Tây tiến quang Dũng Đoạn số 1


Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng



tải về 106.5 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu05.04.2024
Kích106.5 Kb.
#57083
1   2   3   4   5   6   7
1. TÂY TIẾN (3 đề) (1)
Ma de 308
Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Tây Tiến người đi không hẹn ước,


Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.89)
I. MỞ BÀI
Quang Dũng là người nghệ sĩ đa tài vừa viết văn, làm thơ lại biết vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng trước hết ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt là khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. Có lẽ trong suốt cả đời của người nghệ sĩ tài hoa ấy những năm tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến là quãng thời gian đáng nhớ nhất, để lại những dấu ấn sâu đậm nhất. Và bao nhiêu kỉ niệm sâu sắc ấy đã được nhà thơ lưu giữ lại với thời gian trong một thi phẩm xuất sắc, được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp: Tây Tiến - bài thơ mang chứa gần như trọn vẹn những gì là đặc trưng nhất của hồn thơ Quang Dũng, để khi nói tới Quang Dũng là nhớ ngay tới Tây Tiến. Và tất cả ttình cảm, vẻ đẹp của Tây Tiến, có lẽ hội tụ đầy đủ trong đoạn thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
...

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.


Qua đó, thể hiện được...(yêu cầu phụ của đề).
II. THÂN BÀI
Tây Tiến là phiên hiệu một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch và bảo vệ biên giới Việt - Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa - Thượng Lào.Thành phần của đoàn quân Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội (nhiều sinh viên, học sinh), phải sống, chiến đấu trong điều kiện sống gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật.Nhưng họ luôn giữ vững tinh thần tinh thần hào hùng, lãng mạn, lạc quan, yêu đời. Đoàn binh Tây Tiến sau một thời gian hoạt động trở về Hòa Bình, thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng là Đại đội trưởng trong đoàn binh Tây Tiến. Cuối năm 1948, ông chuyển đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu, khi kỉ niệm về Tây Tiên và hơi ấm đồng đội hầu như vẫn còn nguyên vẹn, tại Phù Lưu Chanh - một làng nhỏ bên bờ sông Đáy hiền hòa, ông nhớ về đơn vị cũ nên viết bài thơ này.
 Nhan đề ban đầu của bài thơ là "Nhớ Tây Tiến" sau đổi thành "Tây Tiến" => Giúp cho tâm tư tình cảm của tác giả được bộc lộ kín đáo hơn. Bài thơ được in trong tập thơ “Mây đầu ô” (1986). Cả bài thơ là nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng về một thời Tây Tiến. Với tình cảm sâu nặng, cảm hứng vừa hiện thực vừa lãng mạn và ngòi bút tài hoa, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Tiến vừa hoang vu, dữ dội, hiểm trở vừa thơ mộng, duyên dáng, mĩ lệ. Trên cái nền thiên nhiên ấy là hình tượng những người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng, vừa dũng cảm, can trường vừa lãng mạn, hào hoa.
Bài thơ được chia làm bốn đoạn, trong đó đoạn thơ thứ nhất và thứ hai chính là cái nền để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến ở đoạn thơ này. Cảm hứng chủ đạo trong đoạn thơ là cảm hứng bi tráng. Bi có nghĩa là buồn, cái bi cái buồn trong đoạn thơ được thể hiện khi nói nhiều đến những khó khăn, gian khổ, mất mát, hi sinh. Tuy nhiên ở đây cái bi cái buồn không gợi nên cảm giác đau thương, tang tóc trái lại còn gợi sự hào hùng, hùng tráng. Bởi vậy nên đọc đoạn thơ, mỗi khi người đọc cảm thấy sắp bị rơi vào, chìm xuống trong sự bi thương thì lại được nâng lên bởi đôi cánh của lí tưởng và cảm xúc lãng mạn. Có thể nói cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu của bức tượng đài về những người lính Tây Tiến, chúng hoà quyện, nâng đỡ nhau tạo nên vẻ đẹp bí tráng.
Trên cái nền hùng vĩ mà thơ mộng của núi rừng TB. Quang Dũng đã xây dựng bức tượng đài về người lính Tây Tiến hiện lên vừa oai phong lẫm liệt, vừa lãng mạn hào hoa:
Bốn câu thơ đầu: Là vẻ đẹp kiêu hùng, lãng mạn của lính TT. Hai câu thơ mở đầu đã tạo nên ấn tượng trong lòng người đọc về chân dung người lính Tây Tiến làm toát lên vẻ đẹp phi thường, khác lạ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
Không phải một người mà là cả một đoàn quân trông thật kì dị: “đoàn binh không mọc tóc”, và “quân xanh màu lá”. Chân dung người lính được khắc họa rất chân thực, bằng những nét vẽ gân guốc, nhà thơ đã phản ánh hiện thực gian khổ nơi chiến trường mà người lính Tây Tiến phải trải qua. Theo lời kể của Quang Dũng thời kì đó bộ đội ta phải cạo trọc đầu để đánh giáp lá cà và để dễ dàng trong sinh hoạt. Nhưng nguyên do quan trọng hơn cả chính là hậu quả của những ngày hành quân vất vả, điều kiện sống thiếu thốn nơi rừng sâu nước độc, lính TT chết trận thì ít mà chết vì bệnh tật thì nhiều. “Quân xanh” ở đây có thể hiểu là xanh màu áo, xanh lá ngụy trang và xanh của làn da vì thiếu máu do sốt rét rừng. Những hình ảnh rất thực đó khi vào thơ của Quang Dũng đã như mang nghĩa tượng trưng, rất có khí phách. Chỉ mười bốn chữ thôi mà đã chạm khắc vào lịch sử hình ảnh một đoàn quân phi thường, độc đáo có một không hai trong cuộc đời cũng như trong thơ ca.
Bên cạnh hình ảnh bi thương chính là vẻ đẹp kiêu hùng của những người lính Tây Tiến. Điều đó được thể hiện qua sự đối lập giữa ngoại hình và sức mạnh của ý chí bên trong. Bên ngoài lính TT tuy có vẻ tiều tùy ốm yếu nhưng bên trong con người họ vẫn toát lên dáng vẻ oai hùng như những con hổ chốn rừng thiêng. Đó là tinh thần lạc quan, coi thường gian khổ, hiên ngang xung trận, chế ngự khó khăncủa người lính

tải về 106.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương