Tây tiến quang Dũng Đoạn số 1


Ẩn sau vẻ hào hùng, đó là một tâm hồn lãng mạn, hào hoa



tải về 106.5 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu05.04.2024
Kích106.5 Kb.
#57083
1   2   3   4   5   6   7
1. TÂY TIẾN (3 đề) (1)
Ma de 308
Ẩn sau vẻ hào hùng, đó là một tâm hồn lãng mạn, hào hoa
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Trong gian khổ nhưng vẫn luôn “mắt trừng”. Đó là đôi mắt mở to nhìn thẳng kẻ thù, thề sống chết với kẻ thù. Là đôi mắt của lòng sục sôi chiến đấu. Đôi mắt ấy còn “mộng qua biên giới”, đó là giấc mộng lập chiến công. Giấc mộng của chiến thắng, của hòa bình. Không chỉ vậy, đôi mắt ấy còn thao thức nhớ về Hà Nội nơi có “dáng kiều thơm”. Điều đó cho thấy những người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng theo tiếng gọi non sông mà còn vô cùng hào hoa, lãng mạn. Giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về một dáng “kiều thơm” ở Hà Nội. Một thoáng kỉ niệm êm đềm trong sáng ấy là động lực tinh thần như tiếp thêm sức mạnh để giúp người lính vượt qua những tháng ngày chiến tranh gian khổ của đời mình.
Bốn câu còn lại: Vẻ đẹp bi tráng, lí tưởng sống cao đẹp của lính Tây Tiến:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Câu thơ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi không khí cổ kính,thiêng liêng khi nói về sự hi sinh của người lính. “biên cương”, “viễn xứ” là nơi biên giới xa xôi, heo hút của tổ quốc. Khác với những nhà thơ cùng thời, Quang Dũng đã dám nhìn thẳng vào sự khốc liệt của chiến tranh, miêu tả cái chết, không né tránh hiện thực. Trong chặng đường hành quân gian khổ đã có những người lính ngã xuống. Những nấm mồ hoang lạnh vô danh mọc lên trên đường hành quân. Thế nhưng dù có phải đối mặt với cái chết thì những người lính Tây Tiến vẫn quyết tâm ra đi vì khát vọng hòa bình. Vì khát khao cháy bỏng ấy, họ nguyện hiến dâng cho Tổ quốc cả tuổi thanh xuân, cả tính mạng của mình:
"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"
Hình ảnh ấy không chỉ mang vẻ đẹp của người lính cụ Hồ mà còn phảng phất tinh thần tráng sĩ xưa, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Hai câu thơ cuối, Quang Dũng nói về sự hi sinh bi tráng của những người lính:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Cách nói “áo bào thay chiếu” là cách nói tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính. Thực tế với điều kiện thiếu thốn đủ bề, người lính ra đi chỉ có manh chiếu rách bọc lấy thân rồi vùi xuống đất. Nhưng qua câu thơ của Quang Dũng, manh chiếu rách ấy đã trở thành áo bào- biểu hiện của lòng thành kính. Nhà thơ không dùng từ “chết” mà dùng từ “ về đất” để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà thầm lặng của người lính. Với cách nói giảm, nói tránh trên đã làm cho câu thơ bi mà không lụy. Sự hi sinh của các anh còn làm cảm động đến cả thiên nhiên Tây Bắc. Con sông Mã, chính là nhân chứng của lịch sử, bạn đồng hành của lính Tây Tiến, cũng nhỏ dòng lệ cảm thươngđộc tấu lên khúc ca bi tráng tiễn đưa người lính vào cõi bất tử: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".
Đoạn thơ là sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng. Ngôn ngữ tinh tế, giàu hình ảnh, cảm xúc. Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: điệp từ, nhân hóa, đối lập…tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu giá trị.
KẾT BÀI:
Có những bài thơ đã sống cuộc đời thăng trầm và cũng quá nhiều truân chuyên, nhưng cuối cùng cũng định hình trong lòng độc giả và khẳng định giá trị đích thực của mình trong thi ca. Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm như thế. Bài thơ nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của thời kháng chiến, bởi đó là tiếng thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của một thời đại anh hùng rực lửa, không thể nào quên.


tải về 106.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương