World Bank Document


Ưu tiên đầu tư công cho giáo dục phổ thông và tiếp cận công bằng



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

13


Ưu tiên đầu tư công cho giáo dục phổ thông và tiếp cận công bằng
Việt Nam luôn là quốc gia chi tiêu cao cho giáo dục và luôn ưu tiên đầu tư vào giáo dục tiểu học và 
giáo dục cơ bản. Chính sách đầu tư này đã phát huy hiệu quả khi tỷ suất sinh lợi của việc đi học ở 
Việt Nam cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực (Patrinos, Thang và Thanh 2018). Năm 
2002, chính phủ chi 3,9% GDP cho giáo dục và đến năm 2014 đã là 6,3%. Trong năm 2012, 14,3% 
tổng chi tiêu giáo dục được phân bổ cho cấp mầm non và 50,4% cho giáo dục tiểu học và trung học 
cơ sở. Ngay cả khi chính phủ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách nghiêm trọng hồi giữa những 
năm 1980 và phải bắt đầu đưa ra chính sách thu học phí thì giáo dục tiểu học vẫn được cung cấp 
hoàn toàn miễn phí. Chính phủ đã ban hành chính sách phổ cập giáo dục ban đầu bắt buộc 5 năm 
vào năm 1991 và sau đó đến năm 2000 đã được thực hiện thành công. Bên cạnh đó, Chính phủ 
cũng bắt đầu tăng thời lượng dành cho giáo dục tiểu học từ học nửa ngày lên học cả ngày trong 
năm 2008. Tính đến năm 2016, 74% các trường tiểu học áp dụng chế độ học cả ngày. Năm 2013, 
chính phủ quyết định mở rộng phạm vi phổ cập giáo dục bắt buộc thành 9 năm (thêm 3 năm trung 
học cơ sở) sau năm 2020.
7
Hoạt động đầu tư cũng hướng đến công 
bằng trong giáo dục. Chú trọng công bằng 
trong giáo dục là một yếu tố quan trọng 
góp phần làm nên kết quả học tập cao của 
Việt Nam. Chính phủ ưu tiên mức phân bổ 
nhiều hơn cho mỗi học sinh ở các tỉnh và 
huyện vùng sâu vùng xa (bảng 2) cũng như 
thông qua các chế độ phụ cấp khác nhau 
để nâng mức lương dành cho giáo viên 
công tác tại những vùng khó khăn cao hơn 
so với giáo viên ở thành phố. 
Sử dụng dữ liệu từ Chương trình Young 
Lives, Glewwe, Krutikova và Roleston 
(2017) so sánh sự khác biệt trong kết quả học tập giữa các trường tại Việt Nam và Peru. Phân tích 
cho thấy các trường học ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi như nhau giữa học sinh có hoàn cảnh 
khó khăn và học sinh có điều kiện thuận lợi để đạt được thành tích học tập mong muốn. Kết luận này 
cũng nhất quán với chính sách của Chính phủ Việt Nam là đầu tư hiệu quả vào chất lượng giáo dục, 
chú trọng công bằng để mỗi học sinh đều đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu. Trong khi đó, các trường 
học của Peru có chất lượng trung bình thấp và tình trạng bất bình đẳng cao trong học tập ngay cả 
giữa các học sinh học cùng trường. Các học sinh có điều kiện thuận lợi được học nhiều hơn so học 
sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Peru dù đã có những nỗ lực cân bằng nhiều đặc điểm.

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương