Viện khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Năng lực cạnh tranh của sản phẩm



tải về 5.51 Mb.
trang17/141
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích5.51 Mb.
#38349
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   141

2.1.7. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm


Trong thời gian qua, các sản phẩm của ngành, tuỳ theo từng loại đã đáp ứng hoàn toàn hoặc một phần nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, khi so sánh với các nước có thể thấy sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam còn yếu do quy mô nhỏ, chưa đạt quy mô kinh tế, trình độ công nghệ ở mức thấp và trung bình, tiêu hao nguyên nhiên liệu cao, giá thành cao. Cơ cấu đầu tư của ngành còn bất hợp lý, phần lớn các doanh nghiệp chỉ tập trung vào khâu nhập dây chuyền và phôi về để cán thép, sản xuất một loại sản phẩm mà nguồn cung đã vượt xa nhu cầu của thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều bên ngoài, giá sản phẩm bấp bênh khó kiểm soát.

Phân tích khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm cho thấy:

- Phôi thép được đánh giá có khả năng cạnh tranh khá trên thị trường nội địa, chủ yếu do cung chưa đáp ứng được cầu.

+ Quy mô lò nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao điện năng, điện cực graphit, nguyên liệu, thời gian luyện đều ở mức cao so với mức bình quân của thế giới dẫn đến giá thành sản xuất cao, mặc dù giá điện, giá nhân công trong nước ở mức thấp so với khu vực và thế giới.

+ Phần lớn nguyên liệu chính (thép phế) phải nhập khẩu nên sản xuất phôi phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu, tỷ giá ngoại tệ, phí vận chuyển, lưu kho lưu bãi và các khoản phí không chính thức khác. Khi giá nguyên liệu đầu vào (thép phế, xăng dầu, than…) tăng lên sẽ kéo theo giá thành phôi thép tăng theo.

+ Thị trường tiêu thụ không ổn định: Việc tiêu thụ phôi sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép. Nếu tiêu thụ chậm, tồn kho sản phẩm lớn thì các công ty cán thép tạm dừng mua phôi. Các công ty sản xuất phôi không bán được mà xuất khẩu phôi để thu hồi vốn phải chịu thuế suất xuất khẩu.

- Thép xây dựng của Việt Nam chất lượng tương tự như các nước trong khu vực nhưng được đánh giá có khả năng cạnh tranh thấp do:

+ Sản xuất bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài: Phần lớn các cơ sở sản xuất không đầu tư từ khâu thượng nguồn (luyện phôi) đến hạ nguồn (cán ra sản phẩm) nên phụ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu, giá phôi, tỷ giá ngoại tệ…

+ Giá thành cao: Phần lớn sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị với công nghệ trung bình và lạc hậu, công suất thấp, tiêu hao nguyên, nhiên liệu cao nên chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm cao.

+ Năng lực sản xuất vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa nên các nhà máy phải sản xuất cầm chừng, không đạt mức huy động công suất kinh tế.

+ Sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

+ Thị trường nội địa tuy có nhu cầu nhưng lại không ổn định, bị tác động bên ngoài chi phối và luôn bị sản phẩm nhập khẩu đe dọa chiếm thị phần do có giá cạnh tranh hơn.

Thép nhập khẩu từ ASEAN được hưởng thuế suất 0%, mặc dù phải chịu chi phí vận chuyển nhưng vẫn có giá rẻ hơn so với thép nội từ 500.000 – 700.000 đồng/tấn tùy theo thời điểm.

Thép Trung Quốc ngoài giá rẻ do sản xuất ở nhà máy có quy mô lớn, còn được hưởng các chính sách hỗ trợ (tài chính, thuế, v.v…) từ Chính phủ khi xuất khẩu.

Khi giá phôi có những biến động, hoặc có một động thái hay một sự thay đổi trong thị trường Trung Quốc (như điều chỉnh về giá, thuế) thì ngay lập tức thị trường thép Việt Nam bị biến động theo.

+ Cơ hội xuất khẩu sản phẩm rất hạn chế do tình trạng dư thừa đang xảy ra ở hầu khắp thị trường trên thế giới.

+ Sản xuất trong nước chỉ được bảo hộ qua thuế nhập khẩu mà không thể dùng rào cản kỹ thuật do thép xây dựng của Việt Nam là sản phẩm thép carbon thông thường, không có những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt.

+ Sản phẩm chưa có thương hiệu mạnh.

- Thép cuộn lá cán nguội, cán nóng có sức cạnh tranh khá do:

+ Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị khá hiện đại với quy mô vừa và lớn. Do nhà máy lớn mới đưa vào sản xuất, chủng loại chưa phong phú nên tiêu thụ trong nước còn thấp. Mặt khác, phôi cho cán nguội phải nhập khẩu nên giá thành còn cao.

+ Bị cạnh tranh về giá với thép nhập khẩu

- Ống thép và tôn mạ kim loại, sơn phủ màu có khả năng cạnh tranh trung bình do:

+ Năng lực sản xuất đã vượt nhu cầu tiêu thụ.

Năng lực sản xuất toàn ngành năm 2015 là 3.079.000 tấn ống thép hàn, 5.750.000 tấn thép lá cán nguội, trong khi tổng lượng tiêu thụ ống thép hàn và thép lá cán nguội năm 2015 lần lượt là 1.548.000 tấn và 2.930.000 tấn. Do cung vượt xa cầu nên các nhà máy phải sản xuất cầm chừng, không phát huy hiệu quả hoặc tìm hướng xuất khẩu.

+ Sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng.

Sự mất cân đối giữa nguồn cung và mức tiêu thụ của thị trường càng cách xa, mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế càng quyết liệt. Ngoài ra, sản phẩm trong nước còn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất từ các nước có công nghệ tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….



Каталог: img -> image -> news
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
news -> UỶ ban nhân dân tỉnh thái nguyên số: 2993 /QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> Ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
news -> Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
news -> In dalat city, lam dong province agricultural land
news -> Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, tp. Hcm

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   141




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương