Virus Định nghĩa virus?!


Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh)



tải về 182.39 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích182.39 Kb.
#32344
1   2   3
Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh)

  1. Trực khuẩn mủ xanh có tính chất sinh hóa nổi bật?!

  • Oxydase.

  • Catalase (+)

  1. Kháng nguyên của trực khuẩn mủ xanh?!

  • Kháng nguyên liên kết với tế bào vi khuẩn: H, O.

  • Kháng nguyên ngoại bào.


Miễn dịch (Kháng nguyên – Kháng thể)

  1. Thế nào là đáp ứng miễn dịch tế bào?!

  • Kháng nguyên của cơ thể nhận ra và thanh lọc các tác nhân gây bệnh nội bào, các tế bào nhiễm virut, các tế bào ung thư và các mảnh ghép lạ.

  1. Kháng huyết thanh có nguồn gốc từ?!

  • Cơ thể động vật hoặc cơ thể người.

  1. Đặc điểm của ĐƯMD đặc hiệu, ĐƯMD không đặc hiệu?!

  • Đặc hiệu:

  • Không có sẵn khi mới sinh.

  • Được hình thành khi tiếp xúc với kháng nguyên (tự nhiên hoặc dùng vaccin)

  • Gồm ĐƯMD dịch thể và ĐƯMD trung hòa.

  • Không đặc hiệu:

  • Là sự bảo vệ cơ thể trước quá trình xâm nhập của vật thể lạ.

  • Không cần tiếp xúc trước với vật lạ đó (miễn vật nào được coi là lạ xâm nhập vào là bụp)

  1. Nguyên tắc khi sử dụng kháng huyết thanh?!

  • Dùng ngay sau khi nhiễm độc tố mạnh.

  • Tiêm ít lần với nồng độ cao.

  • Sau khi tiêm, miễn dịch có ngay lập tức nhưng không bền.

  • Dùng phối hợp với kháng sinh, vaccin.

  1. Miễn dịch đặc hiệu nhân tạo được tạo ra bằng cách nào?!

  • Tiêm vaccin.

  1. Kháng thể này có thể phản ứng với kháng nguyên kia gọi là?!

  • Miễn dịch chéo.

  1. Trọng lượng phân tử của kháng nguyên liên quan ntn đến tính kháng nguyên?!

  • Trọng lượng phân tử càng lớn thì kháng nguyên kích thích đáp ứng miễn dịch càng mạnh.

  1. Tính chất của kháng nguyên?!

  • Tính sinh miễn dịch (tính lạ của kháng nguyên; cấu tạo hóa học KN; cách gây miễn dịch và liều lượng kháng nguyên; sự di truyền và khả năng đáp ứng của cơ thể vật chủ)

  • Tính đặc hiệu.

  1. Kháng thể là gì?!

  • Là những Globulin miễn dịch (Ig) do những tế bào Lympho B được hoạt hóa tạo ra do kích thích của các yếu tố hỗ trợ từ tế bào Lympho T và sự hiện diện của kháng nguyên.

  1. Tính đặc hiệu của kháng nguyên do đâu?!

  • Mỗi kháng nguyên có một cấu trúc đặc hiệu riêng.

  • Khả năng nhận biết một cách đặc hiệu của các tế bào lympho do có thụ thể cho từng loại kháng nguyên.

Tính đặc hiệu của kháng nguyên không phải do toàn bộ cấu trúc của cả phân tử kháng nguyên quyết định mà do những quyết định kháng nguyên (eptiop) quyết định:

Eptiop có 2 chức năng:



  • Kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên đó

  • Làm vị trí để kháng thể hoặc tế bào lympho T mẫn cảm có thể gắn vào một cách đặc hiệu.

  1. Những người có chỉ định tạm hoãn dùng vaccin?!

  • Suy giảm miễn dịch nặng như bệnh nhân AIDS tiến triển.

  • Bệnh ác tính toàn thân: leucemie, lymphoma…

  • Bệnh nhân đang điều trị corticoid toàn thân liều cao, thuốc chống chuyển hóa, độc tế bào, xạ trị chống ung thư.

  1. Kháng nguyên là gì?!

  • Là những chất có khả năng kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch và tạo ra phản ứng với các sản phẩm miễn dịch này.

  1. Kháng nguyên có tính chất:

  • Tính sinh miễn dịch.

  • Tính đặc hiệu.

  1. Yếu tố nào có tính quyết định quá trình nhiễm khuẩn?!

Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Độc lực (yếu tố quyết định)

  • Đủ Số lượng

  • Đường xâm nhập

  1. Tính chất của phản ứng kháng nguyên - kháng thể?!

  • Sự liên kết giữa kháng nguyên với kháng thể hay giữa kháng nguyên với tế bào lympho luôn mang tính đặt hiệu cao. Tính đặt hiệu này tương tự như giữa enzyme với cơ chất, nghĩa là khớp với nhau như khóa với chìa…

  • Kháng thể hay tế bào Lympho không phải liên kết với toàn bộ kháng nguyên mà chỉ với một phần nhất định của kháng nguyên gọi là quyết định kháng nguyên (eptiop)

  1. Kháng huyết thanh (KHT) là gì?!

  • Là huyết thanh có chứa kháng thể đặc hiệu.

  • Được đưa vào cơ thể nhầm tăng cường kháng thể cho cơ thể (thụ động); chống lại tác nhân gây bệnh

  • KHT khác loài: thường dùng KHT ngựa cừu

  • KHT cùng loài: là các globulin tách triết từ huyết thanh người.

  1. Nguyên tắc chích ngừa vaccin? (Nguyên tắc sử dụng vaccine)

  • Vaccin để phòng bệnh phải được sử dụng trên phạm vi rộng, đạt tỷ lệ cao.

  • Sử dụng vaccine phải đúng đối tượng

  • Tiêm đúng thời gian và đúng khoảng cách giữa các lần tiêm chủng

  • Sử dụng phải đúng đường đưa vaccin vào cơ thể và đúng liều lượng.

  • Biết cách phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn

  • Bảo quản vaccine đúng qui định

  1. Những đặc điểm của bệnh truyền nhiễm?!

  • Bệnh truyền nhiễm là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền qua người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

  • Do một mầm bệnh gây ra

  • Có thể lan truyền thành dịch

  1. Nhiễm khuẩn là gì?! (Nhiễm khuẩn = Nhiễm trùng)

  • Chỉ sự xâm nhập của vsv vào cơ thể con người

  • Quá trình nhiễm trùng là sự tác động qua lại giữa vi sinh vật gây bệnh và cơ thể người trong những điều kiện nhất định của môi trường

  1. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào các yếu tố?!

Phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Độc lực

  • Đủ Số lượng

  • Đường xâm nhập

Quan hệ giữa độc lực và số lượng tỉ lệ nghịch với nhau, độc lực mạnh thì số lượng cần thiết để gây bệnh nhỏ và ngược lại.

  1. Nhược điểm của phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng trung hòa trong chuẩn đoán huyết thanh?!

  • Nhược điểm của phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu là hay cho phản ứng dương tính giả.

  • Không xác định được số lượng kháng nguyên có trong cơ thể.

  • Tính đặc hiệu không cao (nhầm lẫn kháng nguyên hay vi khuẩn, virus không có kháng thể đặc hiệu chống lại)

  1. Trong các bệnh nhiễm trùng, kháng thể nào xuất hiện muộn nhưng tồn tại lâu dài?!

  • Sự xuất hiện của IgG thường muộn hơn IgM nhưng nó tồn tại lâu hơn.

  1. Sự phối hợp và thông tin giữa các tế bào miễn dịch là do chất nào?!

  • Cytokine là các protein hay glycoprotein không phải kháng thể được sản xuất và phóng thích bởi các tế bào bạch cầu viêm và một số tế bào khác không phải bạch cầu. Các protein này hoạt động trong vai trò là các chất trung gian điều hòa giữa các tế bào trong cơ thể.

  1. Lớp kháng thể nào chiếm tỉ lệ cao nhất?! KT nào qua được hàng rao nhau thai?!

  • Bản chất kháng thể là globulin bao gồm 5 lớp Globulin miễn dịch: IgA, IgD, IgE, IgG, IgM. Trong đó IgG và IgM chiếm tỉ lệ chủ yếu trong dịch thể

  • Kháng thể IgG chiếm tỉ lệ cao nhất.

  • Kháng thể IgG là kháng thể duy nhất qua được hàng rào nhau thai.

Phụ Lục

Câu 10. Chẩn đoán bệnh nhiễm virus nhờ các phương pháp nào?!



  • Phản ứng ngưng kết hồng cầu: phản ứng tìm kháng thể. Kháng nguyên của vi khuẩn được gắn lên hồng cầu (hay hạt latex) khi tiếp xúc với kháng thể sẽ làm cho hồng cầu ngưng kết.

  • Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu: phản ứng tìm kháng nguyên. Kháng nguyên của vi khuẩn được gắn lên hồng cầu cừu hay hạt latex. Cho kháng thể đặc hiệu và hồng cầu đã gắn kháng nguyên gặp nhau sẽ gây ra ngưng kết hồng cầu. Nếu như trong mẫu bệnh phẩm có kháng nguyên thì kháng thể sẽ không gắn với kháng nguyên trên hồng cầu, từ đó không gây ra sự ngưng kết hồng cầu.

  • Phản ứng miễn dịch huỳnh quang: kháng thể đặc hiệu với vi khuẩn đã gắn chất màu huỳnh quang (FITC - fluorescein isothocyannate) để phát hiện vi khuẩn có trong bệnh phẩm. Xem dưới kính hiển vi huỳnh quang sẽ thấy vi khuẫn phát màu, đây là cơ sở để nhận biết sự tồn tại của vi khuẩn.

  • Kĩ thuật Elisa: (trích dẫn một đoạn) Nguyên tắc: Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay- xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme) có rất nhiều dạng mà đặc điểm chung là đều dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó kháng thể được gắn với một enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp (thường là nitrophenol phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể với kháng nguyên và thông qua cường độ màu mà biết được nồng độ kháng nguyên hay kháng thể cần phát hiện.

  • Phương pháp PCR: là phương pháp xác định vi khuẩn và số lượng vi khuẩn dựa trên việc khếch đại bộ gen (AND) của vi khuẩn.

Nhấn vào ĐÂY để quay lại.

Câu 11. Thành phần cấu tạo vỏ ngoài của virus?!



  • Các virus như Herpesviridae, Flaviviridae, Orthomyxoviridae, Paramyxoviridae,... còn có thêm một lớp vỏ bao bọc ngoài capsid gọi là envelope hoặc peplos:

  • Bản chất hóa học của vỏ ngoài là một phức hợp lipid, protein và gluxit.

  • Vỏ ngoài có nguồn gốc từ màng bào tương hoặc màng nhân của tế bào chủ nhưng đã bị virus cải tạo và mang tính kháng nguyên đặc hiệu cho virus.

  • Vỏ ngoài có thề bị các dung môi hòa tan lipid (như ether, muối mật , ...) phá hùy.

  • Vỏ ngoài của virus có chức năng:

  • Tham gia vào sự bám của virus vào tế bào cảm thụ.

  • Tham gia vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào sau chu kỳ nhân lên.

  • Những virus không có vỏ ngoài gọi là virus trần.

Nhấn vào ĐÂY để quay lại.

Câu 13. Hậu quả của sự giải phóng virus ra khỏi tế bào?!



  1. Tế bào bị hủy hoại:

Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu hết các tế bào bị phá hủy. Do các hoạt động bình thường của tế bào bị ức chế, các chất cần thiết cho tế bào không được tổng hợp mà chỉ tổng hợp ra các hạt virus mới vì vậy tế bào bị chết. Đây là trường hợp hay gặp nhất.

Ở nuôi cấy tế bào in vitro có thể thấy các tế bào bị nhiễm virus biến dạng, dính lại với nhau, ly giải .



  1. Tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể

Virus có thể làm cho nhiễm sắc thể của tế bào chủ bị gãy, bị phân mảnh, bị đảo lộn về trật tự sắp xếp và gây ra các hậu quả như:

  1. Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu:

Ở phụ nữ có thai, đặc biệt trong ba tháng đầu của thời kỳ mang thai, mà bị nhiễm virus thì sự làm sai lệch nhiễm sắc thể có thể dẫn tới một số thiếu hụt bẩm sinh trong quá trình hình thành bào thai và gây ra trạng thái nhiễm virus cho bào thai.

  1. Tế bào tăng sinh vô hạn tạo khối u:

Các tế bào bị nhiễm một số loại virus (chủ yếu là các virus gây ra khối u) có hiện tượng mất ức chế tiếp xúc khi tế bào sinh sản nên tạo ra những đám tế bào chồng chất lên nhau.

  1. Tạo ra các tiểu thể đặc trưng cho các virus khác nhau:

Trong các tế bào nhiễm virus có thể xuất hiện các thể vùi ở trong nhân (Adenovirus ), hoặc trong bào tương (tiểu thể Negri của virus dại), hoặc ở cả hai nơi (virus sởi). Bản chất các tiểu thể có thể do tích tụ những virion hoặc những thành phần của virion hoặc có thể là các hạt phản ứng của tế bào khi nhiễm virus.

Các tiểu thể này có thể nhuộm soi thấy dưới kính hiển vi quang học và dựa vào đó có thể chẩn đoán gián tiếp sự nhiễm virus trong tế bào.



  1. Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP: Defective interfering particles)

Hạt virus không hoàn chỉnh là virus chỉ có capsid, không có hoặc có không hoàn chỉnh axit nucleic. Do vậy các hạt DIP không có khả năng nhân lên độc lập khi vào trong các tế bào, có nghĩa là hạt DIP không có khả năng gây nhiễm trùng cho tế bào. Những hạt DIP có thể giao thoa đặc hiệu với những virus đồng chủng .

  1. Các hậu quả của sự tích hợp genom virus vào ADN tế bào chủ

Axít nucleic của virus tích hợp vào ADN của tế bào chủ có thể dẫn tới các hậu quả khác nhau:

  • Chuyển thể tế bào (transformation) và gây nên các khối u hoặc ung thư.

  • Làm thay đổi kháng nguyên bề mặt của tế bào.

  • Làm thay đổi một số tính chất của tế bào.

  • Tế bào trở thành tế bào sinh tan.

  1. Kích thích tế bào tổng hợp Interferon:

Interferon là những glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 17.000 - 25.000 Daltons do các tế bào tổng hợp ra sau khi bị kích thích bởi các chất cảm ứng sinh interferon như các virus hoặc các chất cảm ứng khác.

Có 3 loại Interferon: Interferon-alpha, interferon-beta và interferon-gama. Các loại này được phân biệt bởi các kháng thể đặc hiệu. Interferon-alpha thường do các tế bào bạch cầu sinh ra. Interferon-beta được sản xuất bởi các nguyên bào sợi. Interferon-gama là một lymphokin do các tế bào lympho T sinh ra.

Một số tính chất của interferon:


  • Tính kháng nguyên yếu.

  • Xuất hiện sớm (vài giờ) sau kích thích của chất cảm ứng.

  • Tính chất chống virus của interferon mang tính đặc hiệu loài nhưng không đặc hiệu với virus: Interferon do các tế bào loài nào sinh ra thì chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus ở tế bào của loài đó (ví dụ chỉ có interferon sản xuất từ các tế bào có nguồn gốc từ người mới có tác dụng bảo vệ cho người). Trái lại, interferon có phổ tác dụng rộng ức chế sự nhân lên của nhiều loại virus khác nhau chứ không phải chỉ với virus đã cảm ứng sinh interferon.

  • Interferon không tác động trực tiếp lên virus như kháng thể mà phản ứng ức chế sự nhân lên của virus xảy ra bên trong tế bào.

Cơ chế sinh interferon của tế bào:

  • Ở tế bào người có 15 gen khác nhau mã hóa cho interferon-alpha, chỉ có 1 gen mã hóa cho interferon-beta và 1 gen mã hóa cho interferon-gama.

  • Bình thường các gen này ở trạng thái ức chế và không hoạt động. Các chất cảm ứng sinh interferon có tác dụng giải ức chế cho các gen này làm cho chúng trở lại dạng hoạt động và do đó tế bào sẽ tổng hợp ra các Interferon. Chất cảm ứng quan trọng nhất đối với các gen alpha và beta là các virus, nhưng đối với gen gama là các chất hoạt hóa lympho bào T.

  • Hai loại interferon-alpha và interferon-beta có tác dụng chống virus mạnh hơn so với interferon-gama. Các interferon-gama có tác dụng điều hòa miễn dịch và ức chế các tế bào ung thư mạnh hơn các interferon-alpha và interferon-beta.

Cơ chế tác dụng chống virus của interferon:

  • Interferon gắn vào các thụ thể đặc hiệu dành cho interferon ở trên bề mặt màng tế bào, gây ra giải ức chế một số gen mã hóa các protein ức chế virus. Dưới tác dụng kích thích của interferon có ít nhất 2 gen của tế bào được hoạt hóa để tổng hợp ra 2 enzyme đó là: elF2 kinase và 2’, 5’-oligoadenylate synthetase.

  • elF2 là yếu tố khởi động cần thiết cho việc gắn ARN thông tin vào ribosome; elF2 kinase phosphoryl hóa yếu tố elF2 và làm bất hoạt elF2 do đó ngăn cản sự tổng hợp protein của virus.

  • Oligoadenylate có tác dụng hoạt hóa ribonuclease của tế bào để phân hủy ARN thông tin của virus, do đó ức chế sự tổng hợp protein virus.

Như vậy, interferon chỉ thể hiện tác dụng chống virus ở trong tế bào sống và thực chất là kích thích tế bào dùng cơ chế enzyme để phân hủy ARN thông tin của virus và ức chế tổng hợp protein của virus.

Nhấn vào ĐÂY để quay lại.

Câu 19. Để lập bản đồ gen của virus người ta có thể dùng các kỹ thuật?!


  1. Điện di phân tích ADN và ARN

Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để phân tích ADN và ARN, nhưng cho đến nay điện di trên gel là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ ưu điểm nhanh và tương đối đơn giản. Nguyên tắc của phương pháp là do: dưới tác động của điện trường, các phân tử ADN (thường tích điện âm) khác nhau về kích thước, điện tích, mức độ cuộn xoắn và dạng phân tử (mạch thẳng hay mạch vòng) sẽ di chuyển qua hệ mạng của gel từ cực âm (cathode) sang cực dương (anode) với tốc độ di chuyển khác nhau.

Sử dụng enzym giới hạn trong phân tích ADN người ta phải cắt các phân tử ADN kích thước lớn thành các phân đoạn nhỏ. Công việc này được thực hiện bởi một nhóm các enzym đặc biệt gọi là enzym giới hạn.



  1. Các phương pháp lai phân tử và mẫu dò

Các phân tử ADN sợi kép có một tính chất đặc biệt là khả năng biến tính (phân tách thành hai mạch đơn) và hồi tính (hai mạch đơn có trình tự bổ trợ có xu hướng liên kết trở lại khi vắng mặt các tác nhân gây biến tính). Khả năng liên kết bổ trợ giữa các bazơ nitơ cũng cho phép hai mạch ADN có nguồn gốc khác nhau nhưng có trình tự bổ trợ liên kết với nhau trong điều kiện phù hợp (về nhiệt độ, độ pH, ion hóa …) để tạo nên một phân tử ADN mới. Hiện tượng liên kết như vậy cũng có thể xảy ra giữa hai mạch ADN với nhau, hoặc giữa hai mạch ARN hoặc giữa ADN và ARN. Phân tử axit nucleic sợi kép mới hình thành được gọi là phân tử lai và quá trình kết cặp giữa các bazơ thuộc hai mạch đơn axit nucleic có nguồn gốc khác nhau theo nguyên tắc bổ trợ như vậy được gọi là quá trình lai phân tử.

  1. Tách dòng phân tử và xây dựng thư viện hệ gen

Khái niệm về tách dòng phân tử và thư viện hệ gen

Tách dòng phân tử (molecular cloning) là khái niệm chỉ một nhóm phương pháp được sử dụng để:



  • Phân lập một một trình tự gen (ADN) đặc hiệu từ hỗn hợp các phân tử ADN ban đầu được tách chiết từ các mẫu sinh học vốn có cấu trúc phức tạp, kích thước lớn.

  • Khuếch đại (sao chép) trình tự lên một số lượng lớn đủ để có thể tiến hành phân tích về cấu trúc và chức năng của gen tương ứng.

  1. Tổng hợp hóa học và sử dụng các đoạn oligonucleotit

Các đoạn ADN có trình tự xác định kích thước ngắn được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu khác nhau của di truyền học phân tử, chẳng hạn như sử dụng làm mồi trong các phản ứng PCR, hay dùng làm mẫu dò trong các phương pháp lai phân tử. Các đoạn trình tự này thường được tổng hợp theo phương pháp hóa học và được gọi là các đoạn oligonucleotit. Phương pháp hóa học được sử dụng phổ biến nhất được tiến hành trên bề mặt cứng sử dụng máy tự động. Tiền chất để tạo nên các nucleotit lần lượt gắn với đoạn oligonucleotit theo trật tự nhất định được gọi là các hợp chất phosphoamidine (xem minh họa hình 11). Phản ứng kéo dài chuỗi oligonucleotit diễn ra bằng việc gắn thêm tiền chất nucleotit mới vào phía đầu 5’, như vậy ngược chiều với phản ứng kéo dài chuỗi ADN sử dụng enzym ADN polymerase.

  1. Phản ứng PCR

Ngoài các kỹ thuật tách dòng và khuếch đại gen sử dụng các loại tế bào chủ, một phương pháp khuếch đại gen có hiệu quả cao giờ đây đã trở thành một kỹ thuật phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu di truyền học phân tử là kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp PCR (polymerase chain reaction). Đây là một kỹ thuật hóa sinh invitro thuần túy. Kỹ thuật PCR sử dụng enzym ADN polymerase để tổng hợp nên các phân tử ADN mới từ trình tự của phân tử ADN làm khuôn với tiền chất là các deoxyribonucleotit. Như đã nêu ở Chương 2, các enzym ADN polymerase tổng hợp ADN theo chiều 5’→ 3’ và có thể xúc tác gắn nucleotit tiếp theo vào phía đầu 3’ của một trình tự oligonucleotit có sẵn. Nghĩa là, nếu ta có một đoạn trình tự oligonucleotit đã gắn vào một mạch ADN làm khuôn có trình tự bổ sung với trình tự của đoạn oligonucleotit, thì enzym ADN polymerase có thể sử dụng đoạn oligonucleotit đó làm đoạn mồi và tiếp tục kéo dài chuỗi ADN về phía đầu 3’ dựa trên trình tự của mạch ADN làm khuôn.

Nhấn vào ĐÂY để quay lại.

Câu 93. Tính chất bắt màu trong nhuộm gram của VK do?! (Tr 17)


  • Độ dày:

  • Gram (+): 15 nm

  • Gram (-): 8 – 12 nm

  • Thành phần hóa học:

  • Gram (+): peptidoglycan, acid teichoic.

  • Gram (-): peptidoglycan, lipopolysarid (LPS), lipoprotein.

Nhấn vào ĐÂY để quay lại.

Câu 105. Enterotoxin của tụ cầu vàng là gì?!

Độc tố này gây ra các trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do tụ cầu; gây viêm dạ dày, viêm ruột cấp gây nôn mửa và tiêu chảy cấp.

Nhấn vào ĐÂY để quay lại.

Câu 111. Hai loại kháng nguyên quan trọng nhất của S. aureus?!


  • Kháng nguyên polysaccharid:

  • Gồm peptidoglycan và acid teichoic

  • Có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của nhiễm trùng

  • Ức chế các enterleukin-1 và ngăn cản kháng thể oposin hóa

  • Có hoạt tính của nội độc tố

  • Acis teichoic là một polymer của glycerol và ribitol phosphat, liên kết với peptidoglycan và mang tính kháng nguyên

  • Kháng nguyên protein A:

  • Là những protein bao quanh bề mặt vách của S. aureus

  • Kết hợp dược với phần tử Fc của kháng thể IgG làm mất tác dụng của IgG ( mất tính oposin hóa làm giãm khả năng thực bào tránh bị tiêu diệt).

Nhấn vào ĐÂY để quay lại

Câu 123. Hemolysin của streptococcus?!



  • Gây tan hồng cầu hoàn toàn, có vòng tan máu trong suốt/ thạch/khi có liên cầu là tan máu β

  • Gây tan hồng cầu không hoàn toàn, xung quanh khuẩn lạc có màu xanh là tan máu α

  • Tan máu β của nhóm A dựa vào 2 yếu tố:

  • Streptolysin O (60000 Da) dễ mất hoạt tính trong môi trường có oxy nên gây tan máu sâu phía trong thạch

  • Streptolysin S: gây tan máu xung quanh khuẩn lạc

Nhấn vào ĐÂY để quay lại.

Trang


tải về 182.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương