Tây tiến quang Dũng Đoạn số 1


Là kỉ niệm về một đêm liên hoan trong doanh trại



tải về 106.5 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu05.04.2024
Kích106.5 Kb.
#57083
1   2   3   4   5   6   7
1. TÂY TIẾN (3 đề) (1)
Ma de 308
Là kỉ niệm về một đêm liên hoan trong doanh trại. “Doanh trại” là nơi đóng quân của lính Tây Tiến cũng là nơi đang diễn ra đêm hội. Từ “Bừng lên” chỉ ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại, của không khí náo nhiệt, cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười nói tưng bừng rộn rã. Không khí thật ấm cúng đầy niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ. Từ “Kìa em” thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của lính TT trước vẻ đẹp của cô gái vùng cao trong trang phục “xiêm áo” lộng lẫy cùng dáng vẻ “e ấp” rất thiếu nữ. Sự duyên dáng “e ấp” ấy của cô gái vùng cao đang làm đắm say tâm hồn những chàng lính trẻ. Tiếp đó là âm thanh của tiếng khèn đã chắp cánh cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thăng hoa, mọi mỏi mệt như bị đẩy lùi, tan biến. Thay vào đó là niềm lạc quan, yêu đời nâng bước chân họ mạnh mẽ hơn trên con đường hành quân. Bằng bút pháp tài hoa, lãng mạn, thi trung hữu nhạc, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp giàu bản sắc văn hoá, phong tục của đồng bào vùng biên giới cùng tình cảm quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan yêu đời của người lính Tây Tiến
Bốn câu thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên 
độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?”

Là kỉ niệm về một buổi chiều sương hành quân qua Châu Mộc. Câu thơ nhắn gửi “người đĩ” nhưng thực chất là nhà thơ đang hướng lòng mình về Châu Mộc, về núi rừng miền Tây trong chiều sương nhạt nhoà. Những câu hỏi tu từ cùng với phép điệp cấu trúc “Có nhớ… Có thẩy…” thể hiện nỗi nhớ trăn trở khôn nguôi trong lòng tác giả. Ba câu thơ vẽ nên một bức tranh vừa hoang sơ, vừa thơ mộng. Bút pháp chấm phá tinh tế: không gian sông nước rộng lớn, cảnh thì thưa thớt, thấp thoáng bóng người, bóng hoa. Lau là một đặc trưng của xứ sở Tây Bắc. Quang Dũng không miêu tả màu sắc, hình dáng của lau mà miêu tả “ hồn lau” bởi thế mà cảnh vật ở Châu Mộc hiện lên thật mờ ảo, thơ mộng nhuốm màu sắc cổ tích, huyền thoại.. Nổi bật lên trên bức tranh sông nước là dáng mềm mại, uyển chuyển của người con gái Tây Bắc trên con thuyền độc mộc. Dáng người ấy bé nhỏ nhưng cứng cỏi và kiên cường bởi nó xuất hiện song hành với hình ảnh thuyền độc mộc vượt băng băng qua dòng thác lũ. Hình ảnh ấy đẹp và đậm chất thơ như “hoa đong đưa”. Cách sử dụng từ láy “đong đưa” của Quang Dũng đã khiến cho những bông hoa trên dòng thác vừa có nét đa tình vừa gợi được cái quyến rũ của cảnh vật.
Với bút pháp nghệ thuật và cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ giàu chất nhạc, chất họa, cách sử dụng ngôn từ sáng tạo, tài hoa nhà thơ Quang Dũng đã dẫn dắt người đọc bước vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, của những giây phút bình yên, thư thái trong tâm hồn. Bốn câu thơ đầu như nhạc điệu được cất lên từ tâm hồn đang ngây ngất, say mê. Trong bốn câu thơ sau chất hội họa được thể hiện đậm nét khi nó không chỉ vẽ lên bức tranh thiên nhiên đẹp, gợi cảm mà còn gợi được cả cái hồn của bức tranh cảnh vật. Chất nhạc và chất họa kết hợp với nhau khiến những kỉ niệm về một thời Tây Tiến trở nên sống động, lãng mạn. Đoạn thơ cho thấy sự gắn bó của nhà thơ với một thời Tây Tiến. cho thấy tâm hồn đầy lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến trong một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc.
KẾT BÀI:
Có những bài thơ đã sống cuộc đời thăng trầm và cũng quá nhiều truân chuyên, nhưng cuối cùng cũng định hình trong lòng độc giả và khẳng định giá trị đích thực của mình trong thi ca. Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm như thế. Bài thơ nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của thời kháng chiến, bởi đó là tiếng thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của một thời đại anh hùng rực lửa, không thể nào quên.
Đoạn số 3:

tải về 106.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương