Virus Định nghĩa virus?!


Chức năng của vách, màng bào tương của vk?!



tải về 182.39 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích182.39 Kb.
#32344
1   2   3
Chức năng của vách, màng bào tương của vk?!

  • Chức năng vách: bảo vệ vk, tạo nên hình thể cố định của vk , mang kháng nguyên của vk.

  • Chức năng của màng bào tương: là một màng thẩm thấu chọn lọc, chứa nhiều enzyme làm nhiệm vụ điều khiển trao đổi chất giữa vi khuẩn và môi trường.

  • Là nơi chứa nhiều enzyme hô hấp màng bào tương có chức năng như ty thể, lạp thể ở tế bào sinh vật bậc cao.

  1. Đặc điểm của Pili ở vi khuẩn?!

  • Ở vi khuẩn gram âm, mặt ngoài có những sợi nhỏ và ngắn hơn lông gọi là pili.

  • Pili gồm 2 loại: pili chung và pili giới tính.

  • Pili chung: giúp vk bám lên các bề mặt và quết định tính chất ngưng kết hồng cầu của vk.

  • Pili giới tính: cầu nối để chuyển AND của tb vk cho sang tb vk nhận.

  1. Virus khác vi khuẩn ở đặc điểm nào?!

  • Không có cấu tạo tế bào, kích thước vô cùng nhỏ phải quan sát dưới kính hiển vi điện tử.

  1. Cơ quan di động của vi khuẩn?!

  • Vi khuẩn di động nhờ vào nhờ vào tiên mao (flagellum), trượt (bacterial gliding) hay thay đổi sức nổi (buoyancy)

  1. Vách tế bào được cấu tạo đại phân tử?!

  • Vách tế bào được cấu tạo từ các glycopeptid, gọi là peptidoglycan

  1. Hình thể vi khuẩn do cấu trúc nào quyết định?!

  • Vách tế bào.

  1. Tên nhà khoa học được gọi là cha đẻ ngành VSV?!

  1. Thức ăn cung cấp năng lượng cho VK chủ yếu là?!

  • VK quang dưỡng: thức ăn chủ yếu là ánh sáng mặt trời.

  • VK hóa dưỡng: thường lấy năng lượng từ các chất vô cơ hoặc hữu cơ.

  1. Tính chất bắt màu trong nhuộm gram của VK do?! (Tr 17)

  • Độ dày và thành phần hóa học của vách tế bào.

Xem thêm chi tiết ở ĐÂY.

  1. Thành phần hóa học của lông VK?!

  • Protein.

  1. VK kháng kháng sinh bằng cách nào?!

  • VK kháng kháng sinh bằng cách:

  • Tạo enzyme làm biến đổi hoặc phá hủy phân tử kháng sinh.

  • Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương.

  • Làm thay đổi vị trí tác động của kháng sinh.

  • Thay đổi đg chuyển hóa hoặc tạo ra isoenzym nên bỏ qua tác dụng của kháng sinh.

  • Tăng tổng hợp enzyme chuyển hóa để bù vào lượng enzyme đã bị KS tác động.

  1. Lớp kháng thể duy nhất qua được hàng rào nhau thai?!

  • IgG là loại immunoglobulin monomer (mono=1), là kháng thể phổ biến nhất trong máu, sữa non và các dịch mô.

  1. Tên nhà bác học người Hà Lan chế tạo kính hiển vi đầu tiên?!

  • Antoni van Leeuwenhoek

  1. Một trong những biện pháp để hạn chế kháng thuốc ở VK?!

  • Dùng KS điều trị khi chắc chắn nhiễm khuẩn, không dùng bao vây.

  • Chọn KS theo KS đồ, ưu tiên KS phổ hẹp, đặc hiệu.

  • Dùng KS đúng liều lượng, thời gian và phối hợp KS hợp lý.

  • Tránh làm lan truyền vi khuẩn đề kháng.

  1. VK có thể phát triển được cả trên môi trường có O2 và không có O2 gọi là VK gì?!

  • VK kỵ khí kiêm ưa khí.

  1. VK chịu được nhiệt độ?!

  • VK chịu nhiệt (thermophile)

  1. Nồng độ cồn bao nhiêu có khả năng diệt VK cao nhất?!

  • Cồn 700.

  1. Thử nghiệm kháng sinh đồ?! Ý nghĩa?!

  • Phương pháp kháng sinh đồ là phương pháp kiểm tra để tìm ra loại kháng sinh mẫn cảm đối với một dòng vi khuẩn gây bệnh nào đó

  • Khi đã có kháng sinh đồ thì chắc chắn bệnh sẽ chữa khỏi nhanh và thuốc được chỉ định chính xác.


Staphylococcus

  1. Sự đề kháng penicillin của VK tụ cầu vàng là do có khả năng tiết men nào?!

  • Penicillinase.

  1. Tính chất sinh hóa để phân biệt giữa liên cầu với tụ cầu?!

  • Phân biệt giữa tụ cầu và liên cầu ta dùng test catalase

Vi khuẩn nhóm

Catalase

Tụ cầu

(+)

Liên cầu

(-)




  1. Enterotoxin của tụ cầu vàng là gì?!

  • Enterrotoxin là độc tố ruột của tụ cầu vàng. (chi tiết hơn ở ĐÂY)

  1. Đặc điểm hình thể, tính chất bắt màu của tụ cầu?!

  • Hình thể: vi khuẩn có hình cầu, có kích thước khoảng 1, tụ thành đám như chùm nho. Trong môi trường nuôi cấy có thể đứng riêng rẽ, từng đôi hoặc thành chuỗi ngắn, không sinh bào tử, không di động.

  • Tính chất bắt màu: Gram dương (có thể chuyển sang Gram âm trên các nuôi cấy lâu ngày).

  1. Khả năng gây bệnh của tụ cầu?!

Nhiễm khuẩn ngoài da

Khi kí sinh ở da, S. aureus có thể xâm nhập qua các lỗ chân lông, chân tóc hoặc các tuyến dưới da gây nên các ồ áp xe, mụn nhọt, viêm nang lông, đầu đinh.

Nhiễm khuẩn các cơ quan bên trong cơ thể

S. aureus có thề xâm nhập qua đường hô hấp gây nên viêm phổi. Nó còn hây nên viêm xoang, viêm tai, viêm cơ, viêm xương…

Nhiễm khuẩn huyết

Từ nhiều vị trí nhiễm khuẫn khác nhau như ở da, cơ, xương, vết thương, vết phỏng… vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu hay nên nhiễm khuẩn huyết. Tử máu chúng lại đi đến các cơ quan trong trong cơ thể gây nên nhiều ổ áp xe.

Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp

Do ăn phải thức ăn có độc tố ruột (enterotoxin) của tụ cầu. Bệnh nhân đau bụng, nôn mửa và đi ngoài dữ dội (ban đầu là phân lẫn nước, về sau đi ngoài và nôn chủ yếu là nước)

Cũng có thể xảy ra do uống kháng sinh lâu ngày đẩn đến loạn khuẩn ruột.



Nhiễm khuẫn bệnh viện

S. aureus là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp ở các vết thương, vết bỏng, vết mổ, ống dẫn lưu.

Hội chứng sốc nhiễm độc

S. aureus phát triển với số lượng lớn ở bông băng, vết thương tiết ra TSST( toxic shock syndrome toxin) gây sốc. Hay gặp ở vết thương nhiễm khuẩn hoặc dùng bông băng dày, bẩn trong chu kì kinh nguyệt.




  1. S. aureus sinh sắc tố?!

  • S. aureus sinh sắc tố vàng (nên dược gọi là tụ cầu vàng).

  1. Tính chất sinh hóa để phân biệt giữa tụ cầu và liên cầu?!

  • Phân biệt giữa tụ cầu và liên cầu ta dùng test catalase (xem lại câu 104)

  1. Độc tố gây ngộ độc thức ăn của tụ cầu khuẩn có đặc điểm?!

  • Là những protein do vi khuẩn tiết ra, có khối lượng phân tử từ 28000-30000 Da.

  • Enterotoxin có tính kháng nguyên và chịu được nhiệt đô cao 1000C trong vòng 30 phút.

  • Được chia làm 6 type khác nhau và kí hiệu tử A-F. Trong đó type B có độc tính, tính bền, tính chịu nhiệt là cao hơn cả.

  1. Hai loại kháng nguyên quan trọng nhất của S. aureus?!

  • Hai loại kháng nguyên quan trọng nhất của S. aureus là kháng nguyên polysaccharid và kháng nguyên protein (chi tiết ở ĐÂY)

  1. S. aureus kháng kháng sinh họ -lactam theo cơ chế chủ yếu nào?!

  • S. aureus có khả năng tiết ra enzym -lactamase là mất hiệu lực của kháng sinh nhóm -lactam.

  1. Staphylococus thường kí sinh ở?!

  • Staphylococus thường kí sinh trên daniêm mạc mũi, họng.

  1. Các vi khuẩn Staphylococus, Streptococus, Clostridium có đặc điểm nào giống nhau?!

  • Gram dương.

  1. Chẩn đoán xác định Staphylococus. areus với những đặc điểm sinh học nào?!

  • Các đặc điểm: Sắc tố vàng, tan máu, lên men đường mantose, tạo thành coagulase


Neisseria.sp (song cầu gram âm)

  1. Mô tả kính hiển vi não mô cầu, lậu cầu?!

  • Não mô cầu: cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê 0,8 x 0,6 m, thường đứng thành đôi riêng lẻ hoặc thành đám nhỏ. Xem trực tiếp từ bệnh phẩm có thể tìm thấy vi khuẩn ở trong bạch cầu đa nhân. Vi khuẩn không lông, nhiều chủng có vỏ.

  • Lậu cầu là cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê, kích thước 0,8 x 0,6 m, thường xếp thành đôi. Trong lậu cấp tính, lậu cầu thường rất nhiều và nằm trong bạch cầu đa nhân. Trong lậu mạn tính lậu cầu ít hơn thường nằm ngoài tế bào.

  1. Phân biệt não mô cầu và lậu cầu?!




Oxydase

Catalase

Glucose

Mantose

Saccharose

Não mô cầu

(+)

(+)

(+)

(+)

(-)

Lậu cầu

(+)

(+)

(+)

(-)

(-)




  1. Đặc điểm hình thể của vi khuẩn giang mai?!

  • Vi khuẩn giang mai có dạng hình xoắn mảnh dài 8-20 µm, rộng 0,1-0,2 µm vi khuẩn có từ 8 đến 14 vòng xoắn đều, mổi vòng xoắn cách nhau khoảng 1 µm. Vi khuẩn không có vỏ, không tạo nha bào, chúng có lông ở 2 đầu nhưng không di động bằng lông mà bằng sự uốn khúc các vòng lượn và quay quanh trục của nó.


Helicobacteria pylori

  1. Nhờ đặc điểm nào mà vi khuẩn halicobacteria pylori có khả năng tốn tại lâu dài trong môi trường acid dạ dày?!

  • H. pylori có khả năng tồn tại lâu dài ở dạ dày, trong môi trường có độ pH thường xuyên là 2,5 đến 3. Điều này liên quan đến một enzym của H. pylori có tên là urease. Enzym urease của H.pylori có hoạt tính cao làm phân huy urê trong dịch dạ dày tạo thành một lớp đệm amonia bao quanh vi khuẩn, làm cho chúng có khả năng chịu đựng được acid của dạ dày.

  1. Tiêu bản nhuộm Gram vi khuẩn H. pylori có dạng?!

  • Trong tiêu bản nhuộm Gram chúng thể hiện hình thể đặc trưng: hình chữ S, dấu ~ , dấu ? , hình cánh cung

  1. Vi khuẩn H.pylori có kháng nguyên nào quan trọng?!

  • Các kháng nguyên quan trọng: Lông, urease, CagA, VacA.

  1. Một trong những điều kiện để vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển tốt?!

  • pH kiềm, môi trường có máu.


Streptococcus

  1. Hemolysin của streptococcus?!

  • Là yếu tố gây tan hồng cầu

Chi tiết xem ở ĐÂY

  1. Kháng thể chống lại kháng nguyên M có tác dụng gì?!

  • Kháng thể có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi liên cầu.

  1. Bệnh nhiễm thứ phát do liên cầu?!

  • Nhiễm khuẩn huyết, viền màng trong tim. Viêm thận và viêm khớp là 2 thể đặc biệt sau nhiễm liên cầu.

  1. Loại liên cầu khuẩn thường gặp nhất gây bệnh cho người?!

  • Nhóm A (nhiều nhất): mô mềm và đường hô hấp

  • Nhóm B nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não

  • Nhóm c và G: ở động vật

  • Nhóm D: đường ruột, viêm màng trong tim, ung thư đại tràng

  • Nhóm I, J, L: đường hô hấp

  • Nhóm E, F, K, L, M, N, G, H, O, P, Q, U: động vật

  1. Ký hiệu tính chất tan huyết của vi khuẩn liên cầu?!

  • α hoặc β.

  • Lưu ý còn các dạng: αγ, γ, βγ, αβγ.

  • Không có: αα, ββ

  1. Phản ứng huyết thanh chẩn đoán viêm khớp?!

  • ASO.

  1. Độc lực của Streptococcus gồm các yếu tố?!

  • Hemolysin: gây tan hồng cầu

  • Streptokinase: có khả năng phân hủy fibrin và protein, có khả năng lam tan huyết khối

  • Hyaluronidase: có khả năng xâm nhập sâu vào mô (yếu tố lan tràn). Tính khángnguyên đặc hiệu cho từng loại vi khuẩn và đặc hiệu cho nguồn và tổ chức mô

  • Pyrogenic exotoxins: gồm 3 nhóm A, B, C. gây sốt phát ban da máu đỏ tươi

  • DPNase: có khả năng tiêu diệt bạch cầu

  • Một số enzyme khác: phân hủy protein và đường

  • Streptodornase: phân hủy AND, làm hóa lỏng mủ và hoại tử mô, có khả năng kích hình thành kháng thể đặc hiệu.


Vi khuẩn tả (Vibrio)

  1. Kháng nguyên vi khuẩn tả gồm?!

  • Kháng nguyên O của phẩy khuẩn: kháng nguyên thân, kháng nguyên quan trọng. Bản chất là polisaccharid .

  • Kháng nguyên H: đang nghiên cứu

  • Kháng nguyên độc tố: độc tố ruột entertoxin

  1. Nhiễm phẩy khuẩn tả có biểu hiện gì?!

  • Mất nhiều nước và điện giải, gây tiêu chảy cấp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong do mất nước và điện giải.

  1. Kháng nguyên O của vi khuẩn tả có bản chất là?!

  • Polysaccharid.

  1. Điều kiện tối ưu để phẩy khuẩn tả phát triển?!

  • Nhiệt độ: 15-18

  • Nồng độ muối: 5-20%

  • PH kiềm nhẹ: tối đa 8

  • Nhiều chất dinh dưỡng và sinh vật phù du giúp phẩy khuẩn ký sinh

  1. Trên thạch TCBS, khúm tả có màu điển hình gì?!

  • TCBS vì trong môi trường saccaroza khuẩn lạc có màu vàng nền xanh của đĩa thạch.

  • Là loại phẩy khuẩn ưa khí bắt buộc.


Vi khuẩn lỵ (Shigella)

  1. Kháng nguyên quan trọng nhất của trực khuẩn lỵ?!

  • Kháng nguyên nội độc tố: kháng nguyên thân O.

  • Kháng nguyên C: ko quan trọng.

  1. Bản chất của kháng nguyên O của trực khuẩn lỵ?!

  • Polysaccharid

  1. Các biện pháp phòng bệnh trực khuẩn lỵ?!

  • Con đường lây bệnh: bàn tay, phân, miệng, ruồi

  • Biện pháp:

  • Giáo dục y tế cho toàn dân

  • An toàn thực phẩm

  • Cung cấp nước sạch

  • Xử lý tốt mầm bệnh

  1. Tính chất sinh hóa của trực khẩn lỵ?!

  • Gram âm, 0,3-0,5x1-3µm, ko có vỏ, không có lông, ko bào tử.

  • Vừa ưa khí, vừa kị khí.

  • Phát triển được trên các thạch thường: ss, Mac conkey, XLD.

  • Nhiệt độ thích hợp 370C.

  • Khuẩn lạc dạng S

  • Có khả năng phân hủy glucose nhưng ko lên men lactose, vi khuẩn lên men không sinh khí.

  1. Nhiễm trực khuẩn lỵ có biểu hiện?!

  • Đau bụng đột ngột, kéo dài, sốt và đi ngoài ra nước, mót rặn, đi ra nhày máu.

  1. Các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học xác định Shigella?!

  • Phương pháp hiển vi: nhuộm Gram

  • Nuôi cấy:

  • Bệnh phẩm: phân

  • Chẩn đoán huyết thanh:

  • Làm phản ứng ngưng kết các nhóm A, B, C, D

  • Phản ứng huyết thanh tìm kháng thể: IgA/đường tiêu hóa, IgG/máu

  • Xác định khuẩn lạc

  • Mac conkey: lồi, không màu, 2-3mm.

  • Thạch XLD: đỏ, nhẵn, 1-2mm.

  • DCA ko màu, trong, kích thước 2-3mm.

  1. Dưới đây là tính chất sinh học của Shigella, ngoại trừ:

  2. Độc tố ruột Enterotoxin của Shigella tác động lên?!

  • Niêm mạc đại tràng.

  • Hệ thần kinh trung ương.

  1. Trên môi trường SS, để phân biệt Salmonella và Shigella dựa vào đặc điểm?!

  • Shighella: không sinh khí

  • Salmonella: sinh H2S.

Lao

  1. Đặc điểm hình thể của trực khuẩn lao?!

  • Hơi cong và mảnh.

  1. Dựa vào đặc điểm nào sau đây mà người ta gọi vi khuẩn lao là vi khuẩn kháng cồn kháng acid?!

  • Không bị tẩy màu, có khả năng tồn tại trong cồn, acid.

  1. Các môi trường thường dùng để nuôi cấy vi khuẩn Lao?!

  • Loewenstein (đặc) và Sauton (lỏng).

  1. Thử nghiệm tuberculin được tiêm ở đâu?!

  • Dưới da cánh tay.

  1. Tên vaccin phòng vi khuẩn lao?!

  • Bacillus Calmette-Guerin (thường viết tắt là BCG)

  1. Trực khuẩn lao có thể xâm nhập vào cơ thể bằng đường nào?!

  • Hô hấp hoặc tiêu hóa.

  1. Nồng độ acid trong dung dịch cồn acid sử dụng trong phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen?!

  • 3%

  1. Phản ứng Mantoux(+) có ý nghĩa?!

  • Phản ứng Mantoux là test da dùng để phát hiện một người đã từng bị nhiễm trực khuẩn lao, phản ứng có độ nhạy tốt, tuy nhiên, do chỉ giúp đánh giá tình trạng phơi nhiễm với vi khuẩn lao do vậy độ đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh lao thấp.

  1. Đặc điểm nổi bật khi mô tả bệnh phong cùi?!

  • Tổn thương da và niêm mạc.


Vi khuẩn thương hàn (Salmonella)

  1. Vi khuẩn Salmonella tạo khuẩn lạc tâm đen trên môi trường SS là do có đặc điểm?!

  • Thiosulfate natri làm nguồn cung cấp sulfur để xảy ra quá trình sinh ra hydrogen sulfid. Khi hydrogen sulfid hiện diện trong môi trường thì sẽ tạo thành chất kết tủa màu đen ở giữa khuẩn lạc.

  1. Đặc điểm hình thể của vi khuẩn thương hàn?!

  • Hình que, có lông.

  1. Trực khuẩn thương hàn gồm các loại kháng nguyên?!

Trực khuẩn có 3 loại kháng nguyên chính:

  • Kháng nguyên O: Là kháng nguyên thân, bản chất là Lipopolysaccharid (LPS). Đây chính là nội độc tố của vi khuẩn, chỉ được giải phóng ra khi vi khuẩn bị phá huỷ.

  • Kháng nguyên H: Là kháng nguyên lông, bản chất là protein.

  • Kháng nguyên K (còn gọi là kháng nguyên vi): Là kháng nguyên vỏ, bản chất là polysaccharid (PS). Kháng nguyên vi chỉ có ở 2 loài S. typhi và S. paratyphi C. Kháng nguyên vi cản trở quá trình thực bào và ngăn cản hoạt động của bổ thể.

  1. Trong các phương pháp phòng bệnh thương hàn thì phương pháp nào là phương pháp có giá trị nhất?!

  • Sử dụng vaccin chiết từ kháng nguyên vi của Salmonella.

  1. Độc tố nào quyết định tính chất gây bệnh của Salmonella?!

  • Nội độc tố.

  1. Đặc điểm chung của họ vi khuẩn đường ruột?!

  • Lên men glucose.

  • Khử nitrat thành nitrit.

  • Oxydase (-)

  • Không sinh nha bào.

  1. Đặc điểm của vi khuẩn E.Coli?!

  • Gram (-), một số có lông, không sinh nha bào.


Vi khuẩn uốn ván

  1. Độc tố uốn ván?!

  • Ngoại độc tố:

  • Tetanolysin: gây tan hồng cầu

  • Tetanospasmin: tác động lên hệ thống thần kinh

  1. Đặc điểm hình thể của vi khuẩn uốn ván?!

  • Hình que, không có vỏ, có lông, di động.

  1. Kháng độc tố uốn ván có tác dụng gì?!

  • Trung hòa độc tố uốn ván.

  1. Trực khuẩn uốn ván cần nuôi cấy trong môi trường hiếu khí hay kỵ khí?!

  • Kỵ khí tuyệt đối.




tải về 182.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương