Ubnd tỉnh vĩnh phúc sở NÔng nghiệP & ptnt



tải về 18 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích18 Kb.
#6344

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT


Số: 502/SNN & PTNT- TT

V/v đẩy mạnh ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP)


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc




Vĩnh Phúc, ngày 26 tháng 7 năm 2012

Kính gửi:

- UBND các huyện, thành, thị;

- Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở có liên quan.

Thực hiện Văn bản số 2229/UBND-NN3 ngày 13/6/2012 của UBND tỉnh về việc thực hiện chỉ thị 1311/CT-BNN-TT ngày 4/5/2012 về đẩy mạnh ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt. Để việc áp dụng GAP dần thành thói quen, phổ biển trong sản xuất, khắc phục những hạn chế, góp phần tăng giá trị gia tăng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các sở, UBND các huyện, thành, thị phối hợp thực hiện ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn tỉnh, tập trung vào một số nội dung sau:

1. GAP ( Good Agriculture Practices): Thực hành nông nghiệp tốt là những nguyên tắc thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ trong đó thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng …), hóa chất (kim loại nặng, hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật …). Sản phẩm phải đảm bảo an toàn ngay từ ngoài đồng cho đến khi được con người sử dụng. Trong quá trình tiến lên nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, việc áp dụng quy trình thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) là tất yếu để tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc sản xuất của nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ khiến việc áp dụng quy trình này chưa rộng rãi, mới dừng lại ở các mô hình. Vì vậy, việc làm thế nào để ngày càng có nhiều diện tích sản xuất áp dụng GAP là một yêu cầu cần thiết. Trong thời gian qua nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức triển khai tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ nông dân áp dụng VietGAP hoặc GAP khác, bước đầu hình thành cách thức sản xuất mới hướng tới chất lượng, phần quảng bá, nâng cao thương hiệu nông sản của tỉnh. Thực tiễn hiện nay, yếu tố hạn chế lớn nhất đối với việc áp dụng GAP là thị thường tiêu thụ. Do thị trường xuất khẩu không ổn định, chưa phân biệt rõ ranh giới giữa sản phẩm an toàn được chứng nhận và sản phẩm không rõ nguồn gốc nên giá bán như nhau khiến nông dân dần quay lại với cách sản xuất truyền thống.

Do vậy, để tiếp tục đẩy mạnh áp dụng thực hành nông nghiệp tốt vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đề nghị UBND các huyện, thành, thị cần tập trung tuyên truyền, tập huấn cán bộ quản lý, người sản xuất hiểu biết về Luật an toàn thực phẩn; về quy chuẩn kỹ thuật, GAP và quy trình sản xuất an toàn; từ đó chọn cách tiếp cận phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Giao Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì phối hợp các phòng, đơn vị liên quan, các huyện định kỳ làm tốt việc quản lý, giám sát các Quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo ATTP đới với sản phẩm trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo ATTP và truy xuất nguồn gốc, theo hướng nông dân dễ áp dụng.

2. UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo Phòng Nông nghiệp (Phòng Kinh tế) và UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đủ điều kiện sản xuất an toàn, quy hoạch các vùng sản xuất cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của từng địa phương và của tỉnh; Ưu tiên đầu tư cho các nội dung áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

3. Khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm an toàn, gắn kết sản xuất và thị trường:

- Tiếp tục đẩy mạnh mở rộng thị trường thông qua tổ chức sản phẩm được chứng nhận GAP theo yêu cầu của từng ngành hàng và khu vực thị trường, đặc biệt đối với những sản phẩm hàng hóa chủ lực;

- Hình thành, phát triển thị trường sản phẩm an toàn theo hướng minh bạch, giúp người tiêu dùng biết địa chỉ bán sản phẩm an toàn, người sản xuất ra sản phẩm an toàn, có niềm tin thực sự vào sản phẩm an toàn, qua đó tăng sức mua nhằm thúc đẩy sản xuất an toàn theo Gap;

- Tổ chức sản xuất – tiêu thụ sản phẩm chứng nhận GAP theo hợp đồng thông qua các hình thức tổ chức sản xuất như đối tác công tư (PPP) hay “cánh đồng mẫu lớn” gắn kết nông dân – doanh nghiệp – cơ quan quản lý trong chuỗi giá trị của sản phẩm an toàn.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện những địa chỉ sản xuất, kinh doanh sản phẩm không an toàn, sản phẩm không rõ nguồn gốc để kịp thời chấn chỉnh, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

5. Các đơn vị trực thuộc Sở có liên quan (Trung tâm giống cây trồng, Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư, Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả, Trung tâm Kiểm nghiệm chứng nhận đất và Vật tư nông nghiệp, Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và thủy sản, Chi cục BVTV), Phòng Nông nghiệp (Phòng Kinh tế) các huyện, thành, thị định kỳ tổ chức tổng kết, nhân rộng mô hình, cách làm hiệu quả về việc ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt.

Trên đây là một số nội dung triển khai việc ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn tỉnh theo tinh thần chỉ thị số 1311/CT-BNN-TT, Sở Nông nghiệp & PTNT đề nghị các Sở, UBND các huyện, thành, thị quan tâm, phối hợp chỉ đạo và thực hiện./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- UBND tỉnh (B/c);

- Các Sở: Kế hoạch & ĐT, Tài chính, Khoa học & CN, Tài nguyên & MT (P/h);

- GĐ và các PGĐ;

- Lưu: VT, TT;



KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Lê Văn Dũng


tải về 18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương