Và trả KẾt quả ct-scan mã HÓA: qt-cđha-02 tcvn iso 9001: 2015



tải về 0.64 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2022
Kích0.64 Mb.
#51588
1   2   3
QT CT-SCAN

BỆNH VIỆN QUẬN 11

KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

QUY TRÌNH

TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH CHỤP

VÀ TRẢ KẾT QUẢ CT-SCAN

  1. Quy trình

STT

Bước thực hiện

Khoa/phòng
thực hiện

Người
thực hiện

Biểu mẫu/hồ sơ

1

Tiếp nhận người bệnh.


Khoa CĐHA.


Thư kí CT

Kỹ thuật viên.



- Phiếu chỉ định.

- Bảng tầm soát chụp CT-scan.

- Giấy cam kết đồng ý chụp CT có tiêm chất tương phản.

- Sổ nhận bệnh.



2

Chuẩn bị người bệnh.

Khoa CĐHA

Kỹ thuật viên.

Bác sĩ.


- Bảng tầm soát chụp CT-Scan.

- Giấy cam kết đồng ý chụp CT có tiêm chất tương phản.



3

Tiến hành thực hiện kỹ thuật chụp theo y lệnh trên phiếu chỉ định và xử lý hình ảnh.

Khoa CĐHA


Kỹ thuật viên.

- Xử lý dữ liệu hình ảnh trên trạm làm việc và hệ thống PACS.

- Phim CT.



4

Phân tích, chẩn đoán, in kết quả.

Khoa CĐHA

BS.CĐHA.

Bác sĩ trưởng khoa.



Phiếu trả kết quả CT/ Phần mềm Hsoft.


5

Trả kết quả cho người bệnh.

Trường hợp trả nhầm kết quả (nếu có).



Khoa CĐHA


Thư kí/ KTV.


- Phim CT.

- Phần mềm BCSC



6

Thống kê, tổng hợp và báo cáo số liệu.

Khoa CĐHA


Thư kí

Báo cáo hoạt động tháng



  1. Diễn giải nội dung quy trình

1. Bước 1: Tiếp nhận người bệnh:

1.1. Trách nhiệm người bệnh

  • Người bệnh nộp phiếu chỉ định chụp CT, bảng tầm soát chụp CT và Giấy cam kết đồng ý chụp có tiêm chất tương phản (nếu có) cho thư kí hoặc KTV chụp CT tại nơi tiếp nhận.

  • Người bệnh ngồi chờ đọc tên vào phòng chụp và trả kết quả (theo thứ tự).

1.2. Trách nhiệm của khoa

- KTV kiểm tra phiếu chỉ định (họ tên, tuổi, giới tính, mã bệnh nhân, địa chỉ, … và vị trí chụp) và xác định đúng người bệnh.

+ Người bệnh cấp cứu: sẽ sắp xếp ưu tiên chụp CT trước.

+ Người bệnh nội trú: Khoa lâm sàng phải liên hệ trước với phòng CT để sắp xếp thời gian và BN được gọi chụp theo đúng thứ tự.

+ Người bệnh ngoại trú có BHYT: Gọi chụp theo đúng thứ tự. Nếu người bệnh chưa đóng phí chênh lệch tùy theo vị trí chụp thì hướng dẫn người bệnh đem phiếu chỉ định đi đóng phí rồi quay lại chụp.

+ Người bệnh dịch vụ: Nếu người bệnh chưa đóng phí thì hướng dẫn người bệnh đem phiếu chỉ định đi đóng tiền rồi quay lại chụp theo thứ tự.



+ Người bệnh hôn mê: kiểm tra, đối chiếu thông tin của người bệnh với thân nhân người bệnh.

  • Thư kí hoặc KTV ghi thông tin người bệnh vào sổ nhận bệnh.

2. Bước 2: Chuẩn bị người bệnh

  • KTV kiểm tra lại bảng tầm soát chụp CT và tư vấn, giải thích kỹ với người bệnh và các nguy cơ khi thực hiện thủ thuật.

  • Nhịn ăn trước 4-6h, thụt tháo sạch ( nếu cần).

  • KTV hướng dẫn người bệnh ký vào bảng tầm soát chụp CT và giấy cam kết đồng ý chụp phim có tiêm chất tương phản (nếu có) trước khi chụp CT.

  • KTV gọi người bệnh vào phòng chuẩn bị.

- KTV hướng dẫn người bệnh thay quần áo, tháo hết vật kim loại (đồng hồ, dây chuyền, nhẫn...) cho vào tủ cá nhân dành cho người bệnh, khóa cẩn thận. Cho người bệnh/thân nhân người bệnh giữ chìa khoá. Hướng dẫn người bệnh chỗ móc chìa khoá trong phòng chụp.

2.1 Đối với người bệnh có bệnh lý cần chụp có tiêm chất tương phản

  • KTV rút thuốc cản quang và dung dịch NaCl vào máy bơm tiêm tự động tùy thuộc vào cân nặng mỗi người và bộ phận cần chụp (50 – 100ml).

  • KTV lập đường truyền tĩnh mạch với từng cỡ kim phù hợp với kĩ thuật chụp và kết nối đường truyền với máy bơm tiêm tự động.

  • KTV dặn người bệnh nằm yên trong suốt thời gian khảo sát, nín thở nếu cần.

- Trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng: hướng dẫn người bệnh trở về phòng khám để bác sĩ chỉ định điều trị dự phòng.

- Trường hợp bệnh nhân cấp cứu cần chụp khẩn nhưng BN có tiền căn dị ứng hoặc hen suyễn mà chưa được điều trị dự phòng: chụp khi đã hội chẩn với BS điều trị và có sự có mặt của BS điều trị tại phòng chụp CT.

- Trường hợp bệnh nhân suy thận: hội chẩn với bác sĩ điều trị (nếu eGFR):

+ Từ 60 - 90 mL/phút: Tiến hành chụp bình thường.

+ Từ 30 - 59 mL/phút: Hội chẩn bác sĩ điều trị.

+ Dưới 30 mL/phút: Không chụp.

(Theo Quy trình 350: “Chẩn đoán và xử trí tai biến liên quan đến thuốc đối quang” trong Quyết định số 25/QĐ-BYT v/v ban hành “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp”).



  • Trường hợp người bệnh nặng:

+ Người bệnh đa chấn thương, suy tim nặng, đang mang thai, đang nằm tại khoa ICU, suy thận có eGFR< 30ml/phút: hội chẩn bác sĩ chuyên khoa. Khi chụp cần sự có mặt của bác sĩ điều trị tại phòng CT.

+ Người bệnh kích động, không hợp tác: khoa lâm sàng liên hệ trước phòng CT để sắp xếp thứ tự và dùng thuốc an thần trước khi bắt đầu chụp. Nếu người bệnh vẫn còn kích động, mời bác sĩ gây mê hỗ trợ dùng thuốc để cho người bệnh nằm yên trong quá trình chụp.



3. Bước 3: Tiến hành thực hiện kỹ thuật chụp theo y lệnh trên phiếu chỉ định và xử lý hình ảnh

3.1. Quy trình thực hiện kỹ thuật thông thường:

- KTV sắp xếp người bệnh đúng chiều thế chụp.

- KTV chọn protocol phù hợp với từng bộ phận khảo sát hoặc bệnh lý của người bệnh.

- KTV tiến hành chụp theo bộ Quy trình kỹ thuật Ct-Scan.

- Sau khi thực hiện xong KTV cho người bệnh ngồi chờ kết quả đối với người bệnh chụp không tiêm thuốc cản quang.

- Đối với người bệnh chụp có tiêm thuốc cản quang:



+ Người bệnh ngoại trú: Cho bệnh nhân ngồi nghỉ ngơi tại phòng chờ khoảng 30 phút sau khi chụp.

+ Người bệnh nội trú, cấp cứu: điều dưỡng khoa đưa bệnh nhân về khoa tiếp tục theo dõi.

- KTV xem hình ảnh chụp đạt yêu cầu kỹ thuật, tiến hành xử lý hình ảnh, in phim theo quy định.



3.2. Trường hợp bệnh nhân có phản ứng shock phản vệ:

- Xử trí theo Quy định số 416/QĐ-BV ngày 5/3/2018 của Giám đốc Bệnh viện Quận 11 về việc thực hiện Thông tư 51/2017/TT-BYT Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.



4. Bước 4: Phân tích, chẩn đoán, in kết quả

  • BS chẩn đoán hình ảnh phân tích, chẩn đoán trên phim chụp CT (trường hợp khó chẩn đoán BS CĐHA có thể mời hội chẩn với BS trưởng khoa).

  • Mô tả và kết luận chẩn đoán in ra giấy từ kết quả trên phần mềm Hsoft của bệnh viện.

5. Bước 5: Trả kết quả cho bệnh nhân

5.1. Trách nhiệm của người bệnh:

- Người bệnh kiểm tra số phim đã nhận và ký tên vào mục ký nhận của sổ nhận bệnh phòng CT.

5.2. Trách nhiệm của Thư kí/KTV:

  • Ghi đầy đủ thông tin người bệnh trên bao phim, cho phim và kết quả CT vào bao.

  • Gọi tên, đối chiếu và trả kết quả cho người bệnh.

  • Đối với người bệnh ngoại trú: Gọi người bệnh trả kết quả, kiểm tra lại thông tin người bệnh cho trùng khớp và cho người bệnh/thân nhân người bệnh ký nhận số phim đã trả vào sổ nhận bệnh.

  • Đối với người bệnh nội trú, cấp cứu: Nhân viên của khoa (Nơi người bệnh đang nằm điều trị) hoặc hộ lý đến phòng hành chính CT nhận phim, Thư kí/KTV cho nhân viên ký nhận số phim đã trả vào sổ nhận bệnh.


5.3. Trường hợp trả nhầm phim/kết quả:

  • Xác định người bệnh đến từ phòng khám/khoa nào => Liên hệ với bác sĩ phòng khám hoặc khoa giữ phim lại. Hoặc liên hệ trực tiếp với người bệnh nếu có thể.

  • Xin lỗi người bệnh về sự cố.

  • Thu hồi lại phim/kết quả về khoa để điều chỉnh lại cho chính xác rồi trả cho người bệnh.

  • Báo cáo sự cố xảy ra vào phần mềm báo cáo sự cố theo đúng quy trình QT-QLCL-01 báo cáo, xử lý sự cố y khoa.

6. Bước 6: Thống kê, tổng hợp và báo cáo số liệu

  • Thư ký/KTV thống kê, tổng hợp và báo cáo số liệu hàng tháng gửi lên phòng KHTH.

  1. Biểu mẫu áp dụng/hồ sơ lưu trữ

STT

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương