UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨnh số: 13 /ct-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 41.39 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích41.39 Kb.
#33564

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HÀ TĨNH

Số: 13 /CT-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 7 năm 2010



CHỈ THỊ

Về công tác phòng, chống động đất, sóng thần


Những năm gần đây, động đất, sóng thần liên tục xảy ra ở một số khu vực trên thế giới, làm thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng của nhiều quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế xã hội. Ở nước ta, động đất đã từng xảy ra một số nơi, điển hình như ở Nghệ An (năm 1921), Điện Biên (năm 1935), Tuần Giáo - Lai Châu (năm 1983)... với cường độ khoảng 6,8 độ Richter, gần đây nhất (ngày 23/6/2010) là trận động đất xảy ra ở ngoài khơi vùng biển Phan Thiết với cường độ 4,7 độ Richter. Động đất dưới đáy biển là nguyên nhân gây ra sóng thần và đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới như tại đảo Sumatra (Indonesia) cuối năm 2004 đã gây thảm họa cho các quốc gia Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka và một số nước Châu Phi làm hơn 200.000 người thiệt mạng. Thời gian qua, Việt Nam đã có 02 lần phát thông tin báo động đất, sóng thần (năm 2005 và 2008) nhưng chưa xảy ra; tuy vậy, với diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu những năm gần đây, động đất, sóng thần có nguy cơ xảy ra trên vùng biển nước ta và hậu quả là rất lớn, đặc biệt với điều kiện tự nhiên của Hà Tĩnh có địa hình đa dạng, phức tạp; đồi núi nhiều, độ dốc lớn (chiếm 60% diện tích đất tự nhiên) với 137 km bờ biển và khoảng 35.166 hộ sống bằng nghề nuôi trồng, chế biến hải sản, 3.742 tàu thuyền hoạt động đánh bắt trên biển và nhiều khu du lịch, bãi tắm thì nguy cơ rủi ro do ảnh hưởng của động đất, sóng thần là rất lớn vì động đất và sóng thần diễn ra nhanh, bất ngờ và có sức tàn phá khốc liệt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Trước tình hình đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16/11/2006 về Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần và Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29/5/2007 về Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần. Để chủ động trong công tác phòng, chống động đất, sóng thần, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức hiểu biết của cộng đồng về động đất, sóng thần và các giải pháp phòng tránh. Cần phải làm cho người dân hiểu, biết cách tiếp nhận thông tin cảnh báo từ đài phát thanh, truyền hình và các cơ quan chức năng để có sự chuẩn bị và phản ứng đúng đắn, kịp thời khi động đất hoặc sóng thần sắp xảy ra.

- Rà soát, củng cố hệ thống thông tin liên lạc đến tận xã (phường, thị trấn), thôn (xóm), đặc biệt đối với vùng dân cư, các khu du lịch, dịch vụ ven biển, cửa sông, các vùng nguy cơ sạt lở đất; thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban, đảm bảo thông tin kịp thời trong mọi tình huống tới nhân dân để chủ động đối phó với động đất, sóng thần.

- Chỉ đạo xây dựng phương án phòng, chống động đất, sóng thần của địa phương đến từng thôn, xóm; rà soát phương án sơ tán dân ra khỏi những vùng nguy hiểm, đặc biệt như các vùng cửa sông, ven biển, khu du lịch, dịch vụ ven biển, vùng nguy cơ sạt lở đất đảm bảo sát với tình hình thực tế của địa phương và tổ chức diễn tập để chủ động ứng phó khi có tình huống xẩy ra.

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở tính toán đến yếu tố tác động của động đất, sóng thần để hạn chế thiệt hại và đảm bảo phát triển bền vững.

- Thực hiện các biện pháp trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, bảo tồn các cồn cát ven biển; tranh thủ huy động các nguồn lực hoàn thành việc nâng cấp hệ thống đê biển để phòng, chống bão và sóng thần.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống động đất, sóng thần; lồng ghép các chương trình, dự án nâng cao năng lực cảnh báo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng ngừa, ứng phó động đất, sóng thần; đồng thời tổ chức quan trắc và đánh giá tác động của môi trường và phương án xử lý khi có động đất, sóng thần xảy ra.

3. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh có kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, thông tin rộng rãi các quy định, kiến thức cơ bản về phòng, chống động đất, sóng thần cho mọi người dân biết để chủ động đối phó.

4. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đảm bảo mạng thông tin liên lạc phục vụ phòng, chống thiên tai thông suốt trong mọi tình huống từ tỉnh đến các địa phương, giữa các cấp, các ngành và đặc biệt là các vùng trọng điểm.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh xây dựng phương án, kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp và khắc phục hậu quả khi xảy ra động đất, sóng thần.

6. Công an tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch và phương án đảm bảo an ninh, tật tự an toàn xã hội trong vùng có động đất, sóng thần; chỉ đạo các lực lượng của ngành phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, các địa phương thực hiện sơ tán dân khẩn cấp khỏi những vùng nguy hiểm, tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả.

7. Sở Giao thông Vận tải xây dựng phương án huy động phương tiện, lực lượng phục vụ sơ tán dân cư khi có lệnh và tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi xảy ra động đất, sóng thần.

8. Sở Xây dựng chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch khu dân cư, quy hoạch xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch ... đảm bảo tính đồng bộ, gắn với công tác phòng, chống thiên tai. Cập nhật, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng công trình theo quy định về giảm thiểu ảnh hưởng của động đất, sóng thần.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án đưa kiến thức cơ bản về động đất, sóng thần và các biện pháp phòng, tránh vào chương trình giáo dục ở các cấp học.

10. Ban chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng các phương án tìm kiếm cứu nạn cho các vùng có nguy cơ động đất, sóng thần; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai kịp thời công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có động đất, sóng thần.

11. Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão tỉnh làm tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống động đất, sóng thần; phối hợp với Ban chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành và địa phương triển khai công tác phòng, chống; chủ động đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định những việc cần thiết, cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả.

12. Các Sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống động đất, sóng thần trong phạm vi ngành mình; đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để phối hợp tham gia ứng phó và khắc phục hậu quả theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh.

Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và báo tình hình thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất cho Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão tỉnh)./.



Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ; để

- Bộ Nông nghiệp và PTNT; báo

- Ban chỉ đạo PCLB TW; cáo

- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- UBMT Tổ quốc, các Sở, Ban, ngành,

Đoàn thể cấp tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố, thị xã;

- Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Tĩnh;

- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;

- Các Tổ CV.VP/UB;

- Trung tâm Công báo Tin học;

- Lưu: VT, NL1.




TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Minh Kỳ








Каталог: vbpq hatinh.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Độc lập Tự do Hạnh phúc o0o Hà Tĩnh, ngày 7 tháng 8 năm 1993 UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> QuyếT ĐỊNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Điều 1: Đổi tên Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Tĩnh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Khoa học Công nghệ trên địa bản tỉnh. Điều 2
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân sửa đổi ngày 21 tháng 6 năm 1994
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ( sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà TĨnh số: 1803 QĐ/ub-xd
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số : 1868/1998 QĐ/ub-nl

tải về 41.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương