Ubnd tỉnh đIỆn biên sở VĂn hóA, thể thao và du lịCH



tải về 209.36 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích209.36 Kb.
#20505
1   2   3

Chương VII

HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG; BÌNH XÉT, CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 27. Hội đồng Sáng kiến và Thi đua Khen thưởng Sở.

1. Giám đốc Sở quyết định thành lập Hội đồng Sáng kiến và Thi đua Khen thưởng Sở (sau đây gọi tắt là Hội đồng)

2. Thành phần Hội đồng bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở;

c) Chánh Văn phòng Sở - Ủy viên thường trực

d) Các đồng chí Phó Giám đốc Sở khác - Ủy viên;

đ) Trưởng các phòng khối quản lý nhà nước - Ủy viên;

e) Trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở - Ủy viên;

f) Chuyên viên Văn phòng phụ trách công tác Thi đua, Khen thưởng - Ủy viên, Thư ký Hội đồng.



Điều 28. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng.

1. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Lãnh đạo Sở, sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của ngành, áp dụng, công nhận sáng kiến;

2. Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác thi đua, khen thưởng; xét chọn các tập thể, cá nhân ở trong và ngoài ngành có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua để trình Giám đốc Sở quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc để Giám đốc Sở trình các cơ quan có thẩm quyền xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định. Thực hiện xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện các sáng kiến hàng năm; bình xét, đánh giá, công nhận các sáng kiến làm cơ sở để xét, đề nghị tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

3. Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, các phong trào thi đua; phát hiện, nhân rộng các điển hình tiến tiến, xuất sắc trong Ngành; kiến nghị, đề xuất giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua. Thực hiện các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh việc áp dụng, phát huy sáng kiến trong quá trình thực thi công vụ, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác;

4. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về công tác thi đua, khen thưởng, áp dụng, công nhận sáng kiến.

Điều 29. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm: Lãnh đạo, chỉ đạo chung mọi hoạt động của Hội đồng; tổ chức, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chung trong toàn Ngành; phân công, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tới từng thành viên của Hội đồng; quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng.

Điều 30. Phó chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm

Chỉ đạo, điều hành giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày của Hội đồng; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thường trực giúp việc Hội đồng; chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu họp Hội đồng; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và các văn bản khác của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng giao. Thực hiện các nhiệm vụ khi Chủ tịch Hội đồng đi vắng hoặc ủy quyền.



Điều 31. Ủy viên thường trực Hội đồng có trách nhiệm

1. Tham mưu hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách và có ý kiến nhận xét, đánh giá về thành tích, thủ tục, hồ sơ đề nghị công nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và các sáng kiến của các tập thể, cá nhân trước khi trình ra Hội đồng.

2. Ký các văn bản lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng; thông báo kết quả họp, kết luận của Hội đồng; ghi biên bản cuộc họp, tổng hợp ý kiến của các ủy viên; tổ chức triển khai thực hiện các thông báo, kết luận của Hội đồng;

3. Chỉ đạo việc tổng hợp số liệu, tài liệu phục vụ cho phiên họp của Hội đồng; gửi tài liệu cho thành viên của Hội đồng chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày họp của Hội đồng (trừ trường hợp họp bất thường).

4. Chuẩn bị các thủ tục bỏ phiếu biểu quyết tại phiên họp của Hội đồng;

5. Hoàn tất các thủ tục, hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định; sao, trích lục các văn bản của Hội đồng và các giấy tờ khác khi được giao;

6. Xử lý các thông tin, ý kiến đề nghị của các tập thể, cá nhân về công tác thi đua, khen thưởng;

7. Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Hội đồng theo quy định;

8. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng; chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định;

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng giao.



Điều 32. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng.

1. Tham dự đầy đủ, đúng giờ các phiên họp của Hội đồng theo quy định; trường hợp vắng mặt phải có lý do và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng; cập nhật tài liệu, nắm tình hình về số liệu, thông tin; chuẩn bị ý kiến tham gia khi Hội đồng họp xem xét, thảo luận, biểu quyết, thông qua nội dung thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.

2. Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và chịu trách nhiệm trước Hội đồng về phong trào thi đua và công tác khen thưởng, sáng kiến thuộc lĩnh vực, đối tượng quản lý được giao; sử dụng điều kiện phương tiện làm việc của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ của ủy viên Hội đồng.

3. Ủy viên là thủ trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc: thực hiện trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho Hội đồng về thi đua, khen thưởng, sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng, đơn vị. Nếu vắng mặt khi họp Hội đồng thì cử cấp phó đi thay, cấp phó dự thay được quyền thảo luận, tham gia ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.

4. Ủy viên Hội đồng là công chức theo dõi công tác thi đua, khen thưởng thuộc Văn phòng Sở có trách nhiệm thư ký Hội đồng và giúp việc Thường trực Hội đồng.

Điều 33. Hoạt động của Hội đồng.

1. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:

- Các kỳ họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt mới được coi là hợp lệ;

- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, tập thể, biểu quyết theo đa số.Nếu có ý kiến khác nhau trong hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng sẽ quyết định và kết luận.

- Các thành viên không tiết lộ về các thông tin làm việc của Hội đồng,

- Hội đồng được sử dụng con dấu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

2. Chế độ làm việc của Hội đồng:

a. Hội đồng họp định kỳ mỗi năm 03 lần:

- Kỳ họp đầu năm xem xét, duyệt sáng kiến công tác để tổ chức triển khai thực hiện;

- Kỳ họp sơ kết 6 tháng đầu năm để đánh giá sơ kết công tác thi đua khen thưởng;

- Kỳ họp cuối năm để đánh giá, bình xét, công nhận sáng kiến trong công tác; bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Ngoài ra, Hội đồng có thể họp bất thường gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực để xem xét, giải quyết khen thưởng đột xuất và các vấn đề khác.

b. Khi thấy cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể mời thêm đại biểu có liên quan tham dự phiên họp; những người không phải là thành viên của Hội đồng được tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết tại phiên họp của Hội đồng.

Điều 34. Trình tự tiến hành phiên họp Hội đồng

1. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự phiên họp; báo cáo nội dung, chương trình; mời Chủ tịch hoặc người được Chủ tịch ủy quyền điều hành phiên họp.

2. Thường trực Hội đồng báo cáo tổng hợp kết quả đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, sáng kiến của các đơn vị;

3.Chủ tịch Hội đồng điều hành để các thành phần tham dự phiên họp thảo luận, phát biểu ý kiến và giải trình của đơn vị ( nếu có yêu cầu)

4. Hội đồng biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.

- Đối với trường hợp đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Cờ Thi đua Chính phủ, Cờ Thi đua ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, Huân chương các hạng thì phải được các ủy viên của Hội đồng bỏ phiếu kín và có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu ủy viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu).

- Biểu quyết các nội dung khác biểu quyết bằng hình thức giơ tay và phải đạt trên 50% tổng số thành viên đồng ý thông qua.

5. Chủ tịch Hội đồng kết luận các nội dung của phiên họp.



Chương VIII

QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 35. Nguồn và mức trích quỹ

1. Nguồn Quỹ Thi đua-Khen thưởng của Sở thực hiện theo quy định tại Điều 67, 68 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 14/4/2010, Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Thi đua-Khen thưởng.

2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành hỗ trợ, đóng góp để bổ sung Quỹ Thi đua-Khen thưởng của Sở.

Điều 36. Quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng

1. Nội dung và mức chi thi đua khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 71/2011/TT-BTC.

2. Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài việc được công nhận các danh hiệu thi đua, giấy khen kèm theo khung; còn được thưởng tiền hoặc hiện vật có giá trị tương đương quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Nguyên tắc chi thưởng theo quy định tại khoản 2, Điều 24 Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.

4. Giao Văn phòng Sở hàng năm căn cứ dự toán được giao, tham mưu giúp Giám đốc quản lý, sử dụng, quyết toán quỹ thi đua khen thưởng theo quy định hiện hành.

Chương IX

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 37. Tổ chức thực hiện

1. Trưởng các phòng chuyên môn, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở; Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm phổ biến và tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của Quy chế này.



2. Giao Thường trực (Văn phòng Sở) có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các phòng, đơn vị phản ánh qua Văn phòng sở để tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở để xem xét sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.




GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Phạm Việt Dũng








tải về 209.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương