệ thực vật

1. Thủ tục thông qua nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương (quảng cáo trên báo chí của địa phương)

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

- Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thẩm định hồ sơ và giải quyết.

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh;

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký hồ sơ quảng cáo (Phụ lục 1).

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

- Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng, đĩa bằng các loại vật liệu (hoặc makét quảng cáo).

* Trường hợp tổ chức, cá nhân đã có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo do Cục Bảo vệ thực vật cấp thì không cần hồ sơ trên; chỉ nộp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan được ủy quyền: Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: giấy đăng ký hồ sơ quảng cáo;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH ngày 16 tháng 11 năm 2001.

- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.

- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư liên tịch số 96/2004/TTLT/BVHTT-BNN&PTNT ngày 03 tháng 11 năm 2004 của liên Bộ Văn hoá - Thông tin - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về quảng cáo một số hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Bảo vệ thực vật và các Trạm Bảo vệ thực vật huyện.

- Trạm Bảo vệ thực vật huyện chuyển hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ thực vật (nếu hồ sơ nộp tại Trạm Bảo vệ thực vật huyện).

- Chi cục Bảo vệ thực vật mở lớp học và kiểm tra.

- Trả kết quả cho cá nhân tại Chi cục Bảo vệ thực vật và các Trạm Bảo vệ thực vật huyện;

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Trạm Bảo vệ thực vật huyện.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Danh sách tham dự lớp học.

- Kết quả kiểm tra.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan được ủy quyền: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật, Trạm Bảo vệ thực vật huyện.

- Cơ quan phối hợp: trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng nhận;

h) Lệ phí: phí đào tạo theo thực tế;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

- Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Cục Bảo vệ thực vật về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Thủ tục gia hạn giấy chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh (hoặc Trạm Bảo vệ thực vật huyện).

- Trạm Bảo vệ thực vật huyện chuyển hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh (nếu hồ sơ nộp tại Trạm Bảo vệ thực vật huyện); Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh xem xét, xử lý và cấp giấy chứng chỉ.

- Trả kết quả cho cá nhân tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Trạm Bảo vệ thực vật huyện;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, các Trạm Bảo vệ thực vật huyện;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 2, 3).

- Giấy khám sức khoẻ do Trung tâm y tế (cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh trở lên) cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp.

- Giấy chứng nhận đã tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới (do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức).

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết:

- 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp đơn giản).

- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp phức tạp);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ hành nghề;

h) Lệ phí: 100.000 đồng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 2, 3);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.

- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

- Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Cục Bảo vệ thực vật về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
II. Lĩnh vực lâm nghiệp

4. Thủ tục hủy bỏ chứng chỉ công nhận nguồn giống (05 loại: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hoá; vườn cây đầu dòng; rừng giống trồng)

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Lâm nghiệp.

- Chi cục Lâm nghiệp thẩm tra hồ sơ, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định; chuyển kết quả cho Chi cục Lâm nghiệp.

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Lâm nghiệp;

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Lâm nghiệp.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: không quy định.

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Lâm nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Kiểm lâm;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính: Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.


5. Thủ tục công nhận cây trội (cây mẹ)

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Lâm nghiệp.

- Chi cục Lâm nghiệp thẩm tra hồ sơ và tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định; chuyển kết quả cho Chi cục Lâm nghiệp.

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Lâm nghiệp;

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Lâm nghiệp.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Phụ lục 4).

- Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống:

+ Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng).

+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng.

+ Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính).

+ Sơ đồ bố trí cây trồng.

+ Diện tích.

+ Chiều cao trung bình (m).

+ Đường kính trung bình ở 1,3m (m).

+ Đường kính tán cây trung bình (m).

+ Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha).

+ Tình hình ra hoa, kết hạt.

+ Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Lâm nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Kiểm lâm;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Chứng chỉ.

- Quyết định hành chính;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đăng ký nguồn giống cây trồng lâm nghiệp;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004.

- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.


III. Lĩnh vực thú y

6. Thủ tục cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ, văn bản liên quan đến thủ tục hành chính.

- Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý.

- Trình lãnh đạo chi cục ký duyệt.

- Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Phụ lục 5).

- Tờ trình điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở (Phụ lục 6).

- Tờ trình điều kiện kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 7).

- Bản sao (có chứng thực) giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh.

- Các giấy tờ liên quan đến thành lập cơ sở.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực:

- Cơ sở sản xuất con giống, cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển trong chăn nuôi.

- Thức ăn chăn nuôi, nước dùng cho động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung; nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Chất thải động vật tại các cơ sở sản xuất con giống, chăn nuôi tập trung.

- Vùng cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Khu cách ly động vật, sản phẩm động vật.

- Cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật.

- Cơ sở, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hoá chất dùng trong thú y trên địa bàn tỉnh.

- Các hoạt động tư vấn dịch vụ khác có liên quan đến thú y;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y Ninh Thuận;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y;

h) Lệ phí: Phụ lục 10 (Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y);

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Phụ lục 5).

- Tờ trình điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở (Phụ lục 6).

- Tờ trình điều kiện kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 7);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

- Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y, danh mục đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y, danh mục đối tượng phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.


7. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ, văn bản liên quan đến thủ tục hành chính.

- Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý.

- Trình lãnh đạo Chi cục ký duyệt.

- Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 8).

- Bản sao (có chứng thực) bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn.

- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).

- Giấy chứng nhận sức khoẻ (do Trung tâm y tế cấp huyện trở lên cấp).

- 02 tấm hình (cỡ 3x4).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y;

h) Lệ phí: Phụ lục 10 (Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.


8. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ, văn bản liên quan đến thủ tục hành chính.

- Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý.

- Trình lãnh đạo chi cục ký duyệt.

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 8).

- Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (có chứng thực).

- Sơ yếu lý lịch của chủ cơ sở (có xác nhận của chính quyền địa phương).

- Giấy khám sức khoẻ (do Trung tâm y tế cấp huyện trở lên cấp).

- 02 tấm hình (cỡ 3x4).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân (hoạt động trong các lĩnh vực: tiêm phòng, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho động vật; phẫu thuật động vật; các hoạt động tư vấn dịch vụ khác có liên quan đến thú y);

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y Ninh Thuận;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng chỉ hành nghề thú y;

h) Lệ phí: Phụ lục 10 (Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y);

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.


IV. Lĩnh vực trồng trọt

9. Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả an toàn (trường hợp công bố dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận)

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ công bố sản phẩm rau, quả an toàn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cá nhân và tổ chức;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn (Phụ lục 9).

- Kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá và giám sát nội bộ.

- Báo cáo tự đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến.

- Bản sao quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hợp đồng thuê.

- Bản sao quyết định chỉ định (hoặc chứng chỉ đào tạo) của người lấy mẫu.

- Bản sao chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ.

- Bản sao phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính: Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15 tháng 10 năm 2008 ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.
10. Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả an toàn (trường hợp công bố dựa trên kết quả tự đánh giá và giám sát nội bộ)

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ công bố sản phẩm rau, quả an toàn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cá nhân và tổ chức;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Bản công bố rau, quả an toàn (Phụ lục 9).

- Kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá và giám sát nội bộ.

- Báo cáo tự đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến.

- Bản sao quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hợp đồng thuê.

- Bản sao quyết định chỉ định (hoặc chứng chỉ đào tạo) của người lấy mẫu.

- Bản sao chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ.

- Bản sao phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn;

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính: Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15 tháng 10 năm 2008 ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn./.



Каталог: cbaont.nsf -> f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Về việc ban hành Chương trình, Kế hoạch cải cách hành chính
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> TỈnh ninh thuậN
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> TỈnh ninh thuậN
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Căn cứ Quyết định số 61/2011/QĐ-ubnd ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 tỉnh Ninh Thuận
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Về việc thành lập Hội đồng thẩm định phương án
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 26 tháng 11 năm 2007
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-cp ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
f0ca6be2130c1f5147257347000fcf89 -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương