LIÊn sở: NÔng nghiệP & ptnt tài chính- kế hoạch & ĐẦu tư khoa họC & CÔng nghệ



tải về 104.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích104.98 Kb.
#27351

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

LIÊN SỞ: NÔNG NGHIỆP & PTNT

TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ

- KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 936/HDLS/NN&PTNT-TC-

KH&ĐT-KH&CN




Vĩnh Phúc, ngày 07 tháng 11 năm 2012

HƯỚNG DẪN

Thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2015

Căn cứ Nghị quyết số 53/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2015;

Căn cứ Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015;

Để tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt hàng hóa đạt hiệu quả cao, Liên sở: Nông nghiệp & PTNT – Tài chính – Kế hoạch & đầu tư – Khoa học và công nghệ, hướng dẫn một số nội dung chi tiết thực hiện Quyết định số: 39/2012/QĐ- UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh như sau:



I. ĐIỀU KIỆN NGƯỜI SẢN XUẤT ĐƯỢC HỖ TRỢ:

Đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 2, Quyết định số 39/2012/QĐ- UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 -2015. Có địa điểm sản xuất nằm trong vùng sản xuất loại cây trồng hàng hóa theo quy hoạch của xã, phường, thị trấn; ngoài hỗ trợ của Ngân sách tỉnh, cam kết đầu tư vốn cho mô hình sản xuất hàng hóa theo đúng yêu cầu kỹ thuật.



II. NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ:

1. Hỗ trợ mô hình trồng trọt sản xuất hàng hóa:

- Hỗ trợ giống và phân bón, thuốc BVTV thiết yếu với mức tối đa cho các loại cây như sau: Bí đỏ 5,4 triệu đồng/ha/vụ, bí xanh 6 triệu đồng/ha/vụ, cà chua 7 triệu đồng/ha/vụ, dưa các loại 6 triệu đồng/ha/vụ, ớt 4 triệu đồng/ha/vụ, khoai tây 12,5 triệu đồng/ha/vụ;

Phương thực hỗ trợ: hỗ trợ tối đa 75% mức hỗ trợ nêu trên để mua giống, kinh phí còn lại hỗ trợ bằng tiền để người sản xuất mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;

- Hỗ trợ phân bón vi sinh, thuốc BVTV sinh học, thảo mộc cho cây su su với mức tối đa 15 triệu đồng/ha/năm.

Định mức giống, vật tư thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật do Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn; ngoài hỗ trợ của Ngân sách tỉnh, người sản xuất phải thanh toán chi phí còn lại.

- Hỗ trợ mở các lớp tập huấn, thăm quan, học tập thực hiện theo khoản 1, khoản 8, Điều 5 Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông (định mức theo phụ lục đính kèm);

- Hỗ trợ tham gia các hội chợ nông sản trong và ngoài tỉnh thực hiện theo mục d, khoản 2, Điều 5 Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010, nhưng không quá 25 triệu đồng/năm cho các đơn vị trực tiếp triển khai xây dựng các vùng trồng trọt hàng hóa (chỉ thuê gian hàng, tuyên truyền, hợp đồng với ban tổ chức).

- Hỗ trợ kinh phi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa thực hiện theo tiết b, mục 3.2, khoản 3, Điều 5 Thông tư số183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010. Áp dụng chung 20 ha cây trồng hàng hóa hỗ trợ 01 cán bộ kỹ thuật với mức lương kỹ sư bậc 1 (hệ số 2,34), thời - Kinh phí hỗ trợ công tác quản lý chỉ đạo, kiểm tra giám sát tối đa không qúa 5% tổng số kinh phí hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa, gồm: 1,5% cho cấp tỉnh; 2% cho cấp xã; 1,5% cho đơn vị triển khai (Đối với các mô hình do các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT triển khai: Đơn vị triển khai 1%; cấp huyện 0,5% để phối hợp).



2. Hỗ trợ các dự án phân tích mẫu đất, mẫu nước và dự án xây dựng mô hình trong nhà kính, nhà lưới được UBND tỉnh phê duyệt:

- Hỗ trợ 100% kinh phí phân tích mẫu đất, mẫu nước, chứng nhận các vùng có đủ điều kiện áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (ViệtGAP);

- Hỗ trợ thí điểm mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính ứng dụng công nghệ cao (quy mô ≥ 500m2/nhà) với mức không quá 200 triệu đồng/mô hình và không quá 02 mô hình/huyện.

III. PHƯƠNG THỨC CẤP PHÁT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ

1. Phương thức và trình tự cấp vốn:

a) Đối với mô hình trồng trọt sản xuất hàng hóa:

- Trình tự, thủ tục triển khai: Thực hiện theo Mục 1, 2, 3, 4, Điều 5, Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

- Trình tự cấp phát kinh phí hỗ trợ: Căn cứ quyết định phê duyệt kinh phí của UBND tỉnh, Sở tài chính cấp ứng 70% kinh phí cho các đơn vị triển khai để tổ chức thực hiện:

+ Đối với mô hình do cấp huyện trực tiếp triển khai: Sở Tài chính cấp kinh phí về Ngân sách huyện;

+ Đối với các mô hình do các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiêp và PTNT triển khai: Sở Tài chính cấp kinh phí về Sở Nông nghiệp & PTNT.

Số còn lại được cấp tiếp sau khi có nghiệm thu kết quả thực hiện và đã được Phòng KHTC huyện hoặc Sở nông nghiệp và PTNT quyết toán.



b) Đối với các dự án phân tích mẫu đất, mẫu nước và dự án xây dựng mô hình trong nhà kính, nhà lưới: Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, hàng năm chủ đầu tư tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh gửi Sở Nông Nghiệp & PTNT trước ngày 15/10 để tổng hợp và thống nhất với các sở: Kế hoạch & đầu tư, Tài chính, Khoa học và công nghệ đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.

+ Kinh phí hỗ trợ Dự án phân tích mẫu đất, mẫu nước, chứng nhận các vùng có đủ điều kiện áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (ViệtGAP) cấp về Sở Nông nghiệp & PTNT;

+ Kinh phí hỗ trợ Dự án thí điểm xây dựng mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính ứng dụng công nghệ cao về Sở Khoa học và công nghệ.

2. Thủ tục thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ:

Căn cứ quyết định phê duyệt kinh phí của UBND tỉnh, các đơn vị triển khai thực hiện thủ tục thanh, quyết toán như sau:



2.1. Hồ sơ thanh quyết toán kinh phí:

a) Đối với kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình trồng trọt sản xuất hàng hóa từ nguồn sự nghiệp kinh tế:

- Biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện (phải cụ thể về địa điểm, quy mô diện tích, loại giống cây trồng hàng hóa, thời vụ, kỹ thuật gieo trồng,…)

- Kinh phí hỗ trợ mua các loại vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV,…) phải có hợp đồng, thanh lý hợp đồng, chứng từ hóa đơn,… theo quy định, danh sách cấp phát giống, vật tư và kinh phí hỗ trợ có ký nhận chủ hộ nông dân và xác nhận của UBND cấp xã. Lượng giống, vật tư, kinh phí hỗ trợ cấp phát cho các hộ phải tương ứng với mức được duyệt;

- Kinh phí tập huấn, hội thảo, thăm quan học tập, xúc tiến thương mại. Có đầy đủ chứng từ thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước;

- Kinh phí thuê cán bộ chỉ đạo kỹ thuật gồm: Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, bản sao bằng chuyên môn nghiệp vụ, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (có chữ ký của người nhận tiền);

- Biên bản quyết toán kinh phí của Phòng Tài chính kế toán Sở Nông nghiệp & PTNT (đối với các mô hình do các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT triển khai) hoặc Phòng Kế hoạch tài chính (đối với mô hình do cấp huyện triển khai);



b) Đối với các dự án phân tích mẫu đất, mẫu nước và dự án xây dựng mô hình trong nhà kính, nhà lưới: Thực hiện theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

Hồ sơ quyết toán kinh phí hỗ trợ phải có xác nhận của Sở Nông nghiệp & PTNT và UBND nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi triển khai mô hình. Kết thúc vụ sản xuất đối với các mô hình, kết thúc năm đối với các dự án đều phải có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện.



2.2 Trình tự quyết toán kinh phí:

- Báo cáo quyết toán: Hàng năm, các đơn vị thực hiện quyết toán kinh phí được giao trước ngày 30/11 theo đúng mẫu biểu quy định. Báo cáo quyết toán kèm theo nội dung công việc đã được giao trong năm, thực hiện quyết toán chi tiết theo nội dung chi của văn bản này.

- Xét duyệt và thẩm định hồ sơ quyết toán: Việc xét duyệt và thẩm định quyết toán kinh phí hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa hàng năm thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được Ngân sách nhà nước hỗ trợ:

+ Phòng Tài chính – kế hoạch cấp huyện chịu trách nhiệm xét duyệt, quyết toán, kiểm tra và tổng hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa của các đơn vị thực hiện thuộc cấp huyện gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT;

+ Sở Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm xét duyệt quyết toán, kiểm tra và tổng hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa của các đơn vị dự toán trực thuộc Sở tài chính;

+ Sở Tài chính thẩm định quyết toán kinh phí hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa của cấp huyện và Sở Nông nghiệp & PTNT; đồng thời, cân đối trình UBND tỉnh quyết định cấp bổ sung số còn thiếu cho đơn vị;

- Các đơn vị thực hiện có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Các đơn vị chỉ đạo phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa, các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân tham gia mô hình có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.



IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ kế hoạch phân bổ kinh phí và Quyết định phê duyệt dự toán kinh phí của UBND tỉnh, các đơn vị triển khai chủ động tổ chức thực hiện theo tiến độ, định kỳ vào ngày 20 hàng tháng có báo cáo về Sở Nông nghiệp & PTNT.

2. Các tổ chức, cá nhân tham gia có trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy phạm kỹ thuật đối với từng loại giống cây trồng, vật nuôi.

3. Tổ chức nghiệm thu:

- Đối với các mô hình trồng trọt sản xuất hàng hóa: Theo từng vụ sản xuất, trước khi thu hoạch 15 ngày các đợn vị triển khai tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện để làm cơ sở thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ; thành phần tham gia nghiệm thu gồm:

+ Đối với mô hình do UBND cấp huyện trực tiếp chỉ đạo thực hiện: Đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, phòng Nông nghiệp & PTNT (phòng Kinh tế), phòng Tài chính – kế hoạch, UBND cấp xã, đơn vị chỉ đạo thực hiện, đại diện các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân tham gia mô hình phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa;

+ Đối với mô hình do đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo thực hiện: Đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, phòng Nông nghiệp & PTNT (phòng Kinh tế) cấp huyện, UBND cấp xã, đơn vị chỉ đạo thực hiện, đại diện các tổ chức, các nhân, hộ nông dân tham gia.

- Đối với các dự án phân tích mẫu đất, mẫu nước và dự án xây dựng mô hình trong nhà kính, nhà lưới, tổ chức nghiệm thu theo từng năm và khi kết thúc dự án; hàng năm chủ đầu tư chủ động bố trí thời gian mời đơn vị chủ quản nghiệm thu xong trước 15/12.

4. Công tác kiểm tra, công khai cơ chế hỗ trợ: Định kỳ hoặc đột xuất, Liên sở: Nông nghiệp & PTNT – Tài Chính – Kế hoạch & Đầu tư – Khoa học và công nghệ phối hợp UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa;

5. Các xã, phường, thị trấn, các HTX thực hiện công khai danh sách các hộ nông dân tham gia mô hình và kinh phí hỗ trợ, niêm yết để nhân dân có thể kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị UBND cấp huyện và các đơn vị kịp thời có ý kiến về Liên sở: Nông nghiệp & PTNT – Tài chính – Kế hoạch & đầu tư – Khoa học và công nghệ để tổng hợp, đề xuất UBND điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:

- TTTTU, TTHĐND tỉnh (B/c)

- Đoàn ĐBQH tỉnh ( B/c);

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Lq ( B/c)

- UBND các huyện, thành, thị ( P/h);

- KBNN tỉnh, các huyện, thành, thị ( P/h);

- GĐ & PGĐ các sở: NN & PTNT, TC, KH & ĐT, KH & CN;

- Các phòng, ban, ĐV trực thuộc LS (T/h);

- Phòng NN & PTNT các huyện, Phòng KT thành, thị ( T/h);

- UBND các xã, thị trấn trong tỉnh ( T/h);



- Lưu: NN&PTNT, TC, KH & ĐT, KH & CN.

GĐ. SỞ NN & PTNT

( Đã ký)


Nguyễn Tiến Phong

GĐ. SỞ TÀI CHÍNH

(Đã ký)


Trần Văn Vinh


GĐ. SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ

(Đã ký)
Nguyễn Kim Khải


GĐ. SỞ KH & CN

(Đã ký)

Ngô Khánh Lân


PHỤ LỤC

Định mức kinh tế - kỹ thuật các loại cây trồng SXHH theo VietGAP

(Kèm theo Hướng dẫn Liên sở số: 936/HDLS/NN&PTNT- TC – KHĐT – KHCN ngày07/11/2012)
Tính cho 01ha

TT

Tên giống

Giống

(kg/ha)

Phân bón (kg/ha)

Phân bón lá (1.000 đ/ha)

Thuốc BVTV

(1.000đ/ha)

Đạm

Lân

Kali

Phân hữu cơ sinh học, vi sinh

1

Bí xanh

0,9

300

400

350

2.000

500

1.000

2

Bí đỏ

0,6

250

550

170

1.500

500

500

3

Cà chua

0,2

250

600

300

2.000

1.000

1.500

4

Dưa chuột

0,7

250

350

300

2.000

500

1.500

5

Dưa hấu

0,5

250

750

300

2.000

500

1.000

6

Ớt

0,33

300

300

400

2.500

500

1.000

7

Khoai tây

1.000

330

600

250







600

8

Su su lấy quả

360

250

300

250

2.000

500

1.000

Su su lấy ngọn

2.000

700

1.000

400

2.000

500

1.500


Định mức chi phí 01 lớp tập huấn phát triển trồng trọt SXHH


TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

(đồng)

Thành tiền

(đồng)

1

Thuê hội trường, khánh tiết

Lớp

01

500.000

500.000

2

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

Người

100

25.000

2.500.000

3

Thù lao giảng viên ( 25.000đ/giờ)

Ngày

01

200.000

200.000

4

Nước uống cho học viên

Người

100

5.000

500.000

5

In ấn tài liệu

Bộ

100

5.000

500.000

6

Thuê phục vụ

Ngày

01

100.000

100.000

7

Quản lý lớp học

Ngày

01

100.000

100.000

Cộng










4.400.000

(Chỉ tập huấn đối với MH áp dụng giống mới, định mức 10ha/lớp; khu vực đô thị 5ha/lớp)
Định mức 01 hội nghị đầu bờ phát triển trồng trọt SXHH


TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

(đồng)

Thành tiền

(đồng)

1

Thuê hội trường, khánh tiết

Lớp

01

500.000

500.000

2

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

Người

100

25.000

2.500.000

3

Nước uống cho học viên

Người

100

5.000

500.000

4

Tổng hợp báo cáo

Báo cáo

01

500.000

500.000

5

Bồi dưỡng báo cáo viên

Người

01

200.000

200.000

6

In ấn tài liệu

Bộ

100

5.000

500.000

7

Thuê xe đưa, đón đại biểu

Xe/ngày

01

2.000.000

2.000.000

8

Thuê phục vụ

Ngày

01

100.000

100.000




Quản lý lớp học

Ngày

01

100.000

100.000

Cộng:










6.900.000

(Chỉ tổ chức 01 lần đối với MH giống mới, định mức 10ha/HN/vụ; khu vực đô thị 5ha/HN)


tải về 104.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương